CES 2020 và những sản phẩm vượt ngoài tưởng tượng của người tiêu dùng

Ninh Gia
12/01/2020 06:19
NIICS

CES 2020 đã mang lại những sản phẩm tiêu dùng ngày càng đa dạng và phù hơp với xu hướng phát triển của công nghệ hiện đại như ứng dụng gần hơn với mạng 5G hay sử dụng trí tuệ nhân tạo là một phần không thể thiếu trong đời sống công nghệ trong tương lai gần.

CES 2020 hứa hẹn tương lai rộng mở với cuộc sống số

Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES 2020) tại Las Vegas, triển lãm công nghệ lớn nhất hành tinh, đã khép lại ngày 11/1 sau chuỗi 4 ngày hoạt động sôi nổi, mở ra tương lai đầy hứa hẹn với những thành tựu công nghệ hiện đại.

Đánh dấu cột mốc lần thứ 53 diễn ra, CES 2020 có sự tham gia của hơn 4.500 nhà sản xuất từ hơn 160 quốc gia, trong đó có 1.200 công ty khởi nghiệp (start-up) và 1.550 công ty lần đầu tham gia sự kiện này. Diện tích triển lãm cũng được mở rộng hơn rất nhiều so với năm trước đó (tổng diện tích lớn tới hơn 50 sân bóng đá tiêu chuẩn cộng lại).

Đến với triển lãm năm nay, người xem chắc chắn sẽ phải trầm trồ vì hơn 20.000 sản phẩm công nghệ cao, mang tính đột phá, phù hợp với thị hiếu nhu cầu tiêu dùng đa dạng và ngày càng sành điệu của thế giới như phát triển và ứng dụng mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô hay sức khỏe số.

Ông Gary Shapiro, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghệ tiêu dùng (CTA) - đơn vị sáng lập và tổ chức sự kiện CES - cho biết: "Các sáng kiến công nghệ được trưng bày tại triển lãm CES thể hiện động lực và niềm đam mê sẽ tiếp thêm năng lượng cho ngành, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu”.

Toàn bộ hệ sinh thái công nghệ đều được quy tụ tại CES 2020, những sản phẩm, công nghệ mới ra mắt sẽ truyền cảm hứng, kết nối và thay đổi vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Giới chuyên gia đánh giá CES là một sự kiện thường niên quan trọng vì đây là nơi trình diễn các xu hướng quan trọng, định hình toàn bộ bức tranh công nghệ trong năm đó và các năm tiếp theo.

Tại CES 2020, các hãng sản xuất ô tô lớn như Hyundai, Toyota hay Byton... đã chứng tỏ thế hệ mạng 5G sẽ ảnh hưởng thế nào tới việc trải nghiệm xe thông minh. Hãng Mercedes-Benz của Đức ra mắt concept một mẫu xe của tương lai, được lấy cảm hứng từ bộ phim "Avatar" năm 2009.

Giới quan sát đánh giá rằng mẫu xe Mercedes-Benz Vision AVTR này là tổng hòa của tất cả mọi thứ tại triển lãm: kiểu dáng kỳ lạ, công nghệ tương lai, kết nối và giá trị.

Chi tiết thú vị và kỳ lạ nhất phải kể đến trên Vision AVTR đó là 4 chiếc bánh xe, mà theo Mercedes-Benz là được thiết kế dựa trên cảm hứng từ những hạt giống của Tree of Souls (cây linh hồn) trong phim "Avatar". Các bánh xe này có thể xoay theo nhiều hướng, có thể sang ngang hoặc thậm chí là đi chéo.

Ngoài mui xe có thể chuyển động như lá cây, chiếc xe này cũng không có vôlăng, người lái có thể tương tác với xe bằng cách đặt tay lên bộ điều khiển cảm ứng, như những gì chúng ta thường thấy trong các bộ phim viễn tưởng.

Đó chưa phải là phát minh ly kỳ nhất! Hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc đã mang tới CES 2020 "người nhân tạo" NEON, có thể giao tiếp và cảm nhận như một người thật. Theo kỳ vọng của Samsung, NEON - loại hình nền tảng AI mới nhất của hãng này - có thể sẽ được thiết kế để trở thành người dẫn chương trình, người phát ngôn, diễn viên hoặc đơn giản chỉ là những người bạn đồng hành cùng con người.

“Người đồng hương” của Samsung là hãng LG Display lại "trình làng" mẫu TV biến hình, chuyển từ cong sang thẳng chỉ trong một nút bấm. LG Display tuyên bố rằng chiếc TV này có thể sử dụng cho cả mục đích giải trí tại gia và trên các chuyến bay hạng nhất. Theo hãng này, màn hình của TV có thể uốn cong và duỗi thẳng lại 35.000 lần trước khi vĩnh viễn "nằm im" như một chiếc TV thông thường.

CES 2020 mang sản phẩm tưởng tượng vào đời sống

Nếu như bạn có nhu cầu xem TV nhưng cảm thấy thiết bị này là một chi tiết thừa thãi trong phòng khách? Hãy lựa chọn chiếc LG Signature RX! Để có thể cuộn tròn và biến mất như trong ảo thuật, màn hình OLED 65 inch của TV này được chia thành từng hàng nhỏ.

Khi không sử dụng, người dùng có thể điều khiển để cuộn màn hình của chiếc TV này vào một chiếc khung đế hình hộp chữ nhật bên dưới. Theo LG, LG Signature RX có thể cuộn được khoảng 50.000 lần, nếu chỉ cuộn lên 1 lần trong ngày, người dùng có thể sử dụng nó trong 68 năm.

Căn bếp thông minh là một trong những sản phẩm đặc biệt xuất hiện tại CES 2020. Bạn sẽ không còn phải đau đầu ghi nhớ những nguyên liệu nấu ăn cần thiết để phục vụ mỗi bữa ăn với thực đơn đã được lên sẵn cho gia đình, nhờ chiếc tủ lạnh do hãng Bosch phối hợp với công ty startup Chefling phát triển - có tính năng xây dựng kế hoạch nấu nướng trong cả tuần, qua đó nó sẽ gửi một danh sách hàng hóa cần mua tới điện thoại thông minh của bạn để nhắc nhở những nguyên liệu còn thiếu.

Sản phẩm nhiệt kế của Whirlpool sẽ giúp bạn cập nhật thông tin khi món ăn đạt nhiệt độ chuẩn thông qua ứng dụng trên điện thoại. Trong khi đó, Samsung lại cung cấp một robot phụ bếp, hỗ trợ việc sơ chế nguyên liệu nấu ăn.

Tất nhiên, các công nghệ trên chẳng có nghĩa lý gì khi bạn chỉ sống một mình. Nếu bạn là người độc thân, có lẽ điều bạn cần hơn cả là robot đáng yêu Lovot do công ty Groove X của Nhật Bản phát triển.

Đôi mắt long lanh của Lovot sẽ tỏ thái độ thận trọng khi gặp người lạ hoặc tỏ ra đáng yêu nếu được ôm ấp vuốt ve. Mỗi robot được gắn 50 cảm biến khác nhau, giúp chúng dễ dàng di chuyển trong nhà và tương tác với chủ nhân.

Một sản phẩm ấn tượng khác tại CES năm nay là chậu cây thông minh. Không phải ai cũng biết lúc nào cây cảnh của mình cần thêm nước, quá sáng hay quá ấm.

Để đáp ứng nhu cầu này, công ty khởi nghiệp Mu Design của Luxembourg đã ra mắt chậu cây thông minh Lua. Theo đó, mọi cảm xúc như khát, yếu hay lạnh của cây đều được thể hiện trên màn hình.

Theo Mu Design, chậu cây Lua sẽ chuyển những nhu cầu của cây thành những biểu tượng cảm xúc mà ai cũng có thể hiểu. Một ứng dụng kèm theo giúp người dùng có được thông tin cụ thể về cây.

Bản thân chậu cũng tích hợp với các cảm biến để giảm sát độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ của cây. Dự kiến, chậu cây thông minh của Mu Design sẽ được bán vào tháng 3 tới với giá 110 USD.

Đáng chú ý không kém, tại CES năm nay, xu thế thực phẩm bảo vệ môi trường đã lên ngôi khi công ty Impossible Foods ra mắt sản phẩm thịt lợn và xúc xích có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật.

Sản phẩm này đặc biệt được quan tâm trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng tới nguồn cung thịt lợn toàn cầu, đồng thời xu hướng ăn chay đang lên ngôi ở nhiều nước trên thế giới.

Người tiêu dùng đang chuyển sang dùng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe đồng thời bảo vệ môi trường và vì lý do nhân đạo.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, mỗi năm có gần 1,5 tỷ con lợn đã bị giết để lấy thịt, tăng gấp 3 lần trong 50 năm qua. Hoạt động chăn nuôi còn tàn phá các nguồn tài nguyên thiên nhiên và làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Có thể thấy, AI và mạng 5G vẫn là những xu thế công nghệ thống trị tại CES 2020, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và là "xương sống" của nhiều lĩnh vực trong không gian điện tử tiêu dùng. Nhiều sản phẩm mới chỉ dừng lại ở các mẫu thiết kế hoặc khả năng ứng dụng đại trà không cao do mức giá chưa phù hợp túi tiền đại đa số khách hàng, nhưng không thể phủ nhận sức sáng tạo của con người là vô hạn.

Bên cạnh đó, những sản phẩm sáng tạo và được giới thiệu tại CES 2020 đã truyền đi cảm hứng về khát vọng xây dựng và phát triển môi trường sống vì con người. Và vì lẽ đó, CES vẫn là sự kiện được giới mộ điệu công nghệ mong chờ mỗi dịp đầu năm.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Sở hữu trí tuệ nên là nền tảng của sản phẩm Make in Vietnam

Sở hữu trí tuệ nên là nền tảng của sản phẩm Make in Vietnam

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Conversations và Moments - Một nền tảng đa tác vụ cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Conversations và Moments - Một nền tảng đa tác vụ cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Tấn công phần cứng: hành vi tội phạm mạng thế hệ tiếp theo

Tấn công phần cứng: hành vi tội phạm mạng thế hệ tiếp theo

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Các di sản văn hoá ASEAN sẽ được lan tỏa thông qua lưu trữ kỹ thuật số

Các di sản văn hoá ASEAN sẽ được lan tỏa thông qua lưu trữ kỹ thuật số

Horizon - Nền tảng kết nối hoàn hảo cho thành phố thông minh

Horizon - Nền tảng kết nối hoàn hảo cho thành phố thông minh

Đường xây dựng đế chế FPT của thầy giáo Trương Gia Bình

Đường xây dựng đế chế FPT của thầy giáo Trương Gia Bình

Làm cách nào để phát triển Mạng Đô thị cho đám mây và 5G

Làm cách nào để phát triển Mạng Đô thị cho đám mây và 5G

26 nhà lập pháp bị trí tuệ nhân tạo đánh dấu là tội phạm

26 nhà lập pháp bị trí tuệ nhân tạo đánh dấu là tội phạm

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019