26 nhà lập pháp bị trí tuệ nhân tạo đánh dấu là tội phạm

Thảo Ngân
19/08/2019 20:07
NIICS

Trí tuệ nhân tạo thật ra cũng không thông minh như người ta tưởng tượng. Mới đây, 26 nhà lập pháp Mỹ bị nhầm là tội phạm chỉ vì công nghệ nhận diện gương mặt.

Bức ảnh các nhà lập pháp California (Mỹ) được chạy qua chương trình nhận diện gương mặt để đối chiếu với cơ sở dữ liệu 25.000 tên tội phạm. Theo Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU), chương trình đánh dấu 26 nhà lập pháp là tội phạm. ACLU công bố kết quả kiểm tra nhằm thúc đẩy thông qua dự luật cấm công nghệ nhận diện gương mặt trong camera cảnh sát.

Theo ông Phil Tang, một trong những người bị đánh dấu nhầm, thí nghiệm một lần nữa cho thấy phần mềm nhận diện gương mặt chưa sẵn sàng để sử dụng rộng rãi.Vài n ăm gần đây, hệ thống nhận diện gương mặt trở nên phổ biến và được dùng tại sân bay, trường học, nhà ở, thậm chí cả rạp hát. Công nghệ cũng giúp nhân viên pha chế biết được ai đang đứng chờ tới lượt. Nó hoạt động bằng cách xác định gương mặt của mọi người từ video và ảnh, sau đó so sánh đặc điểm gương mặt với cơ sở dữ liệu.

Tuy nhiên, ACLU lo ngại công nghệ thể hiện sự thiên vị, không chính xác, đặc biệt đối với phụ nữ và người da màu. Ông Ting cùng với ACLU đã đồng tài trợ cho AB 1215, dự luật cấm sử dụng nhận diện gương mặt và bất kỳ hệ thống giám sát sinh trắc học nào trên camera được cảnh sát mang theo. Hiện nay, chưa có thành phố nào tại California áp dụng công nghệ này trên camera của cảnh sát.

Theo ACLU, một nửa các nhà lập pháp bị nhầm là tội phạm là người da màu. Năm 2018, tổ chức cũng thực hiện bài kiểm tra tương tự và 28 thành viên Quốc hội bị nhầm lẫn tương tự. Trong các kết quả này, họ phát hiện chương trình sai nhiều hơn đối với phụ nữ và người da màu.

Theo Matt Cagle, Luật sư tự do dân sự và công nghệ của ACLU, camera cảnh sát kích hoạt nhận diện gương mặt sẽ là thảm họa cho cộng đồng và quyền công dân. Ngay cả khi công nghệ chính xác, chúng vi phạm nghiêm trọng quyền công dân của người California.

ACLU cho biết trong quá trình thử nghiệm, họ sử dụng điểm mặc định là 80% của chương trình nhận diện gương mặt của Amazon. Song, Amazon khẳng định ACLU đã sử dụng sai công nghệ của mình. Công ty luôn khuyến nghị dùng phần mềm với điểm chính xác 99%.

Một số cơ quan hành pháp khác cho rằng dự luật của ACLU làm ảnh hưởng đến năng lực của cảnh sát. Trong phiên điều trần trước Thượng viện hồi tháng 6/2019, Hiệp hội cảnh sát trưởng Riverside nói công nghệ sẽ giúp bảo đảm an ninh cho các sự kiện quy mô lớn như Coachella Music, Arts Festival hay Rose Bowl.

“Cấm công nghệ này, California sẽ thông báo cho cả nước và toàn thế giới rằng họ không muốn nhân viên hành pháp sở hữu công cụ cần thiết để bảo vệ công chúng và người tham dự các sự kiện này”, tuyên bố của hiệp hội khẳng định.

John Mirisch, thị trưởng Beverly Hills, cũng đồng tình. Ông gửi thư đến cho Ting nêu rõ lập trường của mình: Đó là công nghệ sẽ giúp quản lý các sự kiện có sự tham dự của các ngôi sao nổi tiếng như The Golden Globes. Nó cho phép so sánh hình ảnh của hàng trăm ngàn cá nhân, tiết kiệm thời gian và nhân lực.

Nếu dự luật được thông qua, California sẽ là bang lớn nhất tại Mỹ cấm công nghệ nhận diện gương mặt trên camera cảnh sát. New Hampshire và Oregaon đều đã thông qua dự luật năm 2017. Năm nay, tới lượt San Francisco, một trong các thành phố nổi tiếng chuộng công nghệ và Oakland đều đã cấm cảnh sát và các tổ chức chính phủ khác sử dụng công nghệ này.

Axon, nhà sản xuất camera cảnh sát cho Los Angeles, thông báo hệ thống nhận diện gương mặt sẽ không được đưa vào các thiết bị đó nữa. AB 1215 được giới thiệu lần đầu vào tháng 2 và được Hội đồng California phê chuẩn vào tháng 5. Vài tuần tới, nó sẽ được Thượng viện California bỏ phiếu.

Theo ICT News

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Bốn xu hướng AI quan trọng năm 2021 là gì?

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Sở hữu trí tuệ nên là nền tảng của sản phẩm Make in Vietnam

Sở hữu trí tuệ nên là nền tảng của sản phẩm Make in Vietnam

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Không chỉ 5G, thời đại của Wi-Fi 6E đã đến

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số

Conversations và Moments - Một nền tảng đa tác vụ cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Conversations và Moments - Một nền tảng đa tác vụ cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Facebook vào cuộc xử lý các tài khoản lừa gắn tag, nhắc tên

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Draytek liên tục dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Phát triển hệ sinh thái IoT là điều kiện đủ để phát triển mạng 5G

Tấn công phần cứng: hành vi tội phạm mạng thế hệ tiếp theo

Tấn công phần cứng: hành vi tội phạm mạng thế hệ tiếp theo

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Việt Nam thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất toàn cầu của Intel

Mô đun băng tần mạng 5G có gì đặc biệt

Mô đun băng tần mạng 5G có gì đặc biệt

COVID-19 "thổi bay" nỗ lực xây dựng sắc thuế kỹ thuật số chung cho cả thế giới

COVID-19 "thổi bay" nỗ lực xây dựng sắc thuế kỹ thuật số chung cho cả thế giới

Các di sản văn hoá ASEAN sẽ được lan tỏa thông qua lưu trữ kỹ thuật số

Các di sản văn hoá ASEAN sẽ được lan tỏa thông qua lưu trữ kỹ thuật số

Mã độc trên MacOS gần gấp đôi Windows

Mã độc trên MacOS gần gấp đôi Windows

Doanh nghiệp ‘mở cửa’ chuyển đổi số với điện toán đám mây

Doanh nghiệp ‘mở cửa’ chuyển đổi số với điện toán đám mây

Sẽ công bố Chỉ số an toàn thông tin mạng Việt Nam 2019 vào đầu năm tới

Sẽ công bố Chỉ số an toàn thông tin mạng Việt Nam 2019 vào đầu năm tới

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đã hết thời giấu kín sự cố tấn công mạng

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đã hết thời giấu kín sự cố tấn công mạng

Kaspersky: Gần 60% yêu cầu xử lý sự cố được gửi đi khi tấn công mạng đã hoàn tất

Kaspersky: Gần 60% yêu cầu xử lý sự cố được gửi đi khi tấn công mạng đã hoàn tất

Thế nào là xác thực SCA?

Thế nào là xác thực SCA?

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019