Bộ TT&TT làm việc trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương để gỡ khó trong xây dựng Chính phủ điện tử

Thế Tường
08/11/2019 19:54
NIICS

Để tháo gỡ khó khăn trong xây dựng Chính phủ điện tử, trong đó có việc đẩy nhanh tốc độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT&TT đang tập trung làm việc với các bộ, ngành, địa phương.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (Ảnh: Quochoi.vn)

Một năm tới, tập trung đẩy dịch vụ công trực tuyến mức 4 lên chiếm 30%

Một vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, ngày 8/11/2019, là triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung cũng như việc các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chưa được kết nối, liên thông dữ liệu.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam) về công tác chỉ đạo triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, mục tiêu của Chính phủ điện tử trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là tập trung vào cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Trong Nghị quyết 17 về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025”, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến hết năm 2020 tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 chiếm 30%. Hiện tỷ lệ này mới chỉ đạt chưa đến 10%, còn thấp. “Chỉ còn hơn một năm nữa để đẩy các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên đạt 30% tổng số dịch vụ công. Hiện nay, Bộ TT&TT tập trung chủ yếu làm việc với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ những khó khăn nhằm đẩy nhanh tốc độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4”, Bộ trưởng nói.

Đề cập đến vấn đề chia sẻ dữ liệu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, trong nhiều năm qua việc phát triển các hệ thống để cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp hơi có màu sắc “trăm hoa đua nở”, giờ đến “điểm nghẽn” cần có những nền tảng để giải quyết, tháo gỡ.

“Chúng ta phải giải quyết những nền tảng để thúc đẩy tốc độdịch vụ công trực tuyến, trong đó có một nội dung quan trọngkết nối, chia sẻ dữ liệu giữa địa phương với các bộ, ngành. Bộ TT&TT đã làm được một việc là hoàn thiện xong trục kết nối, đã có khá nhiều cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, tư pháp, bảo hiểm xã hội đang được kết nối”, người đứng đầu ngành TT&TT phát biểu.

Trong năm 2019, Bộ TT&TT sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu. Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để thúc đẩy kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hiện có khoảng 5 cơ sở dữ liệu dùng chung mang tính nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử,thì 3 cơ sở dữ liệu đã tương đối ổn, còn 2 cơ sở dữ liệu bị chậm tiến độ là cơ sở dữ liệu dân cư và đất đai. (Ảnh minh họa: Internet).

“Những lúc khó khăn, người đứng đầu phải trực tiếp vào cuộc”

Cũng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) bày tỏ sự lo ngại về tình trạng chậm trễ trong triển khai của các cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung, là nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử.

Trả lời thắc mắc của đại biểu Nguyễn Hồng Vân, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết hiện nay có khoảng 5 cơ sở dữ liệu dùng chung mang tính nền tảng quốc gia thì 3 cơ sở dữ liệu đã tương đối ổn, còn 2 cơ sở dữ liệu đang bị chậm tiến độ là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

Trong đó, với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tháng 10/2019 vừa qua, ông đã trực tiếp làm việc với Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách về dự án này. “Lãnh đạo hai Bộ đã bàn bạc và tìm ra được một giải pháp và cách thực hiện. Hiện nay, dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được phê duyệt, đã được đưa vào dự án đầu tư công trung hạn và bắt đầu có ngân sách. Trên thực tế, dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được Bộ Công an triển khai, hiện có 75 triệu dữ liệu người dân đã được quét, đưa lên mạng và đưa vào trong hệ thống. Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ tích cực. Chúng tôi đặt mục tiêu cố gắng đến năm 2020 dự án cơ sở dữ liệu về dân cư sẽ cơ bản hoàn chỉnh”,

Đối với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng trực tiếp làm việc với Bộ trưởng Bộ TN&MT và đã tìm ra một giải pháp. Trước đây, chúng ta nghĩ nó là một dự án rất lớn. Hiện nay, tư duy theo hướng làm thành “1+ 63”, tức là có 63 địa phương và có phần tập trung.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ về tiến độ của dự án: “Năm nay sẽ làm xong thiết kế sơ bộ, xong tiêu chuẩn kết nối và một số nền tảng để đến đầu năm 2020 là cả 63 tỉnh và các cơ quan Bộ, cơ quan Trung ương sẽ triển khai đồng loạt".

“Tôi nghĩ rằng đây cũng là một kinh nghiệm tốt. Đó là khi gặp một vấn đề chậm trễ hoặc những lúc khó khăn cần phải có sự vào cuộc trực tiếp của người đứng đầu”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Theo ictnews

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển "công dân số" chính thức vận hành

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển "công dân số" chính thức vận hành

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Đăng ký kinh doanh đã được thuận lợi hơn khi thực hiện trực tuyến

Đăng ký kinh doanh đã được thuận lợi hơn khi thực hiện trực tuyến

Kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP của Việt Nam trong 10 năm tới

Kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP của Việt Nam trong 10 năm tới

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Nâng cao năng lực quốc gia về an toàn thông tin trên cơ sở thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân

Nâng cao năng lực quốc gia về an toàn thông tin trên cơ sở thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Dữ liệu điện tử - Ai được tiếp cận và ứng xử thế nào?

Dữ liệu điện tử - Ai được tiếp cận và ứng xử thế nào?

100 nghìn doanh nghiệp số phải tạo được đột phá cho chiến lược "Make in Vietnam"

100 nghìn doanh nghiệp số phải tạo được đột phá cho chiến lược "Make in Vietnam"

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Luật Giao dịch điện tử 2015: Cần sửa đổi đáp ứng phát triển kinh tế số

Luật Giao dịch điện tử 2015: Cần sửa đổi đáp ứng phát triển kinh tế số

Chính phủ điện tử - Cần chỉ tiêu hoá các mục tiêu của hạ tầng công nghệ

Chính phủ điện tử - Cần chỉ tiêu hoá các mục tiêu của hạ tầng công nghệ

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030

Mức lương cơ sở sẽ được tăng lên bao nhiêu kể từ ngày 7/1

Mức lương cơ sở sẽ được tăng lên bao nhiêu kể từ ngày 7/1

Bộ TT&TT hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh

Bộ TT&TT hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh

Cổng thông tin một cửa quốc gia được vận hành trên nguyên tắc nào?

Cổng thông tin một cửa quốc gia được vận hành trên nguyên tắc nào?

Phấn đấu trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giai đoạn 2020-2030

Phấn đấu trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giai đoạn 2020-2030

AI - Chìa khoá vạn năng mở cửa tương lai công nghệ Việt Nam

AI - Chìa khoá vạn năng mở cửa tương lai công nghệ Việt Nam

Điểm nghẽn tài chính gây khó khi triển khai AI trong ngành Y tế

Điểm nghẽn tài chính gây khó khi triển khai AI trong ngành Y tế

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019