Kinh tế số - Giải pháp bứt phá để phục hồi tăng trưởng thời kỳ hậu dịch COVID-19

Ninh Gia
30/11/2020 08:20
NIICS

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như quá trình chuyển đổi số đã tác động mạnh đến các lĩnh vực của đời sống, kinh tế số, qua đó từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trở thành giải pháp quan trọng trong quá trình phục hồi nền kinh tế hiện nay.

Nền kinh tế số Việt Nam đang từng bước được hình thành, nhất là tại các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistics, tài chính ngân hàng... Trong bối cảnh đó, các yếu tố cấu thành từng bước được tăng cường, củng cố.

Phát triển nền tảng

Các điều kiện nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế số ở nước ta đang ngày càng được đầu tư, triển khai có hiệu quả. Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, dữ liệu lớn, xác nhận điện tử, dịch vụ điện tử… ngày càng hoàn thiện, lớn mạnh.

Các ứng dụng từ đơn giản cũng giúp tạo dựng nền tảng để phát triển kinh tế số

Các ứng dụng từ đơn giản cũng giúp tạo dựng nền tảng để phát triển kinh tế số.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương, các chính sách về phát triển hạ tầng băng rộng của nước ta đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường viễn thông, giảm các thủ tục hành chính trong cấp phép viễn thông, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng mạng viễn thông phong phú, đa dạng dịch vụ.

Đến nay, hạ tầng viễn thông quốc gia đã phủ rộng khắp toàn quốc hơn 800.000 km cáp quang, với tốc độ truy nhập cao đạt trên 27Mbps. Số thuê bao băng rộng cố định đạt hơn 13,58 triệu; trong đó, hơn 12 triệu thuê bao sử dụng cáp quang FTTx, tốc độ truy nhập hơn 10Mbps. Tổng băng thông quốc tế đạt hơn 8,1Tbps với 6 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế . Mạng di động phát triển, tỷ lệ phủ sóng đạt 99,7%.

Mạng di động 5G cũng đã được cấp phép thử nghiệm, khi triển khai sẽ là bước đột phá về tốc độ kết nối, là điều kiện quan trọng cho kết nối vạn vật trong kỷ nguyên số khi mà dự báo của WEF đến năm 2030, thế giới sẽ có 1.000 tỷ thiết bị được kết nối với nhau. Có thể nói, việc Việt Nam triển khai mạng di động 5G thành công theo kế hoạch sẽ là tạo được một bước đi trước so với các quốc gia khác trong việc chuẩn bị hạ tầng cho chuyển đổi số.

Việc phát triển các cơ sở dữ liệu trong cả khu vực công và khu vực tư đã được chú trọng. Trên quy mô quốc gia, một số cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã hình thành và phát huy hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ trực tuyến như: cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm, các cơ sở dữ liệu ngành thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội,...; trong khu vực doanh nghiệp, cùng với đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ số là sự phát triển, hình thành các cơ sở dữ liệu lớn phục vụ khách hàng, kinh doanh.

Trong lĩnh vực xác thực điện tử, hiện nay cả nước đã có 12 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cho người dân, doanh nghiệp giúp thực hiện các giao dịch trên mạng thuận tiện, an toàn, đặc biệt, là giúp các doanh nghiệp sử dụng được các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức 3, 4) của các cơ quan nhà nước, điển hình là các dịch vụ ngành thuế, hải quan, bảo hiểm.

Theo Báo cáo Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu của Liên minh viễn thông quốc tế ITU năm 2019, Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia so với năm 2017 là 100, được xếp vào nhóm 1 trên 3 nhóm là nhóm có chỉ số cao.

Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 11/38. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5/11 so với năm 2017 là 9/11, xếp sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Về mặt điểm số trung bình, năm 2018 Việt Nam có điểm số là 0,693 so với năm 2017 là 0,245. Việt Nam có cải thiện đáng kể ở 2 chỉ số về hành lang pháp lý đạt 0,165/0,2 và hệ thống tổ chức về an toàn thông tin.

Về phát triển doanh nghiệp, thị trường an toàn, an ninh thông tin, đến hết năm 2019, Bộ TT&TT đã cấp phép cho hơn 84 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin. Doanh thu thị trường năm 2018 đạt 1.200 tỷ đồng và đạt 2.400 tỷ đồng trong năm 2019 tăng trưởng 100%.

Tại TP HCM, vấn đề phát triển hạ tầng số và nền tảng số được đặc biệt quan tâm triển khai xây dựng trong nhiều năm qua. Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP HCM cho biết, TP hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu thành phố với ít nhất 2 trung tâm dữ liệu có năng lực tính toán cao và được kết nối đồng bộ để phục vụ các hệ thống thông tin của thành phố tin cậy, ổn định, dựa trên công nghệ điện toán đám mây và kiến trúc siêu hội tụ.

Thành phố cũng phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở và triển khai kho dữ liệu dùng chung. Việc này nhằm tạo kênh thông tin, chia sẻ tài nguyên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp sử dụng phục vụ cuộc sống, công việc. Từ đó, khuyến khích người dân tham gia giám sát, quản lý các hoạt động của chính quyền, xã hội.

Song song đó, TP HCM sẽ phát triển các nền tảng phục vụ chuyển đổi số như nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thành phố (LGSP), nền tảng IoT, nền tảng trí tuệ nhân tạo, nền tảng kết nối dịch vụ số hóa, nền tảng định danh điện tử...

Nắm bắt cơ hội

Trong những năm qua, nhằm tạo cơ chế để tận dụng thời cơ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nói chung, kinh tế số nói riêng, nhiều chủ trương, chính sách, chương trình liên quan cũng đã được ban hành, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số, kinh tế số phát triển mạnh mẽ.

Kinh tế số là giải pháp bứt phát để trở lại đà tăng trưởng

Kinh tế số là giải pháp bứt phát để trở lại đà tăng trưởng.

Tiến sỹ Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương cho biết, năng lực hoạch định chính sách của Đảng, điều hành và quản lý của Nhà nước đã có những bước phát triển, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hiệu quả của Nhà nước nhất là khi so sánh với các nước có trình độ phát triển, được phản ánh rõ qua thành tích tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định ở mức cao, giảm nghèo bền vững của Việt Nam.

Chỉ số quản trị toàn cầu của Việt Nam thuộc hàng tốt nhất trong nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên Hợp Quốc (WIPO) thực hiện, năm 2020 Việt Nam xếp hạng 42/131 quốc gia và nền kinh tế, giữ vị trí số 1 trong nhóm 29 quốc gia cùng mức thu nhập.

Trong những năm qua, Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp thu được nhiều kết quả đổi mới ở nhóm chỉ số đầu ra hơn so với đầu vào, thuộc tốp 50 nền kinh tế đạt được tiến bộ đáng kể nhất trong bảng xếp hạng theo thời gian.

Cũng trong bảng xếp hạng này, Việt Nam xếp thứ nhất trong nhóm 29 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp. So với năm 2019, Việt Nam có chỉ số về các sản phẩm sáng tạo tăng 9 bậc; chỉ số hợp tác viện trường, doanh nghiệp tăng 10 bậc; chỉ số số công bố bài báo khoa học và kĩ thuật tăng 13 bậc; năng lực hấp thụ tri thức tăng 13 bậc. Trong nhóm chỉ số đầu vào tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, Việt Nam tiếp tục tăng một bậc.

Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, với lợi thế của nước đi sau, đi thẳng vào những lĩnh vực mới của nền kinh tế số, Việt Nam có cơ hội tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bứt phá, từ một quốc gia có thu nhập trung bình trở thành một quốc gia có thu nhập cao, bằng cách chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ tăng trưởng dựa trên năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) sang tăng trưởng dựa vào tri thức.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, nhận thức rõ cơ hội này, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trên cơ sở Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngày 17/4/2020, Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này. Và ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; và đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á, có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh. Với tầm nhìn này, Việt Nam coi chuyển đổi số là một giải pháp quan trọng để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Từ Internet vạn vật đến hệ sinh thái an toàn thông tin

Từ Internet vạn vật đến hệ sinh thái an toàn thông tin

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Chuẩn bức xạ điện từ cũ liệu có còn phù hợp?

Trạm phát 5G - Chuẩn bức xạ điện từ cũ liệu có còn phù hợp?

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Chuyển đổi số quốc gia - Nền tảng cho Kinh tế số thúc đẩy tăng trưởng trởi lại trước thách thức

Chuyển đổi số quốc gia - Nền tảng cho Kinh tế số thúc đẩy tăng trưởng trởi lại trước thách thức

Mục tiêu trọng tâm để nền kinh tế số bứt phá

Mục tiêu trọng tâm để nền kinh tế số bứt phá

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân và một số kiến nghị

Thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân và một số kiến nghị

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của Australia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của Australia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

CMCN 4.0: Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam (phần 1)

CMCN 4.0: Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam (phần 1)

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Hạ tầng dùng chung làm nền tảng công cuộc chuyển đổi số của ngành Bưu chính Việt Nam

Hạ tầng dùng chung làm nền tảng công cuộc chuyển đổi số của ngành Bưu chính Việt Nam

Truyền hình di động: Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tín hiệu, dịch vụ

Truyền hình di động: Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tín hiệu, dịch vụ

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019