Mục tiêu trọng tâm để nền kinh tế số bứt phá

Ninh Gia
01/12/2020 07:22
NIICS

Kinh tế số đang len lỏi vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên trong điều kiện hạn chế hiện nay của nước ta, việc định hướng phát triển kinh tế số ở một số lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh là hết sức cần thiết.

Theo đó, cần xác định những lĩnh vực tiên phong để đầu tư, xây dựng kinh tế số; trong đó, cần sự vào cuộc và chủ động của cộng đồng doanh nghiệp.

Xu hướng kinh tế đột phá

Các lĩnh vực như thương mại điện tử, thanh toán điện tử, ngân hàng số… đang không ngừng phát ttriển, qua đó tạo ra các kênh phát triển kinh tế mới, hiệu quả hướng đến những tiện ích lớn cho người tiêu dùng, tạo ra giá trị kinh tế lớn.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử năm 2019, tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước đều có hoạt động thương mại điện tử, tỉnh thấp nhất cũng đạt khoảng 20%, trong đó TP HCM xếp thứ 1, Hà Nội xếp thứ 2, Hải Phòng xếp thứ 3 là nhóm dẫn đầu cả nước về chỉ số thương mại điện tử.

Kinh tế số là mục tiêu lớn của mỗi quốc gia

Kinh tế số là mục tiêu lớn của mỗi quốc gia.

Từ đó cho thấy hạ tầng số phục vụ các hoạt động thương mại ở nước ta phát triển nhanh, trên diện rộng, đáp ứng cơ bản nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Đánh giá về xu hướng này, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cho rằng, hàng loạt sàn giao dịch thương mại điện tử hình thành đã tạo động lực cho doanh nghiệp chuyển đổi số hoạt động sản xuất, kinh doanh và từng bước thích ứng với nền kinh tế số. Hiện nay, lượng truy cập mua sắm trên sàn thương mại điện tử tăng hơn 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng khách hàng truy cập các sàn cũng tăng trưởng ấn tượng với con số 3.500.000 lượt khách/ngày.

Trong năm 2019, số doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam là 45.400 doanh nghiệp, tăng gần 7.000 doanh nghiệp so với 2018. Trong vòng 2 năm trở lại đây, số lượng doanh nghiệp tăng lên đến 17.000 doanh nghiệp, từ 28.400 doanh nghiệp năm 2017 lên 45.400 doanh nghiệp năm 2019. Thanh toán điện tử tăng nhanh về số lượng và giá trị giao dịch, kết nối liên thông được đẩy mạnh.

Năm 2019, số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt trên 156.639 nghìn giao dịch tương ứng với 95.232 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 18% về số lượng và 33% về giá trị so với năm 2018). Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán kinh doanh thương mại tiếp tục được đầu tư, phát triển.

Đến đến hết năm 2019, trên toàn quốc có 18.958 ATM, tăng 2,78% so với cùng kỳ năm 2018, số POS đạt được 282.920 POS (tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước) và hiện đã được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công (cơ sở y tế, bệnh viện, trường học...)

Đến nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được kết nối tại 63 kho bạc nhà nước cấp tỉnh và tất cả các tổ chức tín dụng trên cả nước; khoảng 50 ngân hàng thương mại hoàn thành kết nối với hệ thống nộp thuế điện tử của Tổng cục Thuế, Hải quan trên 63 tỉnh, thành phố và tất cả các quận, huyện trên cả nước; trong đó, 95% số thu hải quan được thực hiện qua ngân hàng; 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử; 27 ngân hàng và 10 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp thu tiền điện, doanh thu tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thanh toán qua ngân hàng lên tới gần 90%; 30 bệnh viện triển khai thanh toán viện phí điện tử;..

Hiện tại có 154 công ty Fintech chủ yếu trong mảng thanh toán điện tử, 22 công ty về chuỗi khối blokchain. Số lượng giao dịch thanh toán điện tử tăng 30%. Giá trị giao dịch tăng 18% và thanh toán qua internet tăng 238%.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, dưới tác động của dịch COVID-19, các giao dịch ngân hàng trực tuyến trở nên quan trọng và có mức tăng đột biến. Các ngân hàng và công ty công nghệ đã tập trung phát triển các ứng dụng mới trên nền tảng công nghệ số, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ hướng tới việc đáp ứng kịp thời nhu cầu thay đổi của khách hàng.

Ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2020, số lượng khách hàng thực tế sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, đặc biệt là internet banking, mobile banking tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2019, từ 1,4 đến 2,6 lần và chiếm trên 40% tổng số giao dịch. Cá biệt, có một vài ngân hàng có tỷ lệ cao chiếm trên 80% tổng số giao dịch.

Các mô hình kinh tế số mới của Việt Nam dự báo có mức tăng trưởng cao trên thế giới. Năm 2020, Việt Nam sẽ đạt khoảng 64 triệu người dùng internet, trung bình người Việt Nam dành 3 giờ 15 phút mỗi ngày sử dụng internet trên thiết bị di động như: điện thoại thông minh, máy tính xách tay và theo tỷ lệ trung bình trong khu vực, việc sử dụng tập trung vào nhóm các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc (52%), ứng dụng xem video (20%) và game (11%), cùng các ứng dụng cho công việc, các dịch vụ như mua bán trực tuyến, gọi xe, dịch vụ tài chính, dịch vụ khách sạn hay giao món ăn,...

Hơn nữa, trong năm 2020, nhiều ngành nghề, lĩnh vực công nghệ như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực tại Việt Nam.

Chuyển đổi số chủ động tử từng thành phần kinh tế

Các ngành kinh tế số hình thành và phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19. Theo các chuyên gia kinh tế, trong quá trình đó, sự chủ động chuyển đổi số của doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng.

Cần xây dựng mục tiêu chuyển đổi số từ mỗi thành phần trong nền kinh tế

Cần xây dựng mục tiêu chuyển đổi số từ mỗi thành phần trong nền kinh tế.

Theo GS. TS. Nguyễn Thị Cành, trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP HCM), dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến nền kinh tế, để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng sang mô hình kinh doanh trực tuyến thay vì những hình thức kinh truyền thống, thể hiện qua một số hình thức sau đây: kinh doanh trên website trực tuyến, mạng xã hội, tham gia các sàn thương mại điện tử, nền tảng di động, các hình thức quảng cáo website và ứng dụng di động.

Đồng thời, các doanh nghiệp chủ động ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh thường nhật để cải thiện hiệu quả các nghiệp vụ cũng như hiệu quả kinh doanh. Trong đó, những phương pháp được sử dụng phổ biến như sử dụng email và các công cụ hỗ trợ trong công việc, sử dụng phần mềm quản lý, chữ ký và hợp đồng điện tử, nhận và đặt đơn hàng qua các công cụ trực tuyến.

Báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho thấy, có đến 47% doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin hàng ngày trên website, 23% doanh nghiệp có cập nhật thông tin hàng tuần. Điều này cho thấy, công nghệ điện tử, chuyển đổi số là mô hình sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp hướng đến trong hiện tại và tương lai.

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, cần khuyến khích các doanh nghiệp nòng cốt về công nghệ thông tin mở rộng không chỉ trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin mà còn chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ nội dung số như: công nghiệp điện tử, công nghiệp an toàn, an ninh mạng; công nghiệp Internet Vạn vật (IoT)…

Mặt khác, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong một số ngành nghề đã có bước phát triển tốt, tận dụng được cơ hội từ dịch COVID-19 trong thời gian qua như các hoạt động giáo dục, đào tạo trực tuyến; các hoạt động khám, chữa bệnh trực tuyến từ xa, thương mại điện tử…

Để hỗ trợ nền kinh tế số phát triển ở TP HCM, bà Võ Thị Trung Trinh, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố cho biết, Chương trình chuyển đổi số là giải pháp quan trọng giúp TP HCM tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới. Sự chủ động, tích cực thay đổi của chính những người làm kinh tế.

Do đó, chương trình của Thành phố sẽ tập trung vào việc tạo ra một môi trường thuận lợi, hỗ trợ kinh doanh và các doanh nghiệp để thúc đẩy sự chuyển đổi của chính họ.

Cụ thể, thành phố tập trung vào các giải pháp hỗ trợ phát triển thương mại điện tử; xây dựng chính sách hỗ trợ kinh tế chia sẻ, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, nhất là tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo ra các mô hình sản xuất mới hiệu quả hơn và từng bước chuyển dịch sang phương thức sản xuất mới; xây dựng cơ chế để doanh nghiệp sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để thực hiện chuyển đổi số…

Ông Andree Mangels, Tổng Giám đốc Adecco Việt Nam và Malaysia cho rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có bước đột phát trong quá trình chuyển đổi số để duy trì tính cạnh tranh và quá trình này đòi hỏi sự tham gia của toàn tổ chức. Phát triển năng lực lãnh đạo, huấn luyện và nâng cao kỹ năng là cách để giải quyết thách thức này.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Từ Internet vạn vật đến hệ sinh thái an toàn thông tin

Từ Internet vạn vật đến hệ sinh thái an toàn thông tin

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Chuẩn bức xạ điện từ cũ liệu có còn phù hợp?

Trạm phát 5G - Chuẩn bức xạ điện từ cũ liệu có còn phù hợp?

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Chuyển đổi số quốc gia - Nền tảng cho Kinh tế số thúc đẩy tăng trưởng trởi lại trước thách thức

Chuyển đổi số quốc gia - Nền tảng cho Kinh tế số thúc đẩy tăng trưởng trởi lại trước thách thức

Kinh tế số - Giải pháp bứt phá để phục hồi tăng trưởng thời kỳ hậu dịch COVID-19

Kinh tế số - Giải pháp bứt phá để phục hồi tăng trưởng thời kỳ hậu dịch COVID-19

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của Australia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của Australia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

CMCN 4.0: Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam (phần 1)

CMCN 4.0: Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam (phần 1)

CMCN 4.0: Vai trò của doanh nghiệp trong cuộc CMCN lần thứ tư (phần 1)

CMCN 4.0: Vai trò của doanh nghiệp trong cuộc CMCN lần thứ tư (phần 1)

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019