Bộ TT&TT sẽ thí điểm đánh giá, công nhận các nền tảng số Việt Nam

Phạm Anh
14/04/2022 16:51
NIICS

Theo đó, trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ thí điểm đánh giá, công bố các nền tảng số Việt có khả năng triển khai rộng khắp và tổ chức, tuyên truyền, phổ biến để người dân biết, sử dụng các nền tảng này. Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng đề nghị các địa phương tích cực triển khai các tổ công nghệ số cộng đồng trên phạm vi cả nước để hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các nền tảng số Việt Nam, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày. 

Theo Bộ TT&TT, với dân số khoảng 100 triệu người và số người sử dụng Internet trên 75 triệu người, Việt Nam là nước nằm trong nhóm 15 quốc gia “lớn nhất” trên không gian mạng. Hằng ngày, người dùng Việt Nam tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ. Dữ liệu này đang bị thu thập, phân tích để sinh lợi cho các nền tảng xuyên biên giới. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà còn là vấn đề an ninh quốc gia. 

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chỉ đạo năm 2022 lấy người dân là trung tâm. Bộ TT&TT có trách nhiệm hướng dẫn định hướng đưa hoạt động của người dân lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Đây là điểm mấu chốt để vừa phát triển kinh tế số và xã hội số, vừa bảo đảm chủ quyền số quốc gia. 

Xu hướng chủ yếu là mọi thứ hội tụ trên chiếc điện thoại di động thông minh của người dùng. Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 9 trên thế giới về tổng số lượt người dùng tải ứng dụng và thứ 10 trên thế giới về thời gian người dùng sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh. 

số liệu thống kê nền tảng số VN 2022

Zalo đạt 74,7 triệu số lượng người dùng thường xuyên hằng tháng. Nguồn: Bộ TT&TT.

Từ kết quả đo lường hoạt động của người dân trên các nền tảng số Việt Nam trong quý I/2022, Bộ TT&TT nhận định, điểm sáng được người dân Việt Nam sử dụng nhiều là nền tảng số Việt Nam trong lĩnh vực liên lạc. Theo thống kê, số lượng người dùng thường xuyên hằng tháng của Zalo đạt 74,7 triệu vào tháng 2/2022, cao hơn Messenger của Meta.

Đặc biệt, tổng lượng dữ liệu trung bình mỗi người dùng Việt Nam tạo ra, trao đổi hàng tháng với nhau trên Zalo và Mocha xấp xỉ 591 MB, chiếm khoảng 58,84% toàn thị trường, nhiều hơn 1,43 lần so với tổng lượng dữ liệu trao đổi trên Top 3 nền tảng nước ngoài phổ biến ở Việt Nam (tổng Messenger, Viber và Telegram là 413,3 MB, chiếm 41,16%). Đây là tín hiệu đáng mừng về khả năng thu hút dữ liệu người dùng Việt Nam lưu trữ trên nền tảng số của Việt Nam. 

Sổ sức khỏe điện tử là điểm sáng tiếp theo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ứng dụng này liên tục giữ vị trí đứng đầu về lượt tải và số lượng người dùng thường xuyên trong nhóm y tế, với gần 20 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng. Ngoài ra, VOV Bác sĩ 24h là ứng dụng kết nối trực tiếp người dân với bác sỹ để tư vấn sức khỏe có khoảng 20 nghìn người sử dụng hàng tháng

Với lĩnh vực giao hàng, ứng dụng Viettel Post chuyển phát nhanh đứng vững vị trí số 1 trên thị trường ứng dụng phục vụ giao hàng ở Việt Nam. Viettel Post có trung bình khoảng 3,5 triệu người sử dụng hằng tháng, tiếp đó là My Vietnam Post có trung bình khoảng 2,6 triệu người sử dụng hằng tháng. 

Lĩnh vực tài chính số phát triển khá ổn định, vững chắc và tương đối đồng đều giữa các ngân hàng. Trong đó số lượng người sử dụng hằng tháng của Vietcombank là 12,2 triệu; MB là 7,82 triệu; BIDV là 7,62 triệu; ViettinBank là 5,46 triệu và AgriBank là 4,86 triệu.

Nền tảng số phục vụ tin tức, dẫn đầu là ứng dụng VTV GO - phục vụ người xem truyền hình trực tuyến của Đài Truyền hình Việt Nam với khoảng 5,89 triệu người sử dụng hằng tháng. Đối với các trang báo điện tử, VnExpress là đơn vị dẫn đầu Việt Nam về tổng số lượt truy cập trung bình hằng tháng với 135.7 triệu; VietNamNet đạt 41,07 triệu, xếp thứ 8; Nhân dân đạt 2,17 triệu, xếp thứ 61.

đánh giá nền tảng số Việt Nam

Ảnh Minh họa.

Tuy nhiên, kết quả đo lường của Bộ TT&TT cũng chỉ ra rằng, hầu hết các nhóm nền tảng xã hội số khác còn phát triển khá khiêm tốn, trong đó một số nền tảng số như du lịch, học tập, chăm sóc sức khỏe có dấu hiệu suy giảm trong Quý 1/2022. 

Đơn cử như, ứng dụng gọi xe khách An vui và Vé xe rẻ có lượng người sử dụng suy giảm mạnh do tác động của đại dịch Covid-19. Số lượng người sử dụng sụt giảm khoảng 80% so với cùng kỳ Quý I/2021. Tuy nhiên, thị trường ứng dụng vé xe khách hiện vẫn là thị trường dành riêng cho các nền tảng số Việt Nam, chưa có sự hiện diện của nền tảng số nước ngoài.

Ở lĩnh vực du lịch, 2 nền tảng số Việt Nam VnTrip và MyTour có số lượng người sử dụng hằng tháng không đáng kể, do du lịch trong quý I/2022 tạm ngừng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

Hay với nền tảng số Việt Nam phục vụ học tập, 3 nền tảng phục vụ các cơ sở giáo dục gồm VNEdu, K12Online, MobiEdu của các VNPT, Viettel và MobiFone đều có số lượng người sử dụng hằng tháng nhỏ hơn 1 triệu. Đáng chú ý, MobiEdu tuy số lượng người sử dụng ít nhất trong 3 nền tảng, nhưng lại có tổng thời gian sử dụng trung bình của mỗi người dùng trong ngày cao nhất, khoảng 1 giờ 20 phút mỗi ngày.

Ba nền tảng số Việt Nam phục vụ các em học sinh có thể trực tiếp lên học trực tuyến các môn học hoặc làm bài tập lần lượt là Azota có số lượng truy cập hằng tháng vào khoảng 25,6 triệu lượt, Học mãi khoảng 2,9 triệu lượt và Ôn luyện khoảng 470.000 lượt.

Lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), đến hết Quý I/2022, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp đã tạo được tài khoản trên Posmart, Vỏ Sò là gần 5,4 triệu hộ. Trong các sàn TMĐT ở Việt Nam, Vỏ Sò hiện có lượt truy cập website trung bình là 109.000 lượt/tháng, xếp thứ 34. Posmart đạt xấp xỉ 50.000 lượt truy cập, xếp hạng 274. Đây là khoảng chênh lệch khá lớn so với lượng truy cập của các sàn TMĐT dẫn đầu thị trường. 

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ thí điểm đánh giá, công bố các nền tảng số Việt Nam có khả năng triển khai rộng khắp và tổ chức tuyên truyền, phổ biến để người dân biết và sử dụng các nền tảng số Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày. 

Trong năm 2022, một số nhóm nhu cầu cơ bản, phổ biến của người dân gồm: Thông tin liên lạc; Đi lại; Mua sắm, thương mại điện tử; Cập nhật tin tức; Học tập; Sức khỏe; Du lịch; An toàn thông tin mạng; Thanh toán sẽ được Bộ TT&TT ưu tiên thí điểm triển khai chương trình đưa người dân lên các nền tảng số.

Hiện tại các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có nền tảng số phục vụ người dân đã được hướng dẫn gửi hồ sơ đăng ký đánh giá nền tảng về Bộ TT&TT để được hỗ trợ thúc đẩy sử dụng nếu đáp ứng những tiêu chí đề ra.

Bộ TT&TT cũng đã đề nghị các địa phương tích cực triển khai các Tổ công nghệ số cộng đồng trên phạm vi toàn quốc để hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các nền tảng số Việt Nam.

Tổ chức triển khai bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ của địa phương về chuyển đổi số, thúc đẩy chuyển đổi số với trọng tâm năm 2022 là đưa hoạt hoạt của người dân lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Tài liệu Những điều cần biết về công nghệ thông tin

Tài liệu Những điều cần biết về công nghệ thông tin

Việt Nam đã sẵn sàng bắt nhịp xu thế mạng 6G của thế giới

Việt Nam đã sẵn sàng bắt nhịp xu thế mạng 6G của thế giới

Kiến trúc độc lập mạng 5G - Bước tiến mới của các nhà mạng viễn thông Hàn Quốc

Kiến trúc độc lập mạng 5G - Bước tiến mới của các nhà mạng viễn thông Hàn Quốc

Triển khai mạng 5G trên diện rộng có giúp viễn thông Mỹ bắt kịp với thế giới?

Triển khai mạng 5G trên diện rộng có giúp viễn thông Mỹ bắt kịp với thế giới?

Mạng 5G - Mảnh ghép hoàn thiện chương trình chuyển đổi số Việt Nam

Mạng 5G - Mảnh ghép hoàn thiện chương trình chuyển đổi số Việt Nam

Từ 5G mở ra những sản phẩm và dịch vụ mới

Từ 5G mở ra những sản phẩm và dịch vụ mới

 5G Mobiphone - mở tương lai

5G Mobiphone - mở tương lai

ITU phê chuẩn các giao diện vô tuyến 5G toàn cầu

ITU phê chuẩn các giao diện vô tuyến 5G toàn cầu

Giữa thành thị và nông thôn vẫn tồn tại khoảng cách rất lớn trong tiếp cận internet

Giữa thành thị và nông thôn vẫn tồn tại khoảng cách rất lớn trong tiếp cận internet

Công nghệ 5G có thể sẽ được sử dụng vào tháng 12/2020

Công nghệ 5G có thể sẽ được sử dụng vào tháng 12/2020

Mạng 5G bước tăng trưởng mới cho nhân loại

Mạng 5G bước tăng trưởng mới cho nhân loại

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn điện từ trường tại Việt Nam

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn điện từ trường tại Việt Nam

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Tài liệu Những điều cần biết về công nghệ thông tin

Tài liệu Những điều cần biết về công nghệ thông tin

Giữa thành thị và nông thôn vẫn tồn tại khoảng cách rất lớn trong tiếp cận internet

Giữa thành thị và nông thôn vẫn tồn tại khoảng cách rất lớn trong tiếp cận internet

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn điện từ trường tại Việt Nam

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn điện từ trường tại Việt Nam

Lộ trình của Mạng không gian cho IoT qua vệ tinh

Lộ trình của Mạng không gian cho IoT qua vệ tinh

Mạng 5G tiến tiến vừa được Huawei giới thiệu có gì đặc biệt?

Mạng 5G tiến tiến vừa được Huawei giới thiệu có gì đặc biệt?

Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G

Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G

Chuyển đổi số ở Việt Nam với định hướng trọng tâm là phát triển và làm chủ mạng 5G

Chuyển đổi số ở Việt Nam với định hướng trọng tâm là phát triển và làm chủ mạng 5G

ITU 2019 xác định các dải tần số bổ sung cho mạng 5G

ITU 2019 xác định các dải tần số bổ sung cho mạng 5G

Ngành viễn thông trong EVFTA sẽ mang lại những trải nghiệm khác biệt với người tiêu dùng

Ngành viễn thông trong EVFTA sẽ mang lại những trải nghiệm khác biệt với người tiêu dùng

Mạng 5G: Ý tưởng xây dựng và quy hoạch mạng 5G trong nhà

Mạng 5G: Ý tưởng xây dựng và quy hoạch mạng 5G trong nhà

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019