Chuyển động thực sự ở khâu cải cách hành chính

Thế Kiên
10/01/2020 14:49
NIICS

Trong suốt thời gian qua, việc cải cách hành chính đã có nhiều mô hình hay, hiệu quả nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM Lê Hòa Bình (bìa trái) giới thiệu phần mềm truy cập thông tin về nhà đất, dự án, thủ tục hồ sơ... một trong những tiện ích nhằm cải cách hành chính để người dân dễ dàng tiếp cận - Ảnh: TỰ TRUNG

Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác cải cách hành chính năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 đã được tổ chức chiều 9/1 ở TP HCM. Sở Y tế là đơn vị được chọn báo cáo điển hình.

Ông Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP HCM - cho biết năm 2019, lần đầu tiên ngành y tế TP đã triển khai khảo sát ý kiến của bệnh nhân sau thời gian nằm viện để làm cơ sở cải tiến chất lượng dịch vụ y tế.

Rút ngắn thủ tục: làm được

Khảo sát được tiến hành ở cả bệnh viện công và tư. Kết quả khảo sát trải nghiệm của hơn 5.700 người bệnh ở thời điểm xuất viện của 91 bệnh viện trong năm 2019 cho thấy người bệnh còn chưa hài lòng lắm với thời gian làm thủ tục nhập viện vào các khoa nội trú, thời gian chờ bác sĩ khám bệnh khi nhập vào khoa nội trú, cảnh quan bệnh viện, thời gian chờ làm thủ tục xuất viện...

Còn với khu vực điều trị ngoại trú, qua khảo sát tại hệ thống kiôt ở tất cả các bệnh viện công lập trong năm 2019, có hơn 37.000 ý kiến không hài lòng, tập trung ở các khâu thủ tục như: thủ tục đăng ký khám bệnh, thái độ ứng xử, giao tiếp của nhân viên bệnh viện, khâu làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, cách hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ, nhà vệ sinh bệnh viện, khâu mua thuốc và cấp thuốc bảo hiểm y tế.

"Khảo sát trải nghiệm của người bệnh nội trú sẽ giúp các bệnh viện biết được trải nghiệm nào chưa tích cực - cần được củng cố, điều chỉnh. 

Ngoài ra, các ý kiến chưa hài lòng không tập trung một vài lĩnh vực mà dàn trải ở nhiều nội dung khác nhau, đòi hỏi các bệnh viện phải có nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục" - ông Tăng Chí Thượng nêu nhận định từ ngành của mình.

Còn theo ông Nguyễn Văn Dũng - chủ tịch UBND Q.1, mô hình hiệu quả mà quận thực hiện thời gian qua là "tiếp nhận đăng ký thủ tục hành chính không giấy". 

Cụ thể, Q.1 đã đưa ra giải pháp hiệu chỉnh phần mềm dịch vụ công trực tuyến đăng ký theo hướng rút gọn các thông tin yêu cầu người dân nhập liệu; hỗ trợ sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng để đăng ký giải quyết thủ tục hành chính và chụp, gửi các giấy tờ liên quan.

Theo đó, người dân không phải nộp bất kỳ giấy tờ liên quan nào. Các hồ sơ theo quy định sẽ được phòng chuyên môn in sẵn, chuyển đến người dân ký xác nhận, cùng với kết quả đã được giải quyết khi đến nhận kết quả hoặc thông qua dịch vụ bưu điện.

Nguồn: Công ty phân tích Thời gian thực (RTA) - Đồ họa: TUẤN ANH

Đặt hạn mức thời gian trả lời

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nhận xét bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số cấp ủy, thủ trưởng cơ quan đơn vị còn e dè, sợ trách nhiệm, chưa quyết tâm xử lý triệt để các hạn chế, thiếu sót, vi phạm của công chức, viên chức, nhất là thiếu sót trong xử lý hồ sơ bị trễ hạn ở lĩnh vực đất đai, xây dựng cho người dân và doanh nghiệp.

Theo ông Phong, tuy tỉ lệ hồ sơ trễ hạn đã được kéo giảm xuống còn 0,29% nhưng vẫn còn nhiều do lượng hồ sơ TP tiếp nhận giải quyết rất lớn (hơn 21 triệu hồ sơ). 

Như vậy tỉ lệ 0,29%, ước khoảng 64.000 hồ sơ. Vẫn còn tình trạng các đơn vị chưa thể hiện sự cầu thị, đồng cảm với nhu cầu người dân, chưa nghiêm túc thực hiện thư xin lỗi khi có hồ sơ trễ hạn. Tỉ lệ chưa thực hiện thư xin lỗi cũng còn cao, chiếm 7,7% (tương đương 4.983 hồ sơ).

Đặc biệt, ông Phong cũng đề cập đến công tác cải cách hành chính liên thông giữa nội bộ các cơ quan nhà nước có tiến độ còn chậm, chưa quyết liệt. Mặc dù đã được phân cấp nhưng vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong phối hợp giải quyết và xin ý kiến cấp trên. 

Vì vậy ông Phong cho biết UBND TP đã chỉ đạo Sở Nội vụ có văn bản quy định trong vòng 15 ngày nếu các sở, ngành không có ý kiến trả lời thì coi như thống nhất quan điểm với cơ quan hỏi. Nếu sau này xảy ra vấn đề gì thì sở đó phải chịu trách nhiệm.

Người đứng đầu chính quyền TP còn bày tỏ sự không hài lòng khi vẫn còn trường hợp người dân phải đi lại bổ sung hồ sơ hành chính nhiều lần và phải trả chi phí mà không được cấp hóa đơn, phiếu thu chính thức.

"Trong năm 2020, phải chấm dứt tình trạng người dân làm thủ tục hành chính mà phải trả những chi phí không chính thức" - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong chỉ đạo quyết liệt.

Về vấn đề này, theo kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với công tác cải cách hành chính năm 2019 do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM công bố mới đây cho thấy trong quá trình giao dịch hành chính công, có nhiều trường hợp người dân tự ý chi tiền nhưng phần lớn việc chi tiền là ngoài ý muốn. 

Ở cấp sở ngành, trong số gần 4.000 cuộc khảo sát, ghi nhận có 25 trường hợp người dân cho biết có nộp tiền cho công chức mà không có phiếu thu, chiếm tỉ lệ 0,6%. 

Ở cấp quận huyện, trong số 6.268 cuộc khảo sát, có 51 trường hợp cho biết có nộp tiền cho công chức không có phiếu thu, chiếm 0,8%.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Tô Thị Bích Châu cũng bày tỏ băn khoăn khi tỉ lệ người dân cho biết phải nộp chi phí không chính thức không cao nhưng đây là vấn đề đáng phải suy nghĩ và cần có giải pháp chấn chỉnh.

Bàn thêm về chỉ số hài lòng, ông Phong nhận xét qua khảo sát, kết quả về tỉ lệ hài lòng rất cao, có cơ quan đạt hơn 99% khi các cơ quan chủ động khảo sát sự hài lòng ở đơn vị mình. Điều này cho thấy kết quả này còn chưa phù hợp với thực tế. 

Do vậy, ông Phong yêu cầu phải tiếp tục chuẩn hóa, đơn giản hóa về cách thức, phương pháp, bộ câu hỏi để việc khảo sát đạt chất lượng, hiệu quả.

665

Đó là số mô hình, sáng kiến giải pháp, cách làm hay trong cải cách thủ tục hành chính ở TP HCM đã được đăng ký và thực hiện hoàn tất theo tiến độ. Có 5 mô hình được triển khai nhân rộng và 251 sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính được giới thiệu tại các cơ quan, đơn vị.

Xây dựng hình ảnh chính quyền phục vụ, thân thiện

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở, ban, ngành tập trung triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2020 theo hướng xây dựng hình ảnh chính quyền TP phục vụ nhân dân, thân thiện, nhanh chóng, hiện đại; gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác điều hành hoạt động cải cách hành chính các cấp.

Đặc biệt, cần kết hợp thực hiện chủ đề năm 2020 là năm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Ông Phong cũng yêu cầu phải có những giải pháp cụ thể đẩy mạnh khâu đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp cũng như thực hiện thanh tra, giám sát, tiếp nhận ý kiến khiếu nại về cải cách hành chính.

Kiểm tra đột xuất đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và thực hiện quy tắc ứng xử của công chức, viên chức.

Đặc biệt, phải xử nghiêm những cá nhân, cơ quan, đơn vị có hành vi, thái độ gây khó khăn nhũng nhiễu cho doanh nghiệp, tổ chức, công dân.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Sở hữu trí tuệ nên là nền tảng của sản phẩm Make in Vietnam

Sở hữu trí tuệ nên là nền tảng của sản phẩm Make in Vietnam

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Conversations và Moments - Một nền tảng đa tác vụ cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Conversations và Moments - Một nền tảng đa tác vụ cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Tấn công phần cứng: hành vi tội phạm mạng thế hệ tiếp theo

Tấn công phần cứng: hành vi tội phạm mạng thế hệ tiếp theo

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Cuối cùng thì cũng lộ ra lý do vì sao Apple loại bỏ Fortnite trên App Store

Cuối cùng thì cũng lộ ra lý do vì sao Apple loại bỏ Fortnite trên App Store

Việt Nam có trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới

Việt Nam có trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới

Đường xây dựng đế chế FPT của thầy giáo Trương Gia Bình

Đường xây dựng đế chế FPT của thầy giáo Trương Gia Bình

Kaspersky: Gần 60% yêu cầu xử lý sự cố được gửi đi khi tấn công mạng đã hoàn tất

Kaspersky: Gần 60% yêu cầu xử lý sự cố được gửi đi khi tấn công mạng đã hoàn tất

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019