Khám chữa bệnh bằng áp dụng AI và IoT

Ninh Gia
10/08/2019 11:10
NIICS

Ở nhiều nước trên thế giới, ngoài bàn tay khối óc của các bác sĩ, công nghệ được đưa vào sử dụng trong ngành y đã trở thành công cụ đắc lực giúp bác sĩ cứu người ngoạn mục. Tại Việt Nam, TP HCM là địa phương có nhiều ứng dụng công nghệ cao trong điều trị bệnh cho người dân, bắt kịp xu hướng thế giới.

Từ robot phẫu thuật

Tuy còn khiêm tốn so với nhiều nước trên thế giới, nhưng một số bệnh viện tại Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng đã thực hiện phẫu thuật cho người bệnh thông qua hệ thống robot hiện đại. Đầu tiên phải kể đến hệ thống robot Da Vinci được Bệnh viện Bình Dân đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Đến nay, gần 600 bệnh nhân ở 14 bệnh lý ngoại tiết niệu và nhóm ngoại tổng quát được phẫu thuật bởi hệ thống robot này.

Nối gót Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị thứ 2 thực hiện phẫu thuật nội soi bằng robot Da Vinci. Từ việc phẫu thuật nội soi robot chủ yếu về bệnh lý ung thư, nay đơn vị này đã triển khai hệ thống gia tốc xạ trị - xạ phẫu đa năng lượng và phẫu thuật thành công gần 200 trường hợp bằng robot ở nhiều chuyên khoa như ngoại tiêu hóa, ngoại gan - mật - tụy, ngoại tiết niệu, ngoại lồng ngực…

Tuy nhiên, khi Bệnh viện Nhân dân 115 triển khai phẫu thuật thần kinh, sọ não bằng hệ thống robot Modus V Synaptive mới, đã tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong việc tiệm cận với công nghệ tiên tiến của thế giới. Tiến sĩ, bác sĩ Phan Văn Báu, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, Modus V Synaptive là hệ thống robot tiên tiến, hiện đại nhất trong giới phẫu thuật thần kinh. Modus V Synaptive có giá trị lên đến 54 tỉ đồng và được ứng dụng tại Hoa Kỳ vào năm 2015. Đến đầu năm 2019, hệ thống này đã có mặt tại Việt Nam giúp Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á tiếp cận công nghệ này.

“Điểm nổi bật nhất của phương pháp phẫu thuật bằng Modus V Synaptive là độ chính xác rất cao trong vị trí phẫu thuật, hạn chế tổn thương phần mềm xung quanh, đường mổ nhỏ, phù hợp với các ca can thiệp về thần kinh sọ não, đòi hỏi sự chuẩn xác đến từng milimet”, bác sĩ Phan Văn Báu cho hay.

Ngoài ra, hệ thống còn có thể điều hướng và tự động hóa cánh tay robot, cung cấp cho phẫu thuật viên những tiến bộ công nghệ mới nhất để thực hiện cuộc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, phù hợp với thông số riêng của từng bệnh nhân, từ đó giúp bác sĩ lựa chọn cách tiếp cận tối ưu, giảm thiểu các biến chứng, nguy cơ gây tổn thương vùng chức năng quan trọng như ngôn ngữ, thị giác và vận động của bệnh nhân.

Cùng với Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cũng là cái tên khá nổi trong việc ứng dụng các công nghệ cao trong điều trị bệnh. Trong đó, phải kể đến hệ thống xạ trị định vị thân (SBRT) - một trong những kỹ thuật xạ trị tiến bộ vận hành trên hệ thống máy xạ trị hiện đại thế hệ mới.

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, hệ thống thiết bị hỗ trợ này có thể tự dò tìm vị trí chuyển động của bướu để phát tia xạ trị một cách chính xác vào đúng vị trí bướu, giảm bớt thể tích xạ trị ở những cơ quan quý xung quanh bướu. Do đó cho phép bệnh nhân xạ trị ở tư thế bình thường với những cử động sinh lý quan trọng (như nhịp thở, nhịp tim, chuyển động của bụng, tưới máu mô….) mà vẫn đạt mức độ chính xác và hiệu quả xạ trị cao hơn so với những kỹ thuật xạ trị trước đây.

Tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM, kỹ thuật Xạ trị định vị thân ung thư đầu cổ, ứng dụng trên bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vòm hầu đã điều trị, tái phát tại chỗ đã được ứng dụng. Với kỹ thuật này, bệnh nhân ung thư tiếp nhận phác đồ điều trị xạ trị rút ngắn xuống còn 6 lần thay vì từ 25 - 35 lần xạ như trước đây. Ngoài ra hệ thống còn giúp giảm thiểu ảnh hưởng đến mô bướu lành xung quanh, tiên lượng điều trị hiệu quả cao, ít biến chứng.

Đến trí tuệ nhân tạo được ứng dụng

Trung tuần tháng 6/2019, ông N.V.A (sinh năm 1949, ngụ tại quận 10 TP HCM) được đưa vào Bệnh viện Nhân dân 115 vì liệt nửa người bên trái. Ngay lập tức, ông được tiến hành chụp MRI và được các bác sĩ xác định đột quỵ. Bằng việc đưa kết quả MRI lên phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID, các bác sĩ đã xác định một cách chính xác vùng đỏ (phần não đã bị hoại tử không thể cứu được) và vùng xanh (phần não có thể cứu được). Từ đó, biện pháp can thiệp thông mạch máu não được đưa ra kịp thời, cứu bệnh nhân khỏi nguy cơ tử vong trong khoảng thời gian vàng của bệnh lý.

Đây là một trong những bệnh nhân đầu tiên được các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID trong chẩn đoán, điều trị đột quỵ. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115, phần mềm RAPID là một trong những công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi Đại học Stanford, Hoa Kỳ. Phần mềm này giúp bác sĩ nhìn rõ vùng não hoại tử, thể tích nhu mô não có nguy cơ tổn thương và cả những vùng não có thể hoại tử trong những giờ tiếp theo, còn gọi là “vùng tranh tối tranh sáng”, từ đó có chẩn đoán và can thiệp điều trị chính xác hơn. “Vùng tranh tối tranh sáng này không thể nhìn thấy qua hình ảnh học thông thường nhưng trên phần mềm RAPID có thể thấy rất rõ ràng, do đó cơ hội cứu sống bệnh nhân đột quỵ cao hơn và giảm nguy cơ bị tàn phế”, bác sĩ Thắng nhận định.

Trước đó, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cũng đưa vào thử nghiệm ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo IBM Watson for Oncology trong điều trị bệnh ung thư, giúp bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị bệnh ung thư tiên tiến và hiệu quả cho người bệnh. Phần mềm này tập trung vào 2 loại bệnh ung thư phổ biến là ung thư vú và ung thư đại trực tràng.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, đơn vị đã thử nghiệm phần mềm này trên 103 bệnh nhân ung thư vú và 126 bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Kết quả cho thấy tỷ lệ tương đồng giữa phác đồ của bệnh viện và phác đồ của phần mềm đưa ra là 80,3%; trong đó tương đồng về phác đồ điều trị ung thư vú là 71%, ung thư đại trực tràng 88,1%.

Ở cấp độ quản lý, Sở Y tế TP HCM đang phối hợp với Trường Đại học Bách khoa và Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM triển khai ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán hình ảnh, giúp giải quyết vấn đề thiếu bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hiện nay, nhất là ở các cơ sở y tế tuyến dưới. Ngoài ra, Sở Y tế cũng đang xúc tiến việc mua và ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo trong xử lý các cuộc gọi cấp cứu 115 nhằm giải quyết tốt hơn công tác cấp cứu ngoại viện, kịp thời cứu sống người dân trong những tình huống cấp cứu khẩn cấp.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Anh cảnh báo sẽ áp dụng bộ quy tắc mới với các "ông lớn" công nghệ thế giới

Anh cảnh báo sẽ áp dụng bộ quy tắc mới với các "ông lớn" công nghệ thế giới

Các địa chỉ IP phát tán thư điện tử rác có thể bị thu hồi

Các địa chỉ IP phát tán thư điện tử rác có thể bị thu hồi

Trải nghiệm công nghệ từ chợ đến bàn ăn tại CES 2021

Trải nghiệm công nghệ từ chợ đến bàn ăn tại CES 2021

Thử nghiệm chia sẻ dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư với một số bộ, tỉnh

Thử nghiệm chia sẻ dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư với một số bộ, tỉnh

Công nghệ 5G đưa những điều "không tưởng" trên màn ảnh nhỏ thành hiện thực

Công nghệ 5G đưa những điều "không tưởng" trên màn ảnh nhỏ thành hiện thực

TikTok trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất năm 2020

TikTok trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất năm 2020

Mạng xã hội thế hệ mới, sự chuyển dịch tất yếu của thời đại

Mạng xã hội thế hệ mới, sự chuyển dịch tất yếu của thời đại

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đẩy nhanh chuyển đổi số để phát triển kinh tế Việt Nam

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đẩy nhanh chuyển đổi số để phát triển kinh tế Việt Nam

Phát huy vai trò thông tin truyền thông trong phòng chống thiên tai

Phát huy vai trò thông tin truyền thông trong phòng chống thiên tai

Trí tuệ nhân tạo: Bạn hay thù?

Trí tuệ nhân tạo: Bạn hay thù?

Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021-2030

Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021-2030

An toàn trong sử dụng điện sinh hoạt còn nhiều bất cập

An toàn trong sử dụng điện sinh hoạt còn nhiều bất cập

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Anh cảnh báo sẽ áp dụng bộ quy tắc mới với các "ông lớn" công nghệ thế giới

Anh cảnh báo sẽ áp dụng bộ quy tắc mới với các "ông lớn" công nghệ thế giới

Các địa chỉ IP phát tán thư điện tử rác có thể bị thu hồi

Các địa chỉ IP phát tán thư điện tử rác có thể bị thu hồi

Trải nghiệm công nghệ từ chợ đến bàn ăn tại CES 2021

Trải nghiệm công nghệ từ chợ đến bàn ăn tại CES 2021

Thử nghiệm chia sẻ dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư với một số bộ, tỉnh

Thử nghiệm chia sẻ dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư với một số bộ, tỉnh

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đẩy nhanh chuyển đổi số để phát triển kinh tế Việt Nam

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đẩy nhanh chuyển đổi số để phát triển kinh tế Việt Nam

Viettel: Mỗi người Việt sẽ có một trợ lý y tế thông minh

Viettel: Mỗi người Việt sẽ có một trợ lý y tế thông minh

Đảm bảo tính chính xác cho mỗi thực thể trong CSDL quốc gia về dân cư

Đảm bảo tính chính xác cho mỗi thực thể trong CSDL quốc gia về dân cư

Viettel Post bước tiên phong trong kỷ nguyên số

Viettel Post bước tiên phong trong kỷ nguyên số

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Cổng dịch vụ công quốc gia là cầu nối điện tử giữa Chính phủ và người dân

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Cổng dịch vụ công quốc gia là cầu nối điện tử giữa Chính phủ và người dân

Sử dụng hạ tầng mạng cáp quang để đảm bảo chuyển đổi số

Sử dụng hạ tầng mạng cáp quang để đảm bảo chuyển đổi số

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019