Lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW

 2025-04-22 09:36:21
NIICS

Nhằm đảm bảo việc thống nhất nhận thức và tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành công văn số 562/BKHCN-VCL hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm, lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Văn bản trên đã làm rõ các định nghĩa, nội hàm của các cụm từ có trong Nghị quyết số 57 như: Bản sao số của thành phố; Năng lực cạnh tranh số quốc gia; Kinh tế dữ liệu; Học tập số; Năng lực số; Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ngang tầm doanh nghiệp công nghệ của các nước tiên tiến. Văn bản cũng đưa ra các đề xuất cách thức tổ chức thực hiện các nội dung trên cho các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp công nghệ số.

nghiquyetnqtw

Nguồn: Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương

Về Bản sao số (Digital Twin) của thành phố, văn bản nêu rõ, đây là mô hình số của một thành phố, được tạo ra bằng cách sử dụng dữ liệu thời gian thực, công nghệ mô phỏng và các hệ thống phân tích để tái hiện cấu trúc vật lý của thành phố và các quá trình diễn ra trong thành phố đó. Bản sao số của thành phố giúp quản lý thành phố được hiệu quả và tối ưu hóa các nguồn tài nguyên của thành phố.

Về Học tập số, trong Nghị quyết số 57-NQ/TW, học tập số được hiểu là học tập kỹ năng số, là quá trình tiếp thu, phát triển và nâng cao kỹ năng, năng lực sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả, phù hợp, an toàn và có trách nhiệm phục vụ cho mục đích cá nhân, học tập, nghề nghiệp hay tham gia xã hội trên môi trường số.

Nội hàm của học tập kỹ năng số bao gồm nhiều khía cạnh, từ kiến thức lý thuyết đến kỹ năng thực hành, từ cơ bản đến nâng cao liên quan đến: Kiến thức, kỹ năng công nghệ cơ bản; kiến thức, kỹ năng truy cập, tìm kiếm, khai thác thông tin, dữ liệu trên môi trường số; kiến thức, kỹ năng tương tác, giao tiếp và cộng tác trên môi trường Internet; kiến thức, kỹ năng sáng tạo nội dung số; kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn trên môi trường số; kiến thức kỹ năng nhận diện và giải quyết vấn đề trên môi trường số; kỹ năng học tập liên tục và thích ứng. Việc đo lường, lượng hóa học tập số được thực hiện thông qua: Số lượng tiếp cận các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng số; tỷ lệ học viên hoàn thành khóa học; tỷ lệ người dân có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông.

Đối với cụm từ "Năng lực số", văn bản nêu rõ, năng lực số là khả năng sử dụng công nghệ số để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể hoặc để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Năng lực số cho các đối tượng khác nhau sẽ có thể có nội hàm khác nhau.

Về "Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ngang tầm doanh nghiệp công nghệ số của các nước tiên tiến", văn bản nêu rõ, đây là những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực nghiên cứu làm chủ công nghệ lõi, công nghệ chiến lược; có quy mô và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong và ngoài nước, cạnh tranh được với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu; có quy mô tương đương doanh nghiệp lớn của các nước tiên tiến; đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí để xác định doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ngang tầm doanh nghiệp công nghệ số của các nước tiên tiến.

Đối với những định nghĩa mà Việt Nam chưa có khái niệm như: Năng lực cạnh tranh quốc gia và kinh tế dữ liệu, văn bản hướng dẫn này đã tham chiếu trên thế giới. Cụ thể, về Năng lực cạnh tranh số quốc gia, văn bản nêu rõ: Việt Nam chưa có khái niệm về năng lực cạnh tranh số quốc gia. Hiện tại trên thế giới, có Trung tâm Cạnh tranh thế giới (WCC) thuộc Viện Quản lý phát triển quốc tế (IMD) thực hiện đánh giá và công bố xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới từ năm 2017 đến nay (Việt Nam chưa tham gia đánh giá, xếp hạng).

Dựa trên Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới năm 2024 của Trung tâm Cạnh tranh thế giới, năng lực cạnh tranh số được hiểu là: “Năng lực cạnh tranh số quốc gia (Digital competitiveness of nations) là khả năng của một quốc gia trong việc sử dụng và phát triển các công nghệ số để nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể của quốc gia đó”.

Về Kinh tế dữ liệu, hiện nay, Việt Nam chưa có khái niệm về kinh tế dữ liệu. Hướng dẫn đề cập đến kinh nghiệm về kinh tế dữ liệu của Liên minh châu Âu (EU) về định nghĩa là “Nền kinh tế dữ liệu” là một thuật ngữ tổng quát bao gồm việc tạo, thu thập, lưu trữ, xử lý, phân phối, phân tích, phân phối và khai thác dữ liệu được kích hoạt bởi công nghệ số.

Tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ giao Học viện Công nghệ Bưu chính, Viễn thông nghiên cứu các mô hình đo lường kinh tế dữ liệu trên thế giới để đề xuất phương pháp đo lường kinh tế dữ liệu trong năm 2025 - 2026.

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức thí điểm đo lường kinh tế dữ liệu tại một số địa phương để hoàn thiện phương pháp và tổ chức nhân rộng. Văn bản cũng có phụ lục tóm tắt về Bộ chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới của Viện Quản lý phát triển quốc tế và đề xuất ác nội dung tham gia chuẩn bị, triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh số của Việt Nam.

Nguồn: TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật

Tin đọc nhiều

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ TẠI TRUNG QUỐC

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ TẠI TRUNG QUỐC

Kinh nghiệm phát triển kinh tế dữ liệu của Hàn Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển kinh tế dữ liệu của Hàn Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm từ việc triển khai khung chia sẻ dữ liệu tin cậy của Singapore

Kinh nghiệm từ việc triển khai khung chia sẻ dữ liệu tin cậy của Singapore

Kinh nghiệm của Trung Quốc về định giá dữ liệu và bài học cho Việt Nam

Kinh nghiệm của Trung Quốc về định giá dữ liệu và bài học cho Việt Nam

Khai thác dữ liệu - Động lực hỗ trợ ra quyết định trong thời đại dữ liệu số

Khai thác dữ liệu - Động lực hỗ trợ ra quyết định trong thời đại dữ liệu số

Công nghệ 6G và những kiến nghị, đề xuất trong thời gian tới ở Việt Nam

Công nghệ 6G và những kiến nghị, đề xuất trong thời gian tới ở Việt Nam

Giới thiệu về nền tảng trao đổi dữ liệu đô thị - India Urban Data Exchange tại Ấn Độ

Giới thiệu về nền tảng trao đổi dữ liệu đô thị - India Urban Data Exchange tại Ấn Độ

Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường dữ liệu

Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường dữ liệu

Một số khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế dữ liệu

Một số khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế dữ liệu

Phát triển nhân lực số tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát triển nhân lực số tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Lào muốn học kinh nghiệm tổ chức của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Việt Nam
 07-12-2019
Điểm mới trong các quy định của dịch vụ Gia công đã có hiệu lực kể từ ngày 5 tháng 5 năm 2019
 07-12-2019
Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT
 23-10-2024