Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Ninh Gia
29/11/2020 15:41
NIICS

Trước những dự báo về sự bùng nổ của mạng 5G trong thời gian tới đang đặt ra yêu cầu về các ứng dụng của hạ tầng mạng này vào thực tế đời sống trong đó là những vẫn đề về tối ưu cũng như đảm bảo sự an toàn cho hệ sinh thái IoT trong tương lai gần.

Ảnh hưởng quá nặng của đại dịch Covid-19 trên quy mô toàn cầu đã làm chậm lộ trình thương mại hóa mạng 5G tại không ít quốc gia. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nhau, phải làm việc từ xa càng làm nổi rõ hơn nhu cầu bức thiết phải sớm triển khai và mở rộng hệ sinh thái IoT (internet vạn vật) 5G.

Việt Nam sẽ có 5G thương mại vào giữa năm 2021

Việt Nam có 3 nhà mạng di động là VinaPhone, Viettel, MobiFone được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ viễn thông 5G với quy mô trạm BTS có giới hạn.

Trong đó, chỉ có VinaPhone thử nghiệm tại cả TP HCM lẫn Hà Nội, Viettel thử nghiệm tại Hà Nội còn MobiFone tại TP HCM. Giấy phép thử nghiệm 5G thương mại có thời hạn tối đa là giữa năm 2021. Có nghĩa là, các nhà mạng có thể bắt đầu chính thức cung cấp 5G thương mại trong nửa cuối năm 2021.

Khác với các công nghệ mạng di động trước đó, khi nói tới mạng 5G, người ta không chỉ gói gọn trong viễn thông cơ bản, internet di động mà còn mở rộng ra các lĩnh vực cần những đặc tính chỉ 5G mới có như độ trễ gần như bằng 0, có thể kết nối cùng lúc hàng trăm thiết bị. Và một trong những lĩnh vực từ lâu nay vốn được coi là một xu hướng mới, thậm chí một thời kỳ mới là IoT sẽ hưởng nhiều lợi ích từ mạng 5G.

Hiện hệ sinh thái IoT ngày càng đa dạng với những chiếc đồng hồ, vòng đeo tay, kính thông minh; các thiết bị gia dụng trong ngôi nhà thông minh như đèn, quạt, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi… nghĩa là các thiết bị điện tử có kết nối internet và có thể điều khiển từ xa qua internet.

Trải nghiệm xem phim bằng công nghệ 5G, phim mịn, mượt, thời gian tải phim gần như bằng 0.

Nếu trí tuệ nhân tạo AI là giai đoạn tiếp theo của công nghệ thì IoT có thể được gọi là giai đoạn tiếp theo của internet. Đó là lúc mọi thứ trong cuộc sống đều có thể kết nối internet và "nói chuyện" với nhau.

Matthew Evans, người đứng đầu bộ phận lập trình IoT ở trang công nghệ Anh TechUK, mô tả: "IoT là làm cho các thiết bị, từ các cảm biến đơn giản tới các smartphone và thiết bị đeo thông minh có thể kết nối với nhau".

Các thiết bị IoT được phổ biến sau smartphone nhưng tới nay đã nhiều hơn smartphone. Theo dự báo của Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC, vào năm 2025 ước tính có tới 41,6 tỉ thiết bị IoT sẽ được sử dụng trên thế giới, hình thành một mạng lưới các thiết bị có thể kết nối với nhau, từ smartphone tới thiết bị nhà bếp. Và một trong những mục đích của việc phát triển 5G chính là để đáp ứng cho nhu cầu thiết bị IoT này.

Tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng 2020 - Vietnam Security Summit 2020 mới đây ở Hà Nội, ông Bill Feng, chuyên gia cao cấp về giải pháp an ninh mạng và bảo mật dữ liệu của nhóm kinh doanh Huawei Carrier BG thuộc Tập đoàn công nghệ Huawei, đã chia sẻ: "Với việc tăng tốc triển khai mạng 5G, các kịch bản ứng dụng IoT đã đến. Với việc tăng tốc triển khai mạng 5G, các kịch bản ứng dụng IoT với độ trễ thấp và độ tin cậy cao sẽ ngày càng trở nên đa dạng".

Bà Michelle Engarto, Phó Chủ tịch về các giải pháp không dây tại Corning, một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, dự báo rằng: "5G sẽ tạo ra sự phát triển bùng nổ của các thiết bị IoT trên thị trường. Độ trễ cực thấp của 5G sẽ mở đường cho các trường hợp sử dụng mới hơn như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), đồng thời mở ra các khả năng đột phá mới hơn trong việc số hóa các ngành dọc như: chăm sóc sức khỏe, sản xuất thông minh và giáo dục. Nó có thể là động lực chính để xây dựng các thành phố thông minh hơn với sự tiến bộ trong giao thông vận tải, an toàn công cộng và thậm chí cả bán lẻ".

Theo ông Bill Menezes, một nhà phân tích cao cấp của hãng nghiên cứu Gartner, giao tiếp giữa máy và máy rộng lớn kết hợp với sự kết hợp sắp tới của các khả năng NB-IoT (IoT băng tần hẹp) của 5G, có thể khuyến khích thêm việc triển khai IoT. Điều này có thể bao gồm các thành phố thông minh có thể gặp ít khả năng phải mở rộng về sau hơn như với các công nghệ không dây di động khác như 4G LTE hoặc mạng internet không dây WiFi. 5G trong các phiên bản sau này có khả năng hỗ trợ nhiều thiết bị hơn đáng kể trong vùng phủ sóng của nó. Ngoài ra, ở dải tần trung và dải thấp, nó sẽ truyền xa hơn và do đó bao phủ các khu vực lớn hơn WiFi".

Bài toán bảo mật của các thiết bị IoT

Khác với smartphone, các thiết bị IoT đa dạng có giá rất rẻ và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Với số lượng quá nhiều, chất lượng đa dạng, "binh đoàn" IoT có thể gây rối, thậm chí tắc nghẽn mạng.

Hệ sinh thái IoT sẽ là nền tảng cho mạng 5G thương mại hoá trong năm 2021.

Và điều đáng lưu ý là với khả năng bảo mật thấp hơn smartphone, các thiết bị IoT dễ dàng trở thành những cửa ngõ cho bọn tội phạm tin học mạng xâm nhập vào các hệ thống mạng. Các mối đe dọa bảo mật IoT đến từ các thiết bị đầu cuối, đường truyền, nền tảng/đám mây và ứng dụng.

Tại hội thảo về an ninh mạng do Việt Nam vừa tổ chức, các diễn giả là chuyên gia quốc tế khuyến cáo rằng với sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng IoT, các sự cố bảo mật của IoT không ngừng xảy ra.

Các phương tiện truyền thông đã đưa tin về nhiều sự cố IoT, chẳng hạn như virus Stuxnet, sự cố lưới điện Ukraine và sự cố mất kết nối internet ở Bờ Đông nước Mỹ do virus Mirai lây nhiễm trên một số lượng lớn camera.

Trong năm 2019, nhiều khóa cửa thông minh cũng được phát hiện có lỗ hổng bảo mật. Những kẻ tấn công có thể sử dụng các lỗ hổng để mở cửa và đột nhập nhà từ xa.

Vì thế, song song với việc triển khai 5G thương mại, các cơ quan chức năng nhà nước cần phải xây dựng được những giải pháp để có thể tối ưu hóa mà vẫn bảo vệ an toàn được cho hệ sinh thái IoT đang được dự báo sẽ bùng nổ khi được chấp thêm đôi cánh 5G.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Sở hữu trí tuệ nên là nền tảng của sản phẩm Make in Vietnam

Sở hữu trí tuệ nên là nền tảng của sản phẩm Make in Vietnam

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Conversations và Moments - Một nền tảng đa tác vụ cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Conversations và Moments - Một nền tảng đa tác vụ cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Tấn công phần cứng: hành vi tội phạm mạng thế hệ tiếp theo

Tấn công phần cứng: hành vi tội phạm mạng thế hệ tiếp theo

Giới chức Mỹ cho TikTok thêm 2 tuần để bán mình

Giới chức Mỹ cho TikTok thêm 2 tuần để bán mình

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Người dùng phải tuân thủ quy trình bảo mật khi lưu trữ dữ liệu trên Cloud

Người dùng phải tuân thủ quy trình bảo mật khi lưu trữ dữ liệu trên Cloud

Nhật Bản lần đầu có siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản lần đầu có siêu máy tính nhanh nhất thế giới

COVID-19 "thổi bay" nỗ lực xây dựng sắc thuế kỹ thuật số chung cho cả thế giới

COVID-19 "thổi bay" nỗ lực xây dựng sắc thuế kỹ thuật số chung cho cả thế giới

Các di sản văn hoá ASEAN sẽ được lan tỏa thông qua lưu trữ kỹ thuật số

Các di sản văn hoá ASEAN sẽ được lan tỏa thông qua lưu trữ kỹ thuật số

Ông Nguyễn Trọng Đường: Mỗi giờ Việt Nam đang chịu hơn 1 cuộc tấn công mạng

Ông Nguyễn Trọng Đường: Mỗi giờ Việt Nam đang chịu hơn 1 cuộc tấn công mạng

Doanh nghiệp ‘mở cửa’ chuyển đổi số với điện toán đám mây

Doanh nghiệp ‘mở cửa’ chuyển đổi số với điện toán đám mây

Sẽ công bố Chỉ số an toàn thông tin mạng Việt Nam 2019 vào đầu năm tới

Sẽ công bố Chỉ số an toàn thông tin mạng Việt Nam 2019 vào đầu năm tới

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đã hết thời giấu kín sự cố tấn công mạng

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đã hết thời giấu kín sự cố tấn công mạng

Thế nào là xác thực SCA?

Thế nào là xác thực SCA?

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019