Hãy quen với việc "Made in toàn cầu" hay "Made in khu vực"

Thảo Ngân
19/08/2019 08:09
NIICS

Theo một chuyên gia kinh tế, chúng ta hãy quen với việc “Made in toàn cầu”, “Made in khu vực”, với toàn cầu hóa sẽ không có nước nào làm ra được từ đầu tới cuối để ra thành phẩm hoàn chỉnh. Một sản phẩm cuối cùng được sản xuất tại Việt Nam, được xuất đi từ cảng Việt Nam đã được coi là hàng Việt Nam rồi.

Sản phẩm được làm ra ở Việt Nam được coi là hàng Việt Nam rồi. Ảnh có tính minh họa.

Chia sẻ về những quy định xác định xuất xứ hàng hóa căn cứ theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia kinh tế chia sẻ rằng, các hiệp định thương mại tư do cũ, xuất xứ hàng hóa liên quan đến hai tiêu chí: Công đoạn gia công chế biến đơn giản và tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (HS).

Không nên chỉ nhìn vào tỷ lệ nội địa hóa là bao nhiêu

Cụ thể, mỗi FTA có một danh sách các công đoạn được coi là gia công chế biến đơn giản, nếu vi phạm một trong các công đoạn gia công chế biến đơn giản thì dù nhà sản xuất đó có vượt qua ngưỡng hàm lượng giá trị khu vực RVC 40% (Regional Value Content) hoặc đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa vẫn không thể có giấy chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu hàng hóa đó đi. Tuy nhiên, công đoạn gia công chế biến đơn giản tùy thuộc đặc thù của từng FTA. Có những FTA liệt kê các tiêu chí rất ngắn, nhưng cũng có những FTA lại đưa ra danh sách rất dài buộc doanh nghiệp phải vượt qua tất cả các tiêu chí này. Và danh mục này càng ngắn bao nhiêu thì càng đơn giản cho doanh nghiệp bấy nhiêu. Ví dụ, FTA giữa ASEAN và Trung Quốc rất ngắn, rất dễ cho doanh nghiệp thực hiện, nhưng FTA Việt Nam - Hàn Quốc, hay Việt Nam - Ấn Độ thì quy định dài hơn, khó cho doanh nghiệp thực hiện hơn, chỉ cần vi phạm 1 điều là không thể vượt qua.

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã bãi bỏ các công đoạn gia công chế biến đơn giản tạo điều kiện thuận cho doanh nghiệp hơn rất nhiều, khi chỉ cần đạt tiêu chí chuyển đổi mã số HS hoặc đạt giá trị RVC trên 40% là đủ điều kiện nhận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một Hiệp định văn minh, tiến bộ nhất trong số các FTA mà Việt Nam có tham gia.

Các FTA còn cho cho phép cộng dồn giá trị khu vực, ví dụ RVC 40% trong ASEAN thì sản phẩm có 20% giá trị Thái Lan, 10% Philippines, 5% Lào, 5% Việt Nam sẽ được coi là đạt tiêu chí xuất xứ ASEAN, là đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D.

Giả sử một cái tivi khi xuất khẩu để được cấp C/O, theo Hiệp định ASEAN Trung Quốc, đầu vào được phép cộng gộp đạt giá trị của các nước tham gia FTA lên tới 40%, như vậy Việt Nam chỉ cần đóng góp một phần nhỏ xíu vài phần trăm thôi cũng đã được công nhận là xuất xứ Việt Nam rồi.

Bà Bùi Kim Thùy cho hay: “Cũng không nên buồn vì nếu chúng ta chỉ đóng góp được 1 phần nhỏ bé trong sản phẩm, bởi nếu làm một mình thì đừng tham gia FTA, đừng hội nhập kinh tế quốc tế nữa. FTA là để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của giá trị khu vực, nước nào có sản phẩm nhanh, nhiều, tốt, rẻ tại sao chúng ta không dùng. Chuỗi cung ứng toàn cầu đã được chuyên môn hóa ở cấp độ cao nhất rồi, nước khác đã làm tốt hơn thì chúng ta không nên làm nữa. Chúng ta nên quen với việc các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thay vì lúc nào cũng chỉ nhìn vào tỷ lệ nội địa hóa của ta là bao nhiêu phần trăm”.

Hãy quen với việc "Made in toàn cầu" hay "Made in khu vực"

Tuy nhiên, nữ chuyên gia cũng cho biết, các doanh nghiệp sản xuất cần vận dụng nhiều hơn tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (HS), đây là tiêu chí hiện đại, minh bạch, rõ ràng dễ cho doanh nghiệp thực hiện mà không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái hàng ngày. Để xác định giá trị ngưỡng RVC thì doanh nghiệp phải xem xét quá nhiều hóa đơn đầu vào, nhưng với tiêu chí chuyển đổi mã số HS những người làm xuất nhập khẩu chuyên nghiệp không cần quan tâm tới giá trị ngưỡng RVC nữa.

Ví dụ, để lắp ráp 1 cái tivi có trên 100 linh kiện, sẽ có ngần đó mã HS rời, người làm hồ sơ để xin cấp C/O chỉ cần liệt kê một cái cột bên trái là mã HS của tất cả các linh kiện, còn cột bên phải chỉ có duy nhất một mã HS của hàng hóa thành phẩm. Khi đó, với bộ mã chuyển đổi HS 6 số, nhà sản xuất tivi chỉ cần chứng minh hai số cuối cùng của thành phẩm khác với mã số của các linh kiện là coi như chuyển đổi mã số thành công.

Không chỉ có lợi cho doanh nghiệp, việc áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã HS còn có lợi cho công tác quản lý, có lợi cho quản lý thị trường, cơ quan cấp chứng C/O, cơ quan hải quan. Cơ quan quản lý không cần cộng trừ nhân chia giá trị hàng hóa, chỉ cần nhìn vào bảng mã số HS là biết sản phẩm có chuyển đổi là thành công chưa. Khi đã chuyển đổi mã số hàng hóa rồi thì không cần xem đến ngưỡng giá trị hàng hóa nội địa là bao nhiêu % nữa.

Nữ chuyên gia cũng chia sẻ thêm, chúng ta hãy quen với việc "Made in the region" (chuỗi cung ứng sản xuất trong khu vực), "Made in the world" (chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu) mà đừng nghĩ là "Made in one single country" (sản xuất tại một quốc gia). Với toàn cầu hóa sẽ không có nước nào làm ra được từ đầu tới cuối để có thành phẩm hoàn chỉnh.

“Hãy quen với việc “Made in toàn cầu”, “Made in khu vực”, khi một sản phẩm cuối được sản xuất tại Việt Nam, được xuất đi từ cảng Việt Nam thì được coi là hàng Việt Nam rồi. Nếu có 1 sản phẩm nhập khẩu 95% từ bên ngoài, Việt Nam chỉ đóng góp là 5%, nhưng công đoạn cuối cùng diễn ra tại Việt Nam. Sản phẩm đó được bán đi toàn cầu, sẽ đóng góp GDP nhiều hơn là sản phẩm 100% của Việt Nam nhưng chỉ bán trong nội địa”, bà Bùi Kim Thùy nhấn mạnh.

Theo ICT News

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng quy hoạch ngành quốc gia theo Luật Quy hoạch 2017

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng quy hoạch ngành quốc gia theo Luật Quy hoạch 2017

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Dân số Việt nam có cơ cấu vàng nhưng chất lượng không đạt

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Dân số Việt nam có cơ cấu vàng nhưng chất lượng không đạt

“Thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ sôi động trong 2-3 năm tới”

“Thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ sôi động trong 2-3 năm tới”

12 dự án AI xuất sắc nhất tại Vietnam AI Grand Challenge

12 dự án AI xuất sắc nhất tại Vietnam AI Grand Challenge

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng quy hoạch ngành quốc gia theo Luật Quy hoạch 2017

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng quy hoạch ngành quốc gia theo Luật Quy hoạch 2017

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Dân số Việt nam có cơ cấu vàng nhưng chất lượng không đạt

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Dân số Việt nam có cơ cấu vàng nhưng chất lượng không đạt

“Thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ sôi động trong 2-3 năm tới”

“Thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ sôi động trong 2-3 năm tới”

12 dự án AI xuất sắc nhất tại Vietnam AI Grand Challenge

12 dự án AI xuất sắc nhất tại Vietnam AI Grand Challenge

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019