Nếu không nâng cao nhận thức người dùng về ATTT, chuyển đổi số sẽ không thể thành công
Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT, thời gian tới, công cuộc chuyển đổi số diễn ra rộng khắp, nếu không nâng cao nhận thức người dùng về ATTT sẽ không thể thành công.
Thông tin trên được ông Lịch đưa ra tại Hội nghị “Bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số quốc gia và Chính phủ điện tử” khu vực miền Bắc tổ chức vào ngày 1/11/2019 tại Quảng Ninh. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Cục ATTT (Bộ TT&TT), lãnh đạo Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và đại diện 30 bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Sở TT&TT tỉnh/thành phố phía Bắc và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục ATTT cho biết, cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra và bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng đứng trước rủi ro chiến lược, đó là rủi ro chuyển đổi số.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục ATTT cho biết, cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra và bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng đứng trước rủi ro chiến lược, đó là rủi ro chuyển đổi số.
Tư duy của Bộ trưởng TT&TT là phải dẫn dắt, lập kế hoạch và đi trước. Do đó, trong năm 2019, Bộ TT&TT sẽ trình Đề án Chuyển đổi số quốc gia. Ngoài ra, cũng trong năm 2019, Việt Nam có quyết định lớn là ban hành Nghị quyết 52 về việc chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0; quyết định thúc đẩy Chinh phủ điện tử, chuyển giao về Bộ TT&TT, kiện toàn Ủy ban Chính phủ điện tử.
Thời gian tới, công cuộc chuyển đổi số diễn ra khắp trên toàn quốc cùng với việc bảo đảm ATTT. "Trong cuộc chuyển đổi số, nếu không nâng cao nhận thức người dùng sẽ không thể thành công", ông Lịch nhấn mạnh.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã giao cho Bộ TT&TT nâng cao nhận thức về ATTT không chỉ cho người phụ trách CNTT mà tất cả người dùng tham gia không gian mạng. Năm nay là năm thứ 4, Bộ TT&TT triển khai Đề án 893, chủ đề năm nay hướng đến việc nâng cao nhận thức về ATTT cho các đối tượng trong cơ quan nhà nước. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, những người tham gia trực tiếp xây dựng, triển khai, vận hành và sử dụng các giải pháp, dịch vụ của chuyển đổi số và Chính phủ điện tử. "Đây là lực lượng quan trọng góp phần bảo đảm ATTT, làm nên thành công của quá trình chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam", ông Lịch kết luận.
Tại Hội nghị, Bộ TT&TT đã trao đổi, chia sẻ và hướng dẫn triển khai một số nội dung đang rất được quan tâm như: Phổ biến nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; Một số vấn đề về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và chia sẻ kinh nghiệm bảo đảm an toàn thông tin của tỉnh Quảng Ninh; Các giải pháp bảo mật, nâng cao chất lượng bảo đảm an toàn thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua Hội nghị, Bộ TT&TT mong muốn các bộ, ngành địa phương cùng nhau phối hợp triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu trên phát huy sức mạng tổng thể của toàn xã hội trong công tác bảo đảm an toàn thông tin góp phần thúc đẩy phát triển của công nghệ thông tin.
Tại Hội nghị, Bộ TT&TT đã trao đổi, chia sẻ và hướng dẫn triển khai một số nội dung đang rất được quan tâm như việc phổ biến nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin.
Trong năm 2019, Bộ TT&TT đã thực hiện triển khai 2 Hội nghị Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin theo Đề án 893 cho các đơn vị miền Trung - Tây Nguyên tại Đà Lạt, Lâm Đồng ngày 27/09/2019 và các đơn vị phía Nam tại Vũng Tàu ngày 07/10/2019.
Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, tính đến hết tháng 9/2019 đã ghi nhận 3,943 cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong đó 1.134 cuộc Deface, 279 cuộc Malware, 2.521 cuộc Phishing. Số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma trong tháng 9/2019 là 2.015.644 địa chỉ. Các số liệu trên cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong nước so với năm 2018; thể hiện sự hiệu quả của các hoạt động nâng cấp hệ thống, hướng dẫn đào tạo, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng cứu sự cố trong lĩnh vực an toàn thông tin trên cả nước. Tuy vậy, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với những tình huống tấn công mạng luôn là điều cần thiết bởi sự phát triển nhanh chóng, thay đổi liên tục của các hình thức tấn công mạng.
Theo Ictnews
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận