Phương pháp đo lường đô thị thông minh
Thành phố thông minh tận dụng quá trình số hóa để cải thiện cuộc sống, xây dựng các xã hội toàn diện, bền vững và linh hoạt. Tuy nhiên, quá trình phát triển đô thị thông minh có thể mang lại những thách thức. Do đó, việc đo lường hoạt động của đô thị thông minh là điều cần thiết để xác định tính hiệu quả, đặc biệt cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngân sách của các đô thị
Mô hình đô thị thông minh. Ảnh: Sưu tầm
1. Giới thiệu chung
Nhiều cơ quan, tổ chức và các thành phố đã có nghiên cứu xác định hệ thống chỉ số để đo lường các đô thị thông minh thông theo nhiều quan điểm.
Xác định chỉ số trong các lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu Đại học Sofia năm 2018 đưa ra trên 1100 chỉ số trong sáu lĩnh vực: môi trường, chính quyền, kinh tế, di động, con người và điều kiện sống. Báo cáo Huovila, Bosch và Airaksinen, 2019 đưa ra các khía cạnh: môi trường tự nhiên, môi trường xây dựng, nước và chất thải, giao thông, năng lượng, kinh tế, giáo dục, văn hóa, đổi mới và khoa học, sức khỏe, hạnh phúc và an toàn, chính quyền và người dân, công nghệ thông tin và truyền thông. Khung chỉ số của tổ chức ISO (ISO 37122: 2019) cho đô thị thành phố thông minh có 19 lĩnh vực, bao gồm các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. CITYKeys (2015) có năm lĩnh vực: con người, hành tinh, sự thịnh vượng, chính quyền, phát triển.
Các nghiên cứu cũng khác nhau về chỉ số. Một số khuôn khổ đo lường các yếu tố đầu vào liên quan đến đô thị thông minh, lượng tài nguyên được phân bổ cho đô thị thông minh như các chỉ số về hạ tầng, đầu tư của chính quyền. Một số người khác đánh giá kết quả đầu ra của đô thị thông minh, kết quả của các giải pháp thành phố thông minh như các chỉ số môi trường, cuộc sống người dân.
Khung chỉ số ISO tập trung vào các công nghệ hỗ trợ thông minh, trong khi các chỉ số của CITYKeys hầu hết là các chỉ số kết quả, tức là chúng đo lường sự tiến bộ đối với các mục tiêu chính sách như khí thải CO2, tỷ lệ dân số tiếp cận nhà ở giá cả phải chăng.
Phạm vi tiếp cận của các bộ chỉ số đo lường đô thị thông minh cũng như trong thực tế, như vị trí địa lý, phân tích, đối tượng mục tiêu chính (chính quyền thành phố, nhà phát triển thành phố thông minh hoặc nhà đầu tư), và nếu và cách thức thực hiện bất kỳ đánh giá nào. CITYKeys tập trung vào các thành phố ở Châu Âu, của ISO và U4SSC lại hướng tới việc tiếp cận các thành phố trên toàn cầu
2. Phân loại các chỉ số đo lường của bộ chỉ số đo lường đô thị thông minh
Phân loại các chỉ số có thể theo cách đo lường: chỉ số đầu vào, chỉ số đầu ra và chỉ số kết quả.
- Các chỉ số đầu vào: Các chỉ số đầu vào đo lường số lượng nguồn lực được phân bổ cho chính sách hoặc dự án. Các chỉ số đầu như kinh phí cho dự án, chính sách hoặc nhân lực trong một dự án phát triển đô thị thông minh. Các chỉ số đầu vào chỉ cung cấp thước đo về nỗ lực được dành cho việc theo đuổi sự phát triển nhưng không cho biết hiệu quả sử dụng các nguồn lực hoặc chính sách có hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu đô thị thông minh. Ví dụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin chỉ số dịch vụ trực tuyến không phản ánh sử dụng của xã hội, đây là việc triển khai.
- Các chỉ số đầu ra: Các chỉ số đầu ra đo lường số lượng thành quả do chính sách hoặc dự án tạo ra, nhưng không xác định các mục tiêu của chính sách và dự án. Kết quả đầu ra của dự án có thể không xác định được mục tiêu chính sách hay dự án. Ví dụ số km đường giao thông được trang bị các hệ thống thông minh, số nhân sự đào tạo vận hành các hệ thống thông minh trong các cơ quan nhà nước.
- Các chỉ số kết quả: Các chỉ số kết quả xác định hiệu quả của một chính sách hoặc dự án trong việc đạt được các mục tiêu. Như các chỉ số giảm thời gian di chuyển, sự hài lòng của người dân, hoặc tiết kiệm năng lượng...
3. Ý nghĩa của bộ chỉ số đo lường về đô thị thông minh
Đo lường về đô thị thông minh thể hiện sự đa dạng của các phương pháp tiếp cận để đánh giá hiệu quả hoạt động của thành phố thông minh nhưng cũng cho thấy sự phức tạp. Trong xác định hiệu quả hoạt động của các đô thị thông minh, các chỉ số về mức độ số hóa lại không xác định tác động của số hóa. Một số chỉ số kết quả, đầu ra lại không nhất thiết phải liên quan đến mục tiêu. Ví dụ về việc sử dụng thiết bị đo lường thông minh có thể không liên quan đến tiêu thụ năng lượng. Bộ chỉ số phản ánh tất cả các khía cạnh của mục tiêu thành phố thông minh, nhưng sẽ gặp khó khăn xác định số liệu do liên quan nhiều ngành và lĩnh vực. Bộ chỉ số cần phản ánh sự tham gia của các bên liên quan như chính quyền, doanh nghiệp, người dân, nhiều hệ thống chỉ số đặt con người vào trung tâm của đô thị thông minh và có chính sách với người dân. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp yếu tố này bị bỏ qua, các chỉ số đưa ra kết quả đầu ra của cơ quan chính quyền. So sánh giữa các thành phố với nhau cần có chỉ số đầu ra và chỉ số kết quả, nếu chỉ có chỉ số đầu ra dẫn đến kết quả phản ánh quá trình triển khai nhằm mục đích để xếp hạng và thiếu yếu tố hướng đến phục vụ người dân.
Đổi mới kỹ thuật số, không chỉ phân tích mức độ phát triển kỹ thuật số mà còn phân tích tác động của đổi mới kỹ thuật số đối với cuộc sống của con người. Do đó, hệ thống đo lường đô thị thông minh cần các yếu tố:
Các chỉ số đầu vào và đầu ra: bao các chỉ số về mức độ số hóa và đổi mới kỹ thuật số, bao gồm các công cụ của thành phố thông minh. Các chỉ số này tương đối dễ thu thập và được sử dụng nhiều trong đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Các chỉ số về sự tham gia của các bên: bao gồm chính quyền các cấp, cư dân và doanh nghiệp. Sự tham gia của các bên liên quan có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau, tránh một số trường hợp chính quyền đầu tư cung cấp nhiều ứng dụng nhưng sự tham gia người dân và doanh nghiệp rất hạn chế.
Các chỉ số kết quả: Đây là các chỉ số cốt lõi của đô thị thông minh như mức độ hài lòng các bên, tính toàn diện, tính bền vững từ các công cụ đô thị thông minh. Các chỉ số này trước đây không có nhiều trong các bộ chỉ số của Việt Nam và hiện nay đã thu hút được sự quan tâm.
Năm 2019 Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (Phiên bản 1.0), trong đó đặt trọng tâm Lấy sự hài lòng của người dân là đích đến và Hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền đô thị.
Nguồn tham khảo: MEASURING SMART CITIES’ PERFORMANCE – OECD 2020
Đỗ Tiến Thăng – Trung tâm Tư vấn TT&TT – Viện Chiến lược TT&TT
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận