Tổng Công ty Dịch vụ Số Viettel thực hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam.
Tổng Công ty Dịch vụ Số Viettel đẩy mạnh thanh toán số và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, thực hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam.
- "Chính phủ điện tử chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi an toàn phục vụ người dân và doanh nghiệp"
- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Cổng dịch vụ công quốc gia là cầu nối điện tử giữa Chính phủ và người dân
- Bộ TT&TT làm việc trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương để gỡ khó trong xây dựng Chính phủ điện tử
Tòa nhà trụ sở mới của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)
Cùng với VNPT, Viettel là tập đoàn kinh tế lớn, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, đóng vai trò chủ lực phát triển kinh tế của đất nước. Viettel đã làm chủ công nghệ và tự sản xuất các hệ thống lõi của viễn thông, tổng đài chuyển mạch viễn thông, hệ thống quản lý khách hàng và tính cước thời gian thực với quy mô trên 80 triệu khách hàng, năng lực xử lý giao dịch trực tuyến đạt hàng trăm nghìn giao dịch/giây, đối soát thanh toán với hàng nghìn đối tác trong nước và quốc tế, có hệ thống điều hành giám sát mạng lưới và dịch vụ tập trung trên quy mô lớn.
Trong lĩnh vực an toàn thông tin, Viettel luôn dẫn đầu ngành trong cả nước với việc tự xây dựng hệ sinh thái sản phẩm, giải pháp giám sát và phản ứng sự cố an toàn thông tin (Security Opertation Center – SOC) theo xu hướng thế giới.
Nhiều năm qua, các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin của Viettel đã được tin tưởng triển khai và sử dụng cho nhiều khách hàng là cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Vietnam Airlines, Vietcombank, MBBank, Tổng Cục Thuế...
Viettel cũng sở hữu đội ngũ chuyên gia an toàn thông tin sánh ngang thế giới, liên tục lọt vào top danh sách các chuyên gia tìm lỗ hổng của các hãng lớn như: Microsoft, Google, Facebook, Oracle,…
Bài học trên thế giới cho thấy, các đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt rất đa dạng, tuy nhiên, sự tham gia của các Công ty viễn thông sẽ góp phần quan trọng để phổ cập dịch vụ tài chính vi mô đến mọi người dân thông qua thiết bị di động.
Điển hình như tại các quốc gia Châu Phi, dịch vụ ví điện tử được triển khai tại các nhà mạng Vodacom (26 triệu thuê bao đăng ký ví M-Pesa), MTN (trước đây là M-Cell có 41 triệu thuê bao đăng ký ví điện tử), Orange (16 triệu thuê bao đăng ký ví Orange), đặc biệt tại Kenya, 70% thuê bao nhà mạng Safaricom có Ví điện tử với tổng dòng tiền qua ví M-Pesa năm 2018 đã lớn hơn GDP của quốc gia này.
Bằng kinh nghiệm và năng lực của mình, đặc biệt là nguồn nhân sự len lỏi vào từng ngõ ngách, cùng hệ thống kênh bán rộng khắp, trải dài đất nước, từ núi cao đến hải đảo. Viettel đã tham gia sâu và đóng góp tích cực vào sự phát triển thanh toán số, thương mại số như phổ cập dịch vụ viễn thông cho toàn dân trong thời gian qua, đưa việc phổ cập tài chính đến người dân nhanh hơn, góp phần phát triển kinh tế, an sinh xã hội cho đất nước, đồng thời giữ vai trò chủ lực đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia.
Vừa qua, Viettel cũng đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng hai đề án quan trọng: Đề án sử dụng tài khoản viễn thông trong thanh toán điện tử giá trị thấp (MobileMoney) và Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử.
Theo đánh giá, các đề án nếu triển khai thành công trong thời gian tới, cho phép các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế sử dụng hạ thầng mạng lưới rộng khắp của đơn vị viễn thông để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh toán di động hiện đại. Mobile Money sẽ là một dịch vụ tài chính bình dân để những người có thu nhập thấp, người dùng ít hiểu biết về công nghệ, hay những người dùng điện thoại “cục gạch” vẫn có thể sử dụng thông qua SMS và USSD.
Bộ thông tin và truyền thông đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn bị khung khổ pháp lý cho dịch vụ Mobile Money - Ảnh Minh họa
Mạng lưới 270.000 điểm kinh doanh dịch vụ rộng khắp cả nước (phủ tới các xã nghèo vùng xâu, vùng xa) sẽ giúp công tác đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ hiệu quả và thuận tiện.
Đặc biệt, người dân được phép sử dụng thông tin thuê bao di động để đăng ký dịch vụ Mobile Money sẽ là một điều kiện vô cùng thuận lợi để nhanh chóng phổ cập dịch vụ trên diện rộng.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo trong xử lý hình ảnh, công nghệ xử lý dữ liệu lớn tiên tiến nhất sẽ được Viettel áp dụng để đảm bảo kiểm soát được toàn diện rủi ro phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ, không dừng lại ở đó, xác thực giao dịch bằng khuôn mặt đã và đang được Viettel nghiên cứu phát triển để đón đầu xu hướng. Viettel luôn mong muốn người dùng Mobile Money sẽ có được những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, sánh ngang với những quốc gia phát triển trên thế giới.
Với mục tiêu đến năm 2025, Viettel hoàn thành việc xây dựng hạ tầng thanh toán số với mạng lưới 600.000 điểm, phổ cập dịch vụ tới gần26 triệu người dân, cùng với sự hoàn thiện về hạ tầng thanh toán số là tiền đề phát triển thương mại số, giảm lượng tiền mặt lưu thông, phòng chống tham nhũng, chống thất thu thuế và kiểm soát thanh toán xuyên biên giới, thương mại số cho khu vực nông thôn sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị và tránh được các bất cập về di dân trong quá trình đô thị hóa.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận