Đề xuất kinh phí bảo trì phần cứng, phần mềm nội bộ tối thiểu 5% giá trị mua sắm, đầu tư

Bảo Ngân
04/12/2019 09:18
NIICS

Cùng với đề nghị quy định hệ thống thông tin được mua sắm, đầu tư từ ngân sách nhà nước phải được bảo trì hàng năm, Bộ TT&TT cũng đề xuất kinh phí bảo trì phần cứng, phần mềm nội bộ phải không thấp hơn 5% giá trị mua sắm, đầu tư phần cứng, phần mềm nội bộ.

Đề xuất nêu trên là một nội dung trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc mua sắm, sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính và hoạt động bảo trì phần mềm, hệ thống thông tin vừa được Bộ TT&TT đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ hôm nay, ngày 3/12/2019, để lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp. Thời hạn lấy ý kiến sẽ kéo dài đến ngày 3/2/2020.

Theo dự thảo Quyết định, hệ thống thông tin là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên mạng.

Hoạt động bảo trì phần mềm, hệ thống thông tin (gọi chung là bảo trì hệ thống thông tin) là các hoạt động nhằm duy trì hoạt động ổn định, liên tục và an toàn cho hệ thống thông tin, bao gồm: bảo trì phần cứng; bảo trì, duy trì, cập nhật bản quyền phần mềm và cơ sở dữ liệu (bao gồm hoạt động sửa đổi một phần mềm để chỉnh sửa các lỗi phát sinh, cải thiện hiệu năng hoặc các thuộc tính, chức năng của phần mềm hoặc làm cho phần mềm hoạt động tối ưu với môi trường vận hành; không bao gồm hoạt động thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống phần mềm.

Thời gian để người dân, doanh nghiệp đóng góp ý kiến cho dự thảo "Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc mua sắm, sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính và hoạt động bảo trì phần mềm, hệ thống thông tin" kéo dài từ nay đến ngày 3/2/2020 (Ảnh minh họa: Internet)

Cũng tại dự thảo Quyết định, với việc bảo trì hệ thống thông tin, Bộ TT&TT đề xuất quy định: hệ thống thông tin được mua sắm, đầu tư từ ngân sách nhà nước phải được thực hiện bảo trì hàng năm; cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng hệ thống thông tin có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo trì các hệ thống thông tin theo quy định tại Điều 7, 8, 9, 10 Quyết định này.

Trong đó, riêng về kinh phí bố trí cho hoạt động bảo trì, dự thảo Quyết định quy định, với phần mềm thương mại, phải đảm bảo phù hợp chính sách của nhà cung cấp và/hoặc theo hợp đồng mua sắm (nếu có); còn với phần cứng, phần mềm nội bộ, kinh phí bảo trì phải không thấp hơn 5% giá trị mua sắm, đầu tư của phần cứng, phần mềm nội bộ, bao gồm giá trị đầu tư ban đầu; giá trị đầu tư nâng cấp, mở rộng các hệ thống thông tin (nếu có) và yếu tố trượt giá của giá trị mua sắm, đầu tư tính đến thời điểm lập dự toán bảo trì.

Lý giải về đề xuất mức kinh phí bảo trì nêu trên, trong dự thảo tờ trình Quyết định, Bộ TT&TT giải thích, qua tìm hiểu thông tin trên thế giới và qua thông tin khảo sát một số doanh nghiệp, mức kinh phí bảo trì phần mềm thương mại dao động khác nhau trong khoảng từ 5-27% tùy theo từng phần mềm và chính sách của mỗi hãng cung cấp (có phần mềm được cập nhật miễn phí, có phần mềm phải mất phí cập nhật hàng năm), và đối với phần cứng, phần mềm nội bộ là khoảng từ 5-32% tùy vào quy mô hệ thống thông tin.

“Do vậy, dự thảo Quyết định không quy định cố định một mức kinh phí bảo trì cụ thể mà chỉ quy định mức bảo trì tối thiểu là 5% đối với phần cứng, phần mềm nội bộ như nêu trên. Ngoài ra, dự thảo Quyết định cũng quy định hướng dẫn các nội dung công việc bảo trì làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị có thể xây dựng dự toán phù hợp”, Bộ TT&TT cho hay.

Cùng với đó, tại dự thảo Quyết định, Bộ TT&TT cũng đề xuất quy định về sử dụng phần mềm có bản quyền; mua sắm bản quyền phần mềm khi mua sắm máy tính.

Trong đó, với việc mua sắm sắm bản quyền phần mềm khi mua sắm máy tính, Bộ TT&TT đề xuất quy định, bản quyền phần mềm hệ điều hành và phần mềm soạn thảo văn bản có thể được mua sắm đồng thời khi mua sắm máy tính (máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay hoặc thiết bị điện tử tương đương) theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị. Đơn giá của máy tính theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị không bao gồm chi phí mua sắm bản quyền phần mềm.

Trường hợp máy tính chưa được cài đặt các phần mềm có bản quyền, cơ quan, đơn vị lựa chọn sử dụng phần mềm mã nguồn mở tương đương phần mềm có bản quyền hoặc tổ chức mua sắm bản quyền phần mềm theo quy định.

Việc mua sắm các bản quyền phần mềm, theo đề xuất của Bộ TT&TT, được thực hiện theo một trong các phương thức: tổ chức mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với phần mềm có bản quyền mà tất cả các cơ quan, đơn vị cùng có nhu cầu sử dụng; tổ chức mua sắm cho nhiều cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng phần mềm có bản quyền cùng loại; khi đó thống nhất gộp thành một gói thầu để thực hiện việc mua sắm; tổ chức mua sắm tập trung trong phạm vi của bộ, cơ quan trung ương, địa phương đối với phần mềm có bản quyền mà các cơ quan, đơn vị cùng có nhu cầu sử dụng; tổ chức mua sắm phân tán tại đơn vị dự toán các cấp để phục vụ công việc thường xuyên, công tác chỉ đạo, điều hành.

“Quy định như trên phù hợp với quy định hiện hành về mua sắm tài sản công, đồng thời vẫn tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc tổ chức mua sắm bản quyền phần mềm dựa trên khả năng và nhu cầu thực tế của từng cơ quan, đơn vị”, Bộ TT&TT lý giải.

Tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì nhiệm vụ: “Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về sử dụng phần mềm có bản quyền (hệ điều hành, các phần mềm soạn thảo văn bản...) khi mua sắm máy tính và tỷ lệ phần trăm kinh phí dành cho duy trì cập nhật phần mềm, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin được đầu tư”.

Bộ TT&TT cho biết, tại tờ trình 31 ngày 29/8/2019, Bộ đã đề xuất tên gọi dự thảo Quyết định là “Quyết định ban hành Quy chế sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính và hoạt động duy trì cập nhật phần mềm, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin được đầu tư”.

Tuy nhiên, sau quá trình lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ TT&TT đã sửa đổi tên gọi của dự thảo Quyết định thành “Quyết định quy định về việc mua sắm, sử dụng phần mềm có bản quyền khi mua sắm máy tính và hoạt động bảo trì phần mềm, hệ thống thông tin”.

Tên gọi này ngắn gọn, dễ trích dẫn khi áp dụng và đúng với nội dung văn bản. Đây cũng là tên gọi của dự thảo văn bản theo hình thức văn bản quy phạm pháp luật và được gửi lấy ý kiến góp ý rộng rãi theo quy định.

Theo ICT News

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển "công dân số" chính thức vận hành

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển "công dân số" chính thức vận hành

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Đăng ký kinh doanh đã được thuận lợi hơn khi thực hiện trực tuyến

Đăng ký kinh doanh đã được thuận lợi hơn khi thực hiện trực tuyến

Kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP của Việt Nam trong 10 năm tới

Kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP của Việt Nam trong 10 năm tới

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Nâng cao năng lực quốc gia về an toàn thông tin trên cơ sở thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân

Nâng cao năng lực quốc gia về an toàn thông tin trên cơ sở thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Dữ liệu điện tử - Ai được tiếp cận và ứng xử thế nào?

Dữ liệu điện tử - Ai được tiếp cận và ứng xử thế nào?

100 nghìn doanh nghiệp số phải tạo được đột phá cho chiến lược "Make in Vietnam"

100 nghìn doanh nghiệp số phải tạo được đột phá cho chiến lược "Make in Vietnam"

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng

Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030

"Ngành ngân hàng sẽ có sứ mạng đi đầu về chuyển đổi số"

"Ngành ngân hàng sẽ có sứ mạng đi đầu về chuyển đổi số"

Bộ TT&TT yêu cầu 11 doanh nghiệp quản chặt việc cho thuê, sử dụng máy chủ, chỗ đặt máy chủ

Bộ TT&TT yêu cầu 11 doanh nghiệp quản chặt việc cho thuê, sử dụng máy chủ, chỗ đặt máy chủ

Bộ TT&TT hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh

Bộ TT&TT hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh

Cổng thông tin một cửa quốc gia được vận hành trên nguyên tắc nào?

Cổng thông tin một cửa quốc gia được vận hành trên nguyên tắc nào?

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019