Đổi mới sáng tạo - Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

Đoàn Trang
28/04/2022 11:19
NIICS

Theo đó, tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo là chìa khóa "bứt phá" năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyết định tốc độ phát triển của các quốc gia và nền kinh tế.

Chủ trương và chiến lược thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia được thể hiện trong nhiều Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Với tinh thần lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới công nghệ, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, y - dược như: chọn tạo giống, chế biến sau thu hoạch, chế biến thủy sản, công nghiệp phụ trợ, ứng dụng công nghệ tự động hóa, sản xuất tế bào gốc... nhằm nâng cao năng lực KH&CN quốc gia, năng lực hấp thu công nghệ của doanh nghiệp; tạo ra các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, hình thành và phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh về năng suất, chất lượng và giá thành.

Đổi mới sáng tạo là "chìa khoá" để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế
Đổi mới sáng tạo là "chìa khoá" để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.

Ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN cho biết: Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, triển khai từ năm 2013 đến nay đã chọn được 58 đơn vị có năng lực tham gia thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở hơn 500 đề xuất theo ngành, lĩnh vực và định hướng ưu tiên từ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội ngành, nghề... triển khai tại hơn 20 tỉnh, thành phố trong cả nước và một số địa phương vùng kinh tế khó khăn với các lĩnh vực công nghệ khác nhau, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chương trình tập trung nghiên cứu triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo chuỗi sản xuất, liên kết chuỗi giá trị sản phẩm, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ phục vụ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thông qua Chương trình, hàng trăm công nghệ, quy trình công nghệ được hấp thu và làm chủ, hàng chục bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được đăng ký bảo hộ, năng suất lao động trung bình tăng mạnh, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp có năng suất lao động tăng gấp 4-5 lần.

Sau đổi mới công nghệ, sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước ngoài, doanh thu của các doanh nghiệp tăng hơn 2 lần, lợi nhuận tăng khoảng 2,4 lần so với trước.

Điển hình, Tập đoàn Sao Mai đã chuyển giao, hoàn thiện công nghệ tinh luyện dầu, công nghệ enzym thu nhận bột đạm từ phụ phẩm cá tra thành các loại dầu thực phẩm, bột nêm, bột cá chất lượng cao... nâng tầm giá trị cá tra lên khoảng 28%/năm, doanh nghiệp tiêu thụ khoảng 1/3 lượng mỡ cá tra toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công hệ thống chiếu sáng chuyên dụng trong công nghiệp nhân giống và điều khiển ra hoa một số loại cây trồng quy mô công nghiệp, đồng thời tiếp tục hoàn thiện và phát triển công nghệ sản xuất hệ sinh thái LED 4.0 ứng dụng trong đô thị thông minh, ngôi nhà thông minh và trang trại trồng trọt thông minh.

Công ty cổ phần ô tô Trường Hải ứng dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất, điều hành nhằm hướng tới xây dựng nhà máy thông minh theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nâng tỷ lệ tự động hóa sản xuất lên tới 70-80%, sản phẩm xuất xưởng tăng 15%/năm và chi phí giảm 2%/sản phẩm.

Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộc tiếp nhận chuyển giao công nghệ và xây dựng mô hình nuôi tôm hùm trong bể trên bờ quy mô công nghiệp đầu tiên trong cả nước đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác động của thiên nhiên, sản phẩm tôm hùm thương phẩm có màu sắc đẹp, tỷ lệ sống trên 75%, năng suất đạt 4-5 kg/m3 mang lại giá trị kinh tế cao, phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại Việt Nam...

Ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ khẳng định: Những kết quả của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã đóng góp đáng kể trong việc tạo lập nền tảng quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực hấp thu, làm chủ công nghệ của một số ngành, lĩnh vực và góp phần hình thành một số sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường phù hợp với định hướng phát triển của ngành KH&CN giai đoạn 2011-2020. Theo đó, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện đến năm 2030 theo Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 25/1/2021.

Chuyển dịch mô hình tăng trưởng, “bứt phá” năng suất và chất lượng

Nhìn lại chặng đường phát triển của Việt Nam thời gian vừa qua, đổi mới sáng tạo và công nghệ đã đóng góp quan trọng, toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch mô hình tăng trưởng và tăng về chuỗi giá trị.

Chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,2% giai đoạn 2016-2020. Đổi mới sáng tạo và công nghệ sẽ tiếp tục là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn 2021-2030.

Để hiện thực hóa yêu cầu về vai trò KH&CN trong giai đoạn mới, Văn kiện Đại hội XIII khẳng định, phải đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Tại Văn kiện Đại hội XIII về vai trò của KH&CN không chỉ nhấn mạnh phát triển và ứng dụng KH&CN mà coi đổi mới sáng tạo như một định hướng trung tâm của phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc.

Luật KH&CN năm 2013 cũng chỉ rõ, đổi mới sáng tạo là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.

Ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cho biết, đối với các doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp tập trung vào đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới công nghệ, đổi mới cách thức tiếp cận và phát triển thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng. Đối với các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng ngày phải đối diện với những khó khăn, thách thức, vì vậy, hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn công nghệ và hỗ trợ xúc tiến đầu tư đổi mới công nghệ là những hoạt động tối cần thiết, cần được tiến hành thường xuyên có hệ thống và tính chuyên nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hiện nay, để góp phần giải quyết các vấn đề của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, Cục tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động như: Đề xuất các chính sách, giải pháp trên cơ sở thực chứng về đo lường, triển khai, đánh giá hiệu quả hoạt động đổi mới sáng tạo, góp phần giải quyết vấn đề thiên kiến trong phân bố nguồn lực cho đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển năng lực bắt kịp trình độ công nghệ thông qua tiếp nhận, phổ biến, sáng tạo công nghệ, góp phần giải quyết vấn đề “nghịch lý của đổi mới sáng tạo”; Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng và sự phù hợp của hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và tạo ra tri thức, nâng cấp phương thức quản lý, đổi mới sản phẩm và quy trình để ứng dụng công nghệ; Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, hấp thụ công nghệ và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chiếm phần lớn trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo...

Thời gian tới, Việt Nam cần phải có một bước chuyển về mặt chiến lược, chuyển dịch mô hình tăng trưởng để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng kết hợp với phát triển công nghệ trong một số ngành, lĩnh vực mới có thế mạnh.

Đồng thời, phải xác định khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước; là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực chính của mô hình phát triển kinh tế-xã hội.

Nguồn: https://dientungaynay.com/khoi-nghiep-sang-tao/doi-moi-sang-tao-chia-kho...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Ba xu hướng tác động đến phương thức hoạt động của doanh nghiệp của chuyển đổi kỹ thuật số

Ba xu hướng tác động đến phương thức hoạt động của doanh nghiệp của chuyển đổi kỹ thuật số

Một số giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp ICT trong bối cảnh hậu Covid-19

Một số giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp ICT trong bối cảnh hậu Covid-19

Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2021

Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2021

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam

Nhiều công ty khởi nghiệp chọn chuyển đổi số ngay từ đầu

Nhiều công ty khởi nghiệp chọn chuyển đổi số ngay từ đầu

Techfest Việt Nam - Khẳng định vị thế startup Việt trên bản đồ khởi nghiệp thế giới

Techfest Việt Nam - Khẳng định vị thế startup Việt trên bản đồ khởi nghiệp thế giới

AI - Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2020

AI - Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2020

Lập GotIT Trần Việt Hùng trả lời câu hỏi ‘khởi nghiệp vì tiền hay để tạo ra giá trị?”

Lập GotIT Trần Việt Hùng trả lời câu hỏi ‘khởi nghiệp vì tiền hay để tạo ra giá trị?”

Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Hà Nội 2019 khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên

Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Hà Nội 2019 khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên

Đồng Tháp: Tạo nền tảng đề khởi nghiệp phát triển

Đồng Tháp: Tạo nền tảng đề khởi nghiệp phát triển

5 lý do khiến Coworking Space trở thành cơn sốt tại Việt Nam

5 lý do khiến Coworking Space trở thành cơn sốt tại Việt Nam

Everest Education - Startup Việt kêu gọi thành công 4 triệu USD để phát triển

Everest Education - Startup Việt kêu gọi thành công 4 triệu USD để phát triển

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Ba xu hướng tác động đến phương thức hoạt động của doanh nghiệp của chuyển đổi kỹ thuật số

Ba xu hướng tác động đến phương thức hoạt động của doanh nghiệp của chuyển đổi kỹ thuật số

Một số giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp ICT trong bối cảnh hậu Covid-19

Một số giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp ICT trong bối cảnh hậu Covid-19

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam

Nhiều công ty khởi nghiệp chọn chuyển đổi số ngay từ đầu

Nhiều công ty khởi nghiệp chọn chuyển đổi số ngay từ đầu

Techfest Việt Nam - Khẳng định vị thế startup Việt trên bản đồ khởi nghiệp thế giới

Techfest Việt Nam - Khẳng định vị thế startup Việt trên bản đồ khởi nghiệp thế giới

AI - Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2020

AI - Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2020

5 lý do khiến Coworking Space trở thành cơn sốt tại Việt Nam

5 lý do khiến Coworking Space trở thành cơn sốt tại Việt Nam

Everest Education - Startup Việt kêu gọi thành công 4 triệu USD để phát triển

Everest Education - Startup Việt kêu gọi thành công 4 triệu USD để phát triển

Shark Việt tiết lộ lý do "chịu thiệt" khi đàm phán với Founder Triip: Bạn ấy khác các startup khác, dám thuê Shark về làm việc!

Shark Việt tiết lộ lý do "chịu thiệt" khi đàm phán với Founder Triip: Bạn ấy khác các startup khác, dám thuê Shark về làm việc!

Google mở rộng chương trình Bệ Phóng Việt Nam Digital 4.0

Google mở rộng chương trình Bệ Phóng Việt Nam Digital 4.0

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019