Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Tiến Thanh
25/02/2021 07:51
NIICS

Nền tảng mạng xã hội ngày càng lớn mạnh cùng với đó là tình trạng "cá lớn nuốt cá bé" đã vô tình hình thành nên những doanh nghiệp công nghệ xuyên quốc gia chi phối ngày càng rộng vào đời sống của người dùng từ đó khiến họ lệ thuộc vào các nền tảng này là nguồn cơn của những "sóng gió" gần đây trên không gian mạng.

Mạng xã hội cùng những "lùm xùm" pháp lý

Cuộc chiến đó giờ đây còn khốc liệt và phức tạp hơn rất nhiều khi công ty của ông là HD Media, công ty mẹ của một chuỗi tờ báo ở West Virginia, hồi tháng 1 đã đệ đơn kiện chống độc quyền đối với Facebook và công ty mẹ của Google là Alphabet, cáo buộc các nền tảng này đang bòn rút doanh thu quảng cáo kỹ thuật số của các hãng sản xuất tin tức.

Vụ kiện này, được ví như cuộc đối đầu kinh điển giữa chàng David bé nhỏ và chiến binh khổng lồ Goliath trong Kinh thánh, là động thái pháp lý đầu tiên của một tổ chức tin tức chống lại hành vi độc quyền của những "gã khổng lồ" kỹ thuật số.

Các nền tảng mạng xã hội ngày càng chi phối đời sống dân sinh cũng là lúc "lùm xùm" pháp lý ra tăng

Các nền tảng mạng xã hội ngày càng chi phối đời sống dân sinh cũng là lúc "lùm xùm" pháp lý ra tăng.

Chưa đầy 1 tháng sau, Facebook và Google lại bước vào cuộc chiến phí tin tức mới, lần này đối thủ không chỉ là một hãng tin tức mà là chính phủ của một nước - Australia.

Chính phủ nhiều nước đã bày tỏ phản đối việc Facebook hồi cuối tuần trước chặn quyền truy cập vào các trang tin tức Australia sau khi hạ viện nước này thông qua dự luật “Bộ quy tắc thương lượng truyền thông", buộc các công ty nền tảng như Facebook và Google, đóng vai trò trung gian phân phối tin tức, phải trả tiền cho các tổ chức truyền thông địa phương.

Dù ngày 23/2, hai bên đã đạt được thỏa thuận, theo đó Chính phủ Australia nhất trí sửa đổi dự luật, còn Facebook sẽ dỡ bỏ việc chặn tin tức của các tổ chức báo chí Australia xuất hiện trên nền tảng xã hội này, song theo Chủ tịch News Media Europe, ông Fernando de Yarza, bất đồng giữa Chính phủ Australia với Facebook cần được xem là một lời cảnh báo.

Ông khẳng định thực sự cần có một công cụ ràng buộc để giải quyết sự mất cân bằng cố hữu trong khả năng thương lượng với các công ty công nghệ vốn đang thể hiện "quyền hạn quá mức" trên Internet.

Giáo sư Megan Boler của Đại học Toronto (Canada) thì cho rằng hành động của Facebook đánh dấu một bước ngoặt, đòi hỏi cách tiếp cận chung cho vấn đề này. Cuộc đối đầu giữa HD Media hay Chính phủ Australia với các "gã khổng lồ" Internet về phí bản quyền tin tức là minh chứng rõ nét cho cuộc chiến cam go vốn đã kéo dài suốt thập niên qua.

Những góc nhìn mới về nền tảng mạng xã hội

Năm 2020, các nền tảng công nghệ liên tục được "đặt trong tầm ngắm" khi nhiều nước siết chặt biện pháp quản lý. Facebook, Google, Twitter bị điều tra, bị kiện tại nhiều nước, bị tẩy chay quảng cáo do chưa hành động đủ mạnh để ngăn chặn việc phát tán các thông tin sai lệch và nội dung bất hợp pháp trên mạng.

Twitter và Facebook cũng đối mặt với hàng loạt cáo buộc làm lộ thông tin người dùng, vi phạm chính sách bảo mật và cạnh tranh không lành mạnh… Facebook, Instagram, Twitter, Periscope, YouTune và TikTok bị Thổ Nhĩ Kỳ phạt hàng triệu USD vì không chỉ định đại diện tại quốc gia này theo quy định của luật mới.

Từ đó các quốc gia đã thay đổi góc nhìn đối với sự xâm lấn không gian mạng

Từ đó các quốc gia đã thay đổi góc nhìn đối với sự xâm lấn không gian mạng.

Tháng 9 vừa qua, Thái Lan đã thực thi hành động pháp lý đối với Facebook và Twitter do hai nền tảng này phớt lờ yêu cầu gỡ bỏ nội dung thông tin không phù hợp.

Cũng năm ngoái, Australia đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố dự luật chống lạm dụng người trưởng thành trên mạng, theo đó các nền tảng truyền thông xã hội phải gỡ bỏ các thông tin có nội dung độc hại trong vòng 24 giờ.

Anh ban hành đạo luật áp đặt ràng buộc về mặt pháp lý để các nền tảng truyền thông xã hội đảm bảo xử lý kỹ những nội dung độc hại lan truyền trên Internet...

Nga đề xuất dự luật cho phép hạn chế một số nền tảng mạng xã hội nước ngoài được xác định là vi phạm quyền lợi của người Nga. Trung Quốc thiết lập chế độ giám sát trên các nền tảng xã hội của nhà cung cấp dịch vụ truyền thông xã hội ở nước này...

Tại Việt Nam, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 cũng có điều khoản yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia Việt Nam và lợi ích của người sử dụng, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện và máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam...

Trở lại câu chuyện giữa Australia và Facebook, EU đang có xu hướng "tiếp bước" Australia nhằm buộc Facebook và Google trả phí tin tức trên nền tảng của hai hãng này.

Các chuyên gia chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 đang cho thấy tầm ảnh hưởng và sức chi phối mạnh mẽ của các tập đoàn công nghệ, với ưu thế công nghệ vượt trội cùng những nền tảng với hàng tỷ người dùng mỗi năm. Tuy nhiên, khi quyền quản lý công nghệ nằm trong tay những người thiết kế ra nó, những mặt hạn chế, tiêu cực cũng bộc lộ rõ hơn.

Chính phủ một số nước châu Âu đã không thể triển khai các giao thức theo dõi liên lạc COVID-19 do sự kiểm soát chặt chẽ của Apple và Google, hai hãng công nghệ trên thực tế được cho "đã tự quyết định với nhau cách thức mà 3,2 tỷ điện thoại thông minh trên thế giới có thể hay không thể được sử dụng để đối phó với đại dịch".

Tờ Courrier International (Pháp) đã dùng hình ảnh “Công nghệ số đầy quyền lực” để mô tả thực trạng những "người khổng lồ" công nghệ như Google, Apple, Facebook, Amazon, Microsoft đang có sức thao túng ngày càng lớn, thậm chí có thể nói "kiểm soát" cuộc sống của con người.

Theo giới chuyên gia, giảm thiểu các tác động bất lợi của công nghệ số đòi hỏi các phương pháp tiếp cận toàn diện, trong đó việc các nước siết chặt quản lý các công ty công nghệ và các nền tảng mạng xã hội đang là một xu thế.

Nói cách khác, với việc siết chặt quản lý và yêu cầu các công ty công nghệ phải điều chỉnh, phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định và luật pháp sở tại, các nước đang đấu tranh khẳng định chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Từ Internet vạn vật đến hệ sinh thái an toàn thông tin

Từ Internet vạn vật đến hệ sinh thái an toàn thông tin

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Chuẩn bức xạ điện từ cũ liệu có còn phù hợp?

Trạm phát 5G - Chuẩn bức xạ điện từ cũ liệu có còn phù hợp?

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Chuyển đổi số quốc gia - Nền tảng cho Kinh tế số thúc đẩy tăng trưởng trởi lại trước thách thức

Chuyển đổi số quốc gia - Nền tảng cho Kinh tế số thúc đẩy tăng trưởng trởi lại trước thách thức

Mục tiêu trọng tâm để nền kinh tế số bứt phá

Mục tiêu trọng tâm để nền kinh tế số bứt phá

Kinh tế số - Giải pháp bứt phá để phục hồi tăng trưởng thời kỳ hậu dịch COVID-19

Kinh tế số - Giải pháp bứt phá để phục hồi tăng trưởng thời kỳ hậu dịch COVID-19

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân và một số kiến nghị

Thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân và một số kiến nghị

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của Australia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của Australia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

CMCN 4.0: Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam (phần 1)

CMCN 4.0: Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam (phần 1)

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Hạ tầng dùng chung làm nền tảng công cuộc chuyển đổi số của ngành Bưu chính Việt Nam

Hạ tầng dùng chung làm nền tảng công cuộc chuyển đổi số của ngành Bưu chính Việt Nam

Truyền hình di động: Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tín hiệu, dịch vụ

Truyền hình di động: Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tín hiệu, dịch vụ

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019