Nordost: Cùng chuyên gia trải nghiệm sản phẩm xử lý nguồn điện từ thương hiệu Nordost

Phạm Anh
18/08/2019 16:17
NIICS

Mới đây, dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ Bjorn Bengtsson - Giám đốc bàn hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương của thương hiệu Nordost. Tại showroom Hifi World 46 Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi workshop trải nghiệm sản phẩm xử lý nguồn điện QPoint & QSource.

Tại triển lãm Munich High End Show 2019 vừa diễn ra tại Đức, Nordost đã gây bất ngờ với các tay chơi âm thanh và giới truyền thông bằng sản phẩm mới nhất Nordost Q-Point - một công nghệ tiên phong trong việc đồng bộ hoá rung động nội tại, nằm trong nhóm phụ kiện xử lý điện của hãng.

Hệ thống tham chiếu của workshop bao gồm dòng loa cột đầu bảng Dynaudio Confidence 50, bộ khuếch đại Pre-amplifier Audionet Pre G3, Power-amplifier Monoblock Audionet AMP, nguồn EPX, đầu CD Burnmester 151 và mâm đĩa than Transrotor. Toàn bộ hệ thống dây và phụ kiện sử dụng dòng dây dẫn Nordost Tyr 2, xử lý tiếp địa QKore6, bộ lọc điện QX và sự góp mặt của bộ đôi sản phẩm mới QPoint & QSource được setup bởi các chuyên viên kỹ thuật của Hifi World cùng sự tư vấn, hỗ trợ chuyên môn của Bjorn Bengtsson.

 Bjorn Bengtsson - Giám đốc kinh doanh khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Nordost

Bjorn lý giải, nhiễu nội sinh hình thành bên trong thiết bị là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của toàn hệ thống. Điều này xảy ra khi các linh kiện bên trong thiết bị hoạt động và sinh ra nhiễu dưới dạng rung động điện cơ học. Những rung động này xảy ra ở các tần số khác nhau, cộng hưởng hoặc triệt tiêu lẫn nhau từ đó gây ra các tác động đến chất lượng âm thanh.

Giải pháp cho vấn đề xử lý nhiễu nội sinh nói trên đó là QPoint - thiết bị phát ra một dạng trường điện từ nhằm đồng bộ hóa các rung động điện cơ ở một tần số chung giúp giảm thiểu nhiễu điện đến mức tối đa khi hoạt động.

Cách sử dụng khá đơn giản, chúng ta chỉ cần cấp điện cho QPoint bằng bộ cấp điện đi kèm và đặt QPoint phía trên hoặc dưới các thiết bị audio như CD, Music Server hay ampli.

Phần mặt màu đen của QPoint cần được hướng về phía thiết bị. QPoint được khuyến cáo ưu tiên sử dụng ở các thiết bị như preamp và nguồn phát để đạt được hiệu quả tốt nhất.

QPoint có hai chế độ phát trường điện từ (Mode I & II) điều khiển bằng một công tắc gạt ở gần jack cắm điện cũng như được báo hiệu bằng hai chế độ đèn led khác nhau (xanh lam và lục). Ở mỗi chế độ, QPoint sẽ phát ra trường điện từ khác nhau để đồng bộ rung động nội sinh và tác động đến các đặc tính âm thanh một theo hai hướng khác biệt. Việc này mở ra khả năng tinh chỉnh cho người dùng trong nhiều điều kiện môi trường và thiết bị khác nhau.

QSource (trái) và QPoint (phải)

QSource (trái) và QPoint (phải)

QSource là một bộ nguồn tuyến tính, cung cấp dòng điện một chiều (DC) đầu ra sạch và ổn định ở các mức điện áp được chọn trong khi vẫn duy trì mức nhiễu cực thấp. Thiết kế mạch độc đáo của QSource có vai trò chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC), trong khi đó mô-đun lọc điện bằng trường điện từ QRT bên trong sẽ loại bỏ các hiệu ứng dị thường điện và nhiễu từ trong dây làm mượt đầu ra DC và giúp các thành phần âm thanh đang truyền tải luôn đạt chất lượng cao nhất có thể.

QSource được thiết kế để cung cấp và tăng cường năng lường cho QPoint. Thiết bị này điều khiển một cách tinh tế tất cả các cộng hưởng điện cơ để tăng cường sự liền lạc và chính xác của các thiết bị điện tử trong hệ thống âm thanh. Một QSource có thể sử dụng cho tối đa bốn QPoint.

Không chỉ có bốn đầu ra 5V dành cho QPoint, QSource còn hai đầu ra cung cấp hiệu điện thế lần lượt 9V – 12V, 19V – 12V, hoặc 19V – 24V cho phù hợp với yêu cầu của thiết bị điện tử. Để hoàn thành chuỗi truyền dẫn, Nordost đã thiết kế nên dây cáp DC QSource với mục đích để hoàn toàn phù hợp cho QPoint và mọi thiết bị sử dụng điện 1 chiều khác trong toàn hệ thống.

Trong buổi workshop, Bjorn đã thực hiệu nhiều phép thử so sánh để mọi người có thể cảm nhận được một cách rõ nhất hiệu quả từ việc sử dụng QPoint và QSource. Tổng thể chất lượng trình diễn của toàn hệ thống có sự thay đổi rõ rệt sau khi bộ đôi phụ kiện này góp mặt, cụ thể là dải trầm được kiểm soát tốt, tiếng bass chắc, xuống sâu và gọn gàng. Âm trung và cao giàu chi tiết, âm hình được tái tạo chính xác, tự nhiên, làm tăng thêm độ chân thật và chất lượng của buổi trình diễn.

Lời kết

QPoint là một giải pháp mang tính đột phá, tiên phong của Nordost về xử lý nhiễu nội sinh trong thiết bị hi-end mà hiếm có sản phẩm nào trên thị trường hiện nay có nguyên lý hoạt động và hiệu quả có thể so sánh được. Với mức giá khoảng 18 triệu đồng, Nordost QPoint là một sự bổ sung lý tưởng cho mọi hệ thống âm thanh với mức đầu tư có thể nói là khá “dễ thở” cho các audiophile. Riêng đối với QSource sẽ được sớm thông báo và lên kệ và mùa thu năm nay.

Theo NHVN

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Ba xu hướng tác động đến phương thức hoạt động của doanh nghiệp của chuyển đổi kỹ thuật số

Ba xu hướng tác động đến phương thức hoạt động của doanh nghiệp của chuyển đổi kỹ thuật số

Các yêu cầu và trường hợp ứng dụng 6G trong tương lai ở Nhật Bản

Các yêu cầu và trường hợp ứng dụng 6G trong tương lai ở Nhật Bản

Khái niệm quảng cáo và các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay

Khái niệm quảng cáo và các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay

Cơ cấu tổ chức Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

Cơ cấu tổ chức Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn

Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019