"Đô thị thông minh" ở Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Xuân Anh
22/11/2019 06:13
NIICS

Xu thế phát triển ĐTTM ở Việt Nam đã hình thành. Đây là khái niệm mới, cần được nghiên cứu thấu đáo, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương tới địa phương, phù hợp với xu thế phát triển chung và điều kiện của Việt Nam để phát triển bền vững.

Hiện nay, xây dựng ĐTTM đang là một thách thức vì chưa có một hệ thống các tiêu chuẩn đầy đủ, thống nhất. ĐTTM thường được hiểu là đưa hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, vận hành đô thị, hướng việc cung cấp một cách bền vững cuộc sống chất lượng cao cho cư dân, môi trường kinh doanh chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới sự sáng tạo cho người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi xây dựng ĐTTM cần phải xác định chuẩn áp dụng có thể kết nối tất cả các ứng dụng và dịch vụ thông minh thành một hệ thống chỉnh thể, vận hành đồng bộ và hiệu quả. Các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép kết nối giữa các bộ phận; Tiêu chuẩn về dữ liệu sẽ giúp đảm bảo một khả năng lưu trữ, trao đổi, chia sẻ, tích hợp, an toàn bảo mật; Tiêu chuẩn về quản trị tạo ra một cách thức làm việc thống nhất, đồng bộ cho tất cả các bên tham gia. Hệ thống các tiêu chuẩn cho phép triển khai, kiểm tra, đánh giá, quản lý chất lượng, chia sẻ dữ liệu, khai thác hạ tầng dùng chung giữa các lĩnh vực thông minh.

Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu như ISO, IEC, ITU, CEN-CENCELEC.., đã và đang rất tích cực nghiên cứu, triển khai xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về ĐTTM, trong lĩnh vực tiêu chuẩn chuyên ngành của họ.

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã thành lập Nhóm Tham vấn Chiến lược (SAG) trực thuộc Ban Quản lý Kỹ thuật (TMB) xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tiêu chuẩn quốc tế ISO về Smart City.

Bên cạnh đó, ISO có các ban kỹ thuật tiêu chuẩn ISO/TC 268, TC 59/ĐTTM17, TC 163, TC 205, TC 242, ISO/IEC JTC1/ĐTTM1 tập trung nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn ISO về ĐTTM. Đến nay ISO đã có các tiêu chuẩn đầu tiên cụ thể về ĐTTM như sau: ISO 37120, ISO/TR 37150, ISO 37101, ISO 37102, ISO/TR 37121, ISO 37151, ISO 37152… Nội dung các tiêu chuẩn này tập trung vào việc định hình và phát triển bền vững cộng đồng, đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống và dịch vụ cung cấp cho cộng đồng.

Các tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu rất cao về ĐTTM và cần phải có một quá trình dài mới đạt được. Đối với chúng ta, bước đầu đặt nền móng cho việc xây dựng ĐTTM, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, chúng ta có thể sử dụng một hệ thống các tiêu chí xây dựng ĐTTM dựa trên 6 đặc trưng cơ bản của ĐTTM.

“Việc xây dựng một ĐTTM là vấn đề không hề đơn giản. Mỗi thành phố phải đối mặt với những thách thức riêng và đòi hỏi phải kết hợp nhiều giải pháp. Tuy nhiên, có một mẫu số chung giúp đơn giản hóa nhiệm vụ này.

Các tiêu chuẩn quốc tế hỗ trợ việc phát triển các giải pháp được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của một thành phố nhất định. Chúng chứa đựng những kiến thức chuyên môn và thực tiễn tốt nhất và là những yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng và hiệu năng của sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, tiêu chuẩn cũng tạo ra sự tương thích giữa các công nghệ, giúp người dùng so sánh và lựa chọn giải pháp tốt nhất có sẵn.

Tiêu chuẩn cũng mở ra cánh cửa rộng hơn cho việc lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ. Chúng giúp tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy sự đổi mới. Theo một cách tiếp cận hệ thống, tiêu chuẩn cho phép tích hợp các cấu trúc hoặc giải pháp từ các nhà cung cấp khác nhau.

Các tiêu chuẩn quốc tế giúp mọi thứ cùng hoạt động an toàn và trơn tru ở mọi cấp độ của thành phố. Tiêu chuẩn cung cấp nền tảng cho việc tiếp cận nguồn điện cũng như tất cả các thiết bị, hệ thống điện, điện tử. Tiêu chuẩn hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông từ đó cho phép thu thập, trao đổi và phân tích dữ liệu, bảo mật thông tin. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là tiêu chuẩn cung cấp hướng dẫn quan trọng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống đô thị, bao gồm các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, giao thông thông minh, quản lý chất thải được cải thiện, xây dựng cộng đồng bền vững và nhiều hơn thế nữa.

Với tiêu chuẩn, chúng ta có thể từng bước làm cho các ĐTTM, các hòn đảo thông minh riêng lẻ có thể cùng phát triển và kết nối với nhau.

Thật tuyệt vời khi biết rằng các tiêu chuẩn quốc tế sẽ hỗ trợ cho sự phát triển ĐTTM một cách hiệu quả và toàn diện”. Trích "Ngày tiêu chuẩn Thế giới 14 tháng 10 năm 2017".

Việc xác định một hệ thống tiêu chí để đánh giá ĐTTM ở Việt Nam là một công việc quan trọng, cần thiết khi mà xu hướng đẩy mạnh ứng dụng CNTT để xây dựng ĐTTM là xu hướng tất yếu. Công việc này cần nhiều thời gian và Bộ Thông tin và Truyền thông đã được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá, công nhận ĐTTM và hướng dẫn các địa phương thực hiện.

Các địa phương đang ở bước đầu quá trình xây dựng ĐTTM, do vậy cách tiếp cận ở đây là trong khi đợi Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng xong bộ tiêu chí, chúng ta tạm lấy các tiêu chí ĐTTM đã được phổ biến trên thế giới để định hướng, hiện trạng thực tế của địa phương nói chung và đô thị của địa phương nói riêng, trên cơ sở đó cụ thể hóa theo lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn. Khi Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra bộ tiêu chí đánh giá, thì việc thực hiện đề án sẽ phải tuân theo các tiêu chí đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cách làm này phù hợp với chỉ đạo của địa phương là trong giai đoạn đầu tập trung chủ yếu xây dựng ĐTTM cho đô thị/thành phố loại vừa và nhỏ.

Để xây dựng ĐTTM chúng ta phải vạch được ra những vấn đề tồn tại, xây dựng lộ trình, phương hướng giải quyết các vấn đề. Dưới đây là một ví dụ:

Mô hình: Hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) trong lĩnh vực ĐTTM

 

Vấn đề đặt ra

Phương hướng giải quyết

 

Hiện trạng phát triển

Bối cảnh phát triển của các thành phố ở Việt Nam là đô thị hóa nhanh và xuất phát điểm thấp.

Các đô thị của Việt Nam chưa phải là các đô thị hiện đại và do đó rất cần thiết phải xây dựng ĐTTM

Những bức xúc về vấn đề đô thị tập trung hầu hết tại các địa phương thuộc 5 thành phố trực thuộc TƯ, 2 vùng KTTĐ Bắc Bộ và phía Nam.

Giai đoạn trước mắt cần tập trung giải quyết đối với các đô thị thuộc các vùng này.

 

Ưu điểm

Các đô thị của Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển: dân số thành thị trẻ, độ phủ Internet cao, tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh cùng xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng.

Tăng cường phủ sóng Wifi miễn phí tại đô thị.

Công nghiệp CNTT sản xuất các đầu cuối thông minh giá rẻ.

 

 

 

 

Nhược điểm

Hiện trạng phát triển đô thị cho thấy các đô thị khác nhau phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau: giao thông, chất thải (Hà Nội, TP.HCM), môi trường (các địa phương có phát triển công nghiệp v.v), du lịch...

Từng đô thị phải có ưu tiên lĩnh vực triển khai, không làm theo phong trào.

Hai siêu đô thị gặp vấn đề trong quản lý nội đô, quản lý mở rộng tràn lan, thiếu hạ tầng kết nối tại các khu vực ngoại vi và kết nối vùng.

Quản lý đô thị (đặc biệt là quản lý cơ sở hạ tầng) phải đặt lên hàng đầu.

Các đô thị trung bình và nhỏ: Thiếu nguồn lực phát triển, ít hỗ trợ lan tỏa đô thị dẫn đến mất cân đối với về lao động và định cư trong không gian phát triển quốc gia.

Tập trung theo thế mạnh của từng đô thị để huy động nguồn vốn xã hội hóa cho phát triển đô thị. VD: Quảng Nam (Hội An), Quảng Ninh (TP. Hạ Long), Kiên Giang (Phú Quốc) v.v.

 

 

 

Cơ hội

Hà Nội, TP.HCM là thành phố tiềm năng cho sự phát triển và do vậy sẽ rất hấp dẫn đầu tư của các tập đoàn lớn.

Các tiêu chí về kinh tế thông minh phải đạt theo các tiêu chí quốc tế.

Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Phú Quốc, Hạ Long… đã và đang làm điểm du lịch có thương hiệu của khu vực và thế giới.

Các ứng dụng và dịch vụ du lịch thông minh, thành phố an toàn cần phải xây dựng theo các tiêu chí quốc tế.

Nhiều sản phẩm IoT/ĐTTM do doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ IoT/ĐTTM trong nước phát triển.

 

 

 

 

 

 

Thách thức

 

 

 

 

 

Hệ thống quy hoạch đô thị còn những bất cập về cả thể chế và phương pháp quản trị.

 

Mô hình quy hoạch thông minh - quản lý tất cả quy hoạch trên 1 hệ thống bản đồ số duy nhất. Áp dụng hệ thống quản lý ISO 37101 cho ĐTTM.

Tổ chức quản lý phát triển thiếu nền tảng tích hợp. 

Cơ sở hạ tầng thông tin thông minh phát triển bền vững.

Thiếu sự kết nối và giải quyết vấn đề phát triển đô thị theo không gian ảnh hưởng.

Quản lý một số ứng dụng và dịch vụ ĐTTM theo vùng chứ không theo ranh giới hành chính cấp địa phương.

Thiếu công cụ để làm rõ những tác động đa chiều, chí phí ẩn có tính lâu dài.

Trung tâm Điều hành ĐTTM với cơ sở dữ liệu dùng chung, trí tuệ nhân tạo và Big Data có năng lực dự báo, đánh giá tác động dựa trên các số liệu thời gian thực…).

Lược trích: Báo cáo đề tài "Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam"

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Từ Internet vạn vật đến hệ sinh thái an toàn thông tin

Từ Internet vạn vật đến hệ sinh thái an toàn thông tin

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Chuẩn bức xạ điện từ cũ liệu có còn phù hợp?

Trạm phát 5G - Chuẩn bức xạ điện từ cũ liệu có còn phù hợp?

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Chuyển đổi số quốc gia - Nền tảng cho Kinh tế số thúc đẩy tăng trưởng trởi lại trước thách thức

Chuyển đổi số quốc gia - Nền tảng cho Kinh tế số thúc đẩy tăng trưởng trởi lại trước thách thức

Mục tiêu trọng tâm để nền kinh tế số bứt phá

Mục tiêu trọng tâm để nền kinh tế số bứt phá

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Một vài nét về thực trạng chuẩn hóa mật mã hậu lượng tử (Phần 1)

Một vài nét về thực trạng chuẩn hóa mật mã hậu lượng tử (Phần 1)

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của Australia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của Australia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

CMCN 4.0: Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam (phần 1)

CMCN 4.0: Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam (phần 1)

CMCN 4.0: Vai trò của doanh nghiệp trong cuộc CMCN lần thứ tư (phần 1)

CMCN 4.0: Vai trò của doanh nghiệp trong cuộc CMCN lần thứ tư (phần 1)

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Hạ tầng dùng chung làm nền tảng công cuộc chuyển đổi số của ngành Bưu chính Việt Nam

Hạ tầng dùng chung làm nền tảng công cuộc chuyển đổi số của ngành Bưu chính Việt Nam

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019