Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Ninh Gia (T/h)
06/01/2021 11:31
NIICS

Mới đây, EU đã đạt được thỏa thuận về ngân sách khoảng 7,5 tỷ euro trong 'Kế hoạch châu Âu kỹ thuật số'.

Liên minh châu Âu đang tăng cường giám sát các phương tiện truyền thông xã hội, nền tảng thương mại điện tử và những nền tảng trực tuyến khác thông qua luật pháp, để bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp kỹ thuật số cũng như bảo vệ chủ quyền kỹ thuật số. Thế giới tin rằng luật liên quan do EU ban hành sẽ giúp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và điều chỉnh trật tự của thị trường kỹ thuật số châu Âu.

Ủy ban Châu Âu gần đây đã công bố dự thảo Luật Dịch vụ Kỹ thuật số và Luật Thị trường Kỹ thuật số. Đây là đạo luật lớn đầu tiên của EU ở lĩnh vực này trong 20 năm qua. Nó nhằm mục đích làm rõ trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số và tăng cường bảo vệ các phương tiện truyền thông xã hội, nền tảng thương mại điện tử và quy định của các nền tảng trực tuyến khác.

Đồng thời, EU cũng đạt được thỏa thuận về ngân sách khoảng 7,5 tỉ euro trong "Kế hoạch châu Âu kỹ thuật số", sẽ được sử dụng cho siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng và cải thiện kỹ năng kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của con người.

Cung cấp quy tắc số thống nhất

Luật Dịch vụ Kỹ thuật số và Luật Thị trường Kỹ thuật số cung cấp một bộ quy thống nhất của Liên minh Châu Âu. Cả hai đều có điểm nhấn riêng, cái trước nhấn mạnh trách nhiệm xã hội, cái sau nhấn mạnh khía cạnh kinh tế.

Theo Luật Dịch vụ Kỹ thuật số, các nền tảng trực tuyến với hơn 45 triệu người dùng có nghĩa vụ chủ động xem xét, xử lý và xóa ngay nội dung bất hợp pháp như thông tin sai lệch, khủng bố và phát ngôn gây hiềm khích, đồng thời kiểm tra xem nền tảng của họ có phải là sản phẩm nguy hiểm hay hàng giả của bên thứ ba hay không. Nó cũng tiết lộ các thông số thuật toán của nhà quảng cáo và thông tin xếp hạng. Công ty vi phạm sẽ bị phạt tới 6% doanh thu hàng năm.

Luật Thị trường số sẽ tăng cường sự giám sát của các đại gia Internet để giải quyết vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Theo đạo luật, các công ty có doanh thu, số lượng người dùng hoặc giá trị thị trường đạt đến một quy mô nhất định và cung cấp dịch vụ nền tảng ở ít nhất ba quốc gia châu Âu được định nghĩa là "người gác cổng".

Dư luận thường tin rằng Google, Apple, Amazon, Facebook và những gã khổng lồ công nghệ Internet khác của Mỹ mới đáp ứng được những tiêu chuẩn này.

Theo báo cáo đánh giá nội bộ trước đây do Liên minh châu Âu công bố, những đại gia trên đã có những hành động như đặt ra điều khoản hợp đồng không công bằng, tính phí hoa hồng quá mức và ưu đãi sản phẩm tự vận hành trên nền tảng, vi phạm nguyên tắc công bằng.

Đáp lại, dự luật đặt ra hàng loạt quy định nghiêm ngặt, những người vi phạm sẽ bị phạt tới 10% doanh thu hàng năm và thậm chí bị cấm hoàn toàn vào thị trường EU.

Bảo vệ chủ quyền kỹ thuật số của EU

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên EU tăng cường giám sát mạng lưới từ các quy tắc. Trong những năm gần đây, Liên minh Châu Âu đã liên tiếp phát hành một số tài liệu chính sách như Quy định chung về bảo vệ dữ liệu và Quy định về dòng chảy tự do của dữ liệu phi cá nhân.

Theo Tòa án Kiểm toán châu Âu, EU đã không hiệu quả trong việc kiềm chế cạnh tranh ác ý giữa Facebook và Google. Một số nhà phân tích tin rằng những nỗ lực của Liên minh Châu Âu nhằm hạn chế nội dung trực tuyến bất hợp pháp, chẳng hạn như phát ngôn gây hiềm khích trực tuyến cũng không đủ. Nguyên nhân sâu xa do EU đã đánh mất "chủ quyền kỹ thuật số".

Dữ liệu cho thấy, thị phần Châu Âu trong giá trị vốn hóa thị trường của 70 nền tảng kỹ thuật số lớn nhất thế giới khá thấp và 92% dữ liệu của các nước phương Tây được lưu trữ ở Mỹ, chỉ 4% được lưu trữ ở Châu Âu. Các nền tảng thương mại điện tử và nền tảng xã hội của Mỹ đã chiếm hầu hết thị trường châu Âu.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen coi chủ quyền kỹ thuật số là nền tảng trong mục tiêu "hành động độc lập trong thế giới kỹ thuật số" của EU. Trước đó, Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận về ngân sách khoảng 7,5 tỉ euro cho "Kế hoạch châu Âu kỹ thuật số", sẽ được sử dụng cho siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, cải thiện kỹ năng kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

13 quốc gia châu Âu bao gồm Đức, Pháp và Tây Ban Nha đã khởi động "Chương trình liên minh công nghiệp bán dẫn và chip điện tử châu Âu" nhằm phá vỡ sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực chip; Đức và Pháp cùng ra mắt dự án điện toán đám mây Gaia-X vào tháng 6/2020 để tăng cường bảo mật dữ liệu châu Âu nhằm thay thế “Đám mây của Mỹ”. Liên minh châu Âu gần đây thông báo sẽ thành lập một trung tâm nghiên cứu an ninh mạng để cải thiện khả năng an ninh mạng và tăng cường quyền tự chủ chiến lược.

Tạo một sân chơi bình đẳng

Sau khi hai dự thảo luật được đưa ra, nhiều người châu Âu đã hoan nghênh và nhận định chúng sẽ tạo ra một thị trường kỹ thuật số công bằng, cởi mở và minh bạch hơn.

Jan Panflat, nhà tư vấn chính sách cấp cao của Tổ chức Quyền Kỹ thuật số Châu Âu, tin rằng công nghệ kỹ thuật số đã có những bước phát triển vượt bậc và hệ sinh thái Internet trải qua những thay đổi to lớn, nhưng luật về trách nhiệm của các nền tảng trực tuyến vẫn chưa được cập nhật.

Tất nhiên, giới công nghệ của Mỹ bày tỏ sự không hài lòng. Facebook và Amazon tin rằng hành động nhắm mục tiêu vào một số công ty là không công bằng.

Google bày tỏ lo ngại rằng dự luật mới sẽ hạn chế khả năng của nền tảng trong việc tiếp tục cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như người tiêu dùng.

Phòng Thương mại Mỹ tuyên bố, dự thảo mới của EU sẽ không giúp ích gì cho khả năng cạnh tranh của chính châu Âu. Jon Fleck, Phó giám đốc Sáng kiến ​​Tương lai Châu Âu của Tổ chức tư vấn Mỹ "Hội đồng Đại Tây Dương", đánh giá các quy định mới có thể làm gia tăng sự khác biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số giữa Mỹ với Châu Âu, và cuộc chơi trong việc giám sát kỹ thuật số sẽ leo thang trong tương lai.

Theo ICTNews

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Sở hữu trí tuệ nên là nền tảng của sản phẩm Make in Vietnam

Sở hữu trí tuệ nên là nền tảng của sản phẩm Make in Vietnam

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Conversations và Moments - Một nền tảng đa tác vụ cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Conversations và Moments - Một nền tảng đa tác vụ cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Tấn công phần cứng: hành vi tội phạm mạng thế hệ tiếp theo

Tấn công phần cứng: hành vi tội phạm mạng thế hệ tiếp theo

Giới chức Mỹ cho TikTok thêm 2 tuần để bán mình

Giới chức Mỹ cho TikTok thêm 2 tuần để bán mình

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Người dùng phải tuân thủ quy trình bảo mật khi lưu trữ dữ liệu trên Cloud

Người dùng phải tuân thủ quy trình bảo mật khi lưu trữ dữ liệu trên Cloud

Blockchain đang ứng dụng trong các lĩnh vực nào

Blockchain đang ứng dụng trong các lĩnh vực nào

Viettel Cyber Security xây hệ sinh thái an toàn thông tin Make in Vietnam, quyết nhắm vị trí số 1 tại Việt Nam

Viettel Cyber Security xây hệ sinh thái an toàn thông tin Make in Vietnam, quyết nhắm vị trí số 1 tại Việt Nam

Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức tập huấn về mật mã dân sự

Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức tập huấn về mật mã dân sự

Facebook phải chịu trách nhiệm về những thông tin sai lệch trong phát biểu của chính trị gia

Facebook phải chịu trách nhiệm về những thông tin sai lệch trong phát biểu của chính trị gia

TP HCM thí điểm AI quản lý giao thông để thu phí phương tiện vào sân bay Tân Sơn Nhất

TP HCM thí điểm AI quản lý giao thông để thu phí phương tiện vào sân bay Tân Sơn Nhất

Autralia thiết lập bảo mật các tên miền trên internet

Autralia thiết lập bảo mật các tên miền trên internet

Đừng thi đại học 27 điểm chỉ để đi gia công phần mềm

Đừng thi đại học 27 điểm chỉ để đi gia công phần mềm

Thế nào là xác thực SCA?

Thế nào là xác thực SCA?

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019