VNPost - Một phần trọng yếu trong xây dựng Chính phủ điện tử
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ công, hành chính công, trong tham gia xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục nền hành chính nước nhà, được Chính phủ, các Bộ, ngành ghi nhận, đánh giá cao.
- "Chính phủ điện tử chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi an toàn phục vụ người dân và doanh nghiệp"
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Doanh nghiệp Việt Nam cần làm chủ các công nghệ nền tảng trong Chính phủ điện tử
Năm 2019, mặc dù hoạt động trong bối cạnh thị trường bị cạnh tranh hết sức khốc liệt, đặc biệt là trước cuộc chạy đua về giá của các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm phấn đấu của từ tập thể đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp đến toàn thể CBCNV, người lao động, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao phó; duy trì ổn định mạng lưới; giữ vững đoàn kết nội bộ; đảm bảo thu nhập, việc làm cho người lao động.
Theo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2019, tổng doanh thu toàn Tổng công ty ước đạt 27.579 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2018; Tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 535,5 tỷ đồng, tăng 20,3% so với 2018.
Trong đó, doanh thu công ty Mẹ ước đạt 25.519 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch giao, tăng 22,7% so với thực hiện năm 2018; lợi nhuận trước thuế ước đạt 458 tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch giao, tăng 22,6% so với thực hiện năm 2018, hoàn thành chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo kế hoạch Bộ TTTT giao (4,53%). Doanh thu công ty con ước đạt 2.060 tỷ đồng, tăng 16,3% so với thực hiện năm 2018; lợi nhuận trước thuế ước đạt 77,5 tỷ đồng, tăng 8,1% so với thực hiện năm 2018.
Vận động, khuyến khích người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Để đạt được những kết quả nêu trên, trong năm 2019, bên cạnh việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, kiện toàn bổ sung lãnh đạo Tổng công ty, triển khai cơ chế lương tiên tiến tạo động lực trực tiếp, bổ sung các quy chế, quy định nội bộ, bổ sung ngành nghề, điều chỉnh giấy phép kinh doanh để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của Tổng công ty.
Tổng công ty đã tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp để thúc đẩy hiệu quả hoạt động, trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc rà soát, đổi mới cách thức tổ chức kinh doanh dịch vụ trên cả 3 lĩnh vực trụ cột là Dịch vụ Bưu chính, Tài chính Bưu chính, Phân phối truyền thông.
Trong năm 2019, Tổng công ty đẩy mạnh xây dựng cơ chế kinh doanh linh hoạt để phù hợp thị trường, tạo động lực cho người lao động, thu hút khách hàng; tăng cường công tác tiếp thị, giữ vững ổn định khách hàng hiện hữu, phát triển khách hàng mới.
Ngoài ra, Tổng công ty cũng tập trung phát triển lực lượng bán hàng chủ động, lực lượng cộng tác viên, đại lý; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, tập trung thúc đẩy kinh doanh tại các địa bàn xã để gia tăng độ phủ thị trường.
Bên cạnh các giải pháp thúc đẩy kinh doanh dịch vụ, việc đổi mới tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ là những nhóm giải pháp mà Tổng công ty ưu tiên dành nhiều thời gian, nguồn lực để tập trung triển khai.
Trong năm, Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khai thác vận chuyển, triển khai sàn vận tải smartlog, khai trương tàu vận tải bằng container chuyên dụng trục bắc nam, cải tạo, nâng cấp 10 sàn khai thác tại các tỉnh trọng điểm.
Đơn vị thường xuyên triển khai các hoạt động kiểm tra trực tiếp, gián tiếp; thực hiện rà soát, củng cố, kiện toàn, tách biệt rõ nhiệm vụ của đội ngũ kiểm soát dịch vụ và giám sát chất lượng tại các đơn vị…
Qua đó, chất lượng dịch vụ, phục vụ của Tổng công ty ngày càng được củng cố, kiểm soát và nâng cao, góp phần hỗ trợ, gia tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ. Kết quả cải tiến chất lượng dịch vụ của Tổng công ty đã được thể hiện rõ nét qua việc nâng cấp độ quản lý chất lượng của Tổng công ty lên cấp độ Vàng.
Đặc biệt, năm 2019, Tổng công ty dành nhiều thời gian, nguồn lực để triển khai và triển khai đạt kết quả cao các nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công như triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính với gần 15 triệu lượt hồ sơ được chấp nhận và thực hiện với chất lượng an toàn; triển khai thí điểm dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 tại địa bàn của 7 tỉnh, thành trong cả nước; triển khai thí điểm chuyển trung tâm hành chính công về Bưu điện và bố trí nhân viên bưu điện tham gia cung cấp dịch vụ tại bộ phận một cửa các cấp tại 31 tỉnh, thành phố.
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong chi trả các dịch vụ HCC, mở rộng địa bàn thu thuế khoán tại 29 tỉnh, thành phố, chi trả Bảo trợ xã hội tại 60 tỉnh, thành phố, phối hợp với Bộ LĐTBXH tổ chức tổng kết thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi đối với người có công tại 20 tỉnh thành và chuẩn bị kế hoạch triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
Đối với lĩnh vực nghiên cứu phát triển, ứng dụng CNTT, đơn vị đã có những hướng đi, đổi mới mạnh mẽ nhằm thích nghi và bắt nhịp nhanh với yêu cầu thị trường giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0.
Tổng công ty đã đã chỉ đạo quyết liệt việc ứng dụng và phát triển CNTT trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức kinh doanh dịch vụ; xây dựng các định hướng lớn, ban hành "Chiến lược chuyển đổi số"; Cụ thể hóa các nhóm chương trình, đề án của chiến lược chuyển đổi số thành dự án, nhiệm vụ cụ thể; Xây dựng hệ thống thông tin chiến lược phục vụ quản trị điều hành, nắm bắt thông tin, xu hướng thị trường; Chuẩn hoá các hệ thống CNTT, quy trình hướng đến mục tiêu khách hàng.
Hiện tại, Tổng công ty đang tập trung tổ chức triển khai mạnh mẽ chiến lược chuyển đổi số, từng bước chuyển đổi nền tảng kinh doanh của Tổng công ty theo định hướng dịch chuyển thành doanh nghiệp công nghệ để tạo sự đột phá trong phát triển, đón đầu những cơ hội trong giai đoạn tới.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận