Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đẩy nhanh chuyển đổi số để phát triển kinh tế Việt Nam

Ngọc Hà
01/11/2020 07:30
NIICS

Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khi dự và phát biểu tại hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”. Tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội. 

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh.

Chiều 30/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dự và phát biểu tại hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”.

Biến thách thức thành cơ hội

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, đại dịch Covid-19 đã bùng phát trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực, dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng nhất kể từ sau khủng hoảng 1929 - 1933.

Việt Nam đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả "mục tiêu kép": Vừa quyết liệt phòng chống dịch vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy vậy, Phó Thủ tướng cho rằng những thách thức trước mắt là không hề dễ dàng vượt qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra; số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng. Khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế.

Mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập.

Trong bối cảnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội. 

“Cần tận dụng tốt các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, để đưa đất nước vươn lên mạnh mẽ, thu hẹp khoảng cách phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển đất nước trong 5 năm, 10 năm tới và xa hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tiến vào kỷ nguyên số nhanh, mạnh mẽ hơn

Phó Thủ tướng cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra một thời kỳ phát triển hoàn toàn mới cho nhân loại - đó là kỷ nguyên số.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2022, kinh tế số sẽ chiếm 60% GDP của thế giới.

Việt Nam có cơ hội tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bứt phá, từ một quốc gia có thu nhập trung bình trở thành một quốc gia có thu nhập cao, bằng cách chuyển đổi mô hình tăng trưởng: từ tăng trưởng dựa trên năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) sang tăng trưởng dựa vào tri thức.

Các kiều bào tham gia góp ý kiến tại hội nghị.

Theo đó, Việt Nam coi chuyển đổi số là một giải pháp quan trọng để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Theo ông Phạm Bình Minh, cùng với hơn 100 triệu người Việt Nam ở trong nước và với sự đồng hành của 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó 500.000 trí thức, chuyên gia ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, sinh học..., chúng ta hoàn toàn có thể biến “nguy” thành “cơ” và hiện thực hóa các mục tiêu, khát vọng phát triển của dân tộc.

Từ đó, Phó Thủ tướng đề nghị các chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào cùng với đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp… chung tay để thực hiện mục tiêu kép, vừa khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội nước nhà, trong đó quan tâm, tập trung thảo luận vào 4 vấn đề sau:

Thứ nhất, đề xuất giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi nhận thức, tư duy của toàn xã hội về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.

Thứ hai, thể chế là động lực của chuyển đổi số. Thể chế cần phải đi trước một bước khi có thể. Kiến tạo thể chế theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối với những mối quan hệ mới phát sinh.  

Thứ ba, chuẩn bị nguồn nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Theo dự báo, để phục vụ nhu cầu chuyển đổi số, Việt Nam hiện còn thiếu ít nhất 400.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong khi đó, các chương trình đào tạo trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

“Tôi đề nghị các trí thức kiều bào cùng chung tay đưa ra giải pháp và trực tiếp đào tạo, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nhanh và bền vững của đất nước”, ông Minh đề nghị.

Thứ tư, TP.HCM phải đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới dựa trên tri thức, tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn.

Đây là một trong những quan điểm và phương hướng phát triển mang tính đột phá của TP.HCM đã được thông qua tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI vừa qua.

Theo Phó Thủ tướng, từ năm 2018, TP đã triển khai Đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, hướng tới trở thành TP Thủ Đức, để hình thành trung tâm động lực tăng trưởng mới trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.  

“Tôi tin tưởng rằng, với sự góp sức của kiều bào, TP.HCM và cả nước sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng tốt thời cơ để vươn lên mạnh mẽ và phát triển phồn vinh”, Phó Thủ tướng khẳng định.  

Theo Ictnews

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Anh cảnh báo sẽ áp dụng bộ quy tắc mới với các "ông lớn" công nghệ thế giới

Anh cảnh báo sẽ áp dụng bộ quy tắc mới với các "ông lớn" công nghệ thế giới

Các địa chỉ IP phát tán thư điện tử rác có thể bị thu hồi

Các địa chỉ IP phát tán thư điện tử rác có thể bị thu hồi

Trải nghiệm công nghệ từ chợ đến bàn ăn tại CES 2021

Trải nghiệm công nghệ từ chợ đến bàn ăn tại CES 2021

Thử nghiệm chia sẻ dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư với một số bộ, tỉnh

Thử nghiệm chia sẻ dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư với một số bộ, tỉnh

Công nghệ 5G đưa những điều "không tưởng" trên màn ảnh nhỏ thành hiện thực

Công nghệ 5G đưa những điều "không tưởng" trên màn ảnh nhỏ thành hiện thực

TikTok trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất năm 2020

TikTok trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất năm 2020

Mạng xã hội thế hệ mới, sự chuyển dịch tất yếu của thời đại

Mạng xã hội thế hệ mới, sự chuyển dịch tất yếu của thời đại

Phát huy vai trò thông tin truyền thông trong phòng chống thiên tai

Phát huy vai trò thông tin truyền thông trong phòng chống thiên tai

Trí tuệ nhân tạo: Bạn hay thù?

Trí tuệ nhân tạo: Bạn hay thù?

Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021-2030

Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021-2030

An toàn trong sử dụng điện sinh hoạt còn nhiều bất cập

An toàn trong sử dụng điện sinh hoạt còn nhiều bất cập

Chữ ký số cá nhân - Bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia

Chữ ký số cá nhân - Bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Truyền thanh cơ sở, kênh truyền thông hữu ích trong công tác tuyên truyền

Truyền thanh cơ sở, kênh truyền thông hữu ích trong công tác tuyên truyền

Thủ tục trực tuyến mang lại nhiều tiện ích cho dân

Thủ tục trực tuyến mang lại nhiều tiện ích cho dân

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Cổng dịch vụ công quốc gia là cầu nối điện tử giữa Chính phủ và người dân

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Cổng dịch vụ công quốc gia là cầu nối điện tử giữa Chính phủ và người dân

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng: ASEAN cần tạo nền tảng xây dựng hoà bình trên không gian mạng

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng: ASEAN cần tạo nền tảng xây dựng hoà bình trên không gian mạng

Cha đẻ của internet công bố bộ quy tắc sử dụng ngăn chặn hành vi làm lộ thông tin cá nhân

Cha đẻ của internet công bố bộ quy tắc sử dụng ngăn chặn hành vi làm lộ thông tin cá nhân

EVN đưa ra định hướng phát triển công nghệ thông tin đến năm 2025

EVN đưa ra định hướng phát triển công nghệ thông tin đến năm 2025

Nếu không nâng cao nhận thức người dùng về ATTT, chuyển đổi số sẽ không thể thành công

Nếu không nâng cao nhận thức người dùng về ATTT, chuyển đổi số sẽ không thể thành công

Tập đoàn Apple muốn phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Tập đoàn Apple muốn phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Giới trẻ Việt sắp được trải nghiệm nội dung số "made in Vietnam"

Giới trẻ Việt sắp được trải nghiệm nội dung số "made in Vietnam"

Khởi động kế hoạch thành lập Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam

Khởi động kế hoạch thành lập Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019