Chuyển đổi số đang khẳng định vị thế của Việt Nam thời kỳ hậu dịch COVID-19

Ninh Gia
30/07/2020 18:54
NIICS

Trong báo cáo của WB mới được công bố cho biết dù gặp nhiều lực cản từ dịch COVID-19 nhưng với sự quyết tâm của Chính phủ đã khẳng định vị thế của Việt Nam trong thời kỳ hậu dịch với những bước tăng trưởng mạnh trên nền tảng công nghệ số.

Báo cáo có tiêu đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của dịch COVID-19” được công bố ngày 30/7 của Ngân hàng Thế giới (WB) đã khẳng định Việt Nam cần động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục hậu COVID-19.

Theo bản báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam tháng 7/2020, WB cho rằng kinh tế Việt Nam dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 trong nửa đầu năm 2020 nhưng vẫn giữ được triển vọng tích cực trước mắt và trong trung hạn.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia là lựa chọn đúng đắn của Chính phủ khi đây sẽ là động lực mới để xây dựng Việt Nam hùng cường.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia là lựa chọn đúng đắn của Chính phủ khi đây sẽ là động lực mới để xây dựng Việt Nam hùng cường.

Trong trường hợp tình hình thế giới từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2020, giúp nền kinh tế đạt tăng trưởng khoảng 2,8% trong cả năm nay và 6,8% trong năm 2021. Nếu tình hình bên ngoài kém thuận lợi hơn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% năm 2021.

Thách thức lớn của Việt Nam là phải tìm ra những động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục. Động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia - sức cầu từ nước ngoài và tiêu dùng trong nước - khó có thể sớm quay lại như trước khủng hoảng, vì vẫn còn nhiều yếu tố bất định cả trong và ngoài nước.

Trong khi đó, đại dịch COVID-19 cũng làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng vì đại dịch lần này tác động đến doanh nghiệp và người dân theo nhiều mức độ khác nhau, chẳng hạn người lao động ở các ngành dịch vụ bị giảm thu nhập nhiều hơn so với nông dân.

Liên quan đến vấn đề này, bà Stefanie Stallmeister, Quyền Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam, nhấn mạnh: "Để thích nghi với trạng thái bình thường mới, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra hướng đi mới để bù lại cho những động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu đi, đồng thời quản lý được tình trạnh bất bình đẳng gia tăng".

Mặc dù vậy, theo chuyên gia này, “nhờ đi trước các nước trong việc xử lý khủng hoảng COVID-19, Việt Nam có cơ hội đặc biệt để gia tăng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế toàn cầu và trở thành quốc gia đi đầu trong thế giới công nghệ số".

Báo cáo của WB đưa ra ba khuyến nghị về các biện pháp bổ trợ nhau mà Chính phủ cần sớm thực hiện để tránh rơi vào bẫy kinh tế COVID-19 và có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bao trùm trước đó.

Biện pháp thứ nhất là cân nhắc và thận trọng từng bước gỡ bỏ hạn chế đi lại quốc tế, cân đối với những quan ngại về an toàn, do nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào du khách và đầu tư nước ngoài.

Biện pháp thứ hai là đẩy nhanh triển khai chương trình đầu tư công hiện hành nhằm tăng cầu trong nước. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả biện pháp này cần đảm bảo nguồn lực được điều chuyển đến những dự án đem lại tác động tích cực lớn nhất cho cả nền kinh tế và việc làm, đồng thời giảm thiểu được tổn thất tài chính và kỹ thuật trong quá trình triển khai.

Ba là cần hỗ trợ có mục tiêu cho khu vực tư nhân, đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, chế biến chế tạo cho xuất khẩu, thông qua hỗ trợ tài chính kết hợp với các chính sách khuyến khích thông minh.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tận dụng một số xu hướng toàn cầu, vốn đang được đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19, nhằm thúc đẩy nghị trình trong nước.

Chẳng hạn, trong hệ thống thương mại toàn cầu mới, Việt Nam có thể củng cố dấu ấn hiện nay của mình bằng cách gây dựng liên minh chiến lược với các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 thấp, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đang có kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.

Tương tự, dịch COVID-19 cũng đem lại cơ hội đặc thù để hướng tới nền kinh tế "không tiếp xúc” thông qua việc đẩy mạnh thanh toán công nghệ số, giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, chia sẻ dữ liệu số hóa và qua đó giúp đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh về dịch vụ có chất lượng của tầng lớp trung lưu trong nước.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng và cập nhật phương pháp, tiêu chí đo lường kỹ năng số, khoảng cách số năm 2022

Xây dựng và cập nhật phương pháp, tiêu chí đo lường kỹ năng số, khoảng cách số năm 2022

Bộ TT&TT hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương

Bộ TT&TT hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương

Thành phố thông minh

Thành phố thông minh

Phương pháp đo lường đô thị thông minh

Phương pháp đo lường đô thị thông minh

Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản

Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản

Chuyển đổi số quốc gia giúp Việt Nam bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới

Chuyển đổi số quốc gia giúp Việt Nam bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới

IPv6 sẽ mở rộng cửa cho định hướng chuyển đổi số của Việt Nam

IPv6 sẽ mở rộng cửa cho định hướng chuyển đổi số của Việt Nam

Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh

Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh

Chiến thắng thuộc về "người" nhanh nhất khi cả thế giới chuyển đổi sang nền kinh tế số

Chiến thắng thuộc về "người" nhanh nhất khi cả thế giới chuyển đổi sang nền kinh tế số

Tận dụng lợi thế của chuyển đổi số giúp BHXH Việt Nam tiết kiệm 129 giờ mỗi năm

Tận dụng lợi thế của chuyển đổi số giúp BHXH Việt Nam tiết kiệm 129 giờ mỗi năm

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng làm trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ TT&TT

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng làm trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ TT&TT

Tin mới cập nhật

Chiến lược phát triển của lĩnh vực Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025

Chiến lược phát triển của lĩnh vực Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025

Xây dựng và cập nhật phương pháp, tiêu chí đo lường kỹ năng số, khoảng cách số năm 2022

Xây dựng và cập nhật phương pháp, tiêu chí đo lường kỹ năng số, khoảng cách số năm 2022

Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Hội nghị tổng kết tình hình triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP; kết quả và bài học kinh nghiệm

Hội nghị tổng kết tình hình triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP; kết quả và bài học kinh nghiệm

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Báo cáo chuyên đề tháng 07/2022: Cuộc sống số thời chiến ở Liên bang Nga, U-crai-na và gợi suy cho Việt Nam

Báo cáo chuyên đề tháng 07/2022: Cuộc sống số thời chiến ở Liên bang Nga, U-crai-na và gợi suy cho Việt Nam

Quyết định số 2289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030

Quyết định số 2289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030

Chiến lược phát triển lĩnh vực báo chí giai đoạn 2021- 2025

Chiến lược phát triển lĩnh vực báo chí giai đoạn 2021- 2025

Tin đọc nhiều

Bộ TT&TT hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương

Bộ TT&TT hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương

Thành phố thông minh

Thành phố thông minh

Phương pháp đo lường đô thị thông minh

Phương pháp đo lường đô thị thông minh

Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản

Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản

Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh

Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh

Nam Định đã đưa gần 80% dịch vụ công lên trực tuyến mức 4

Nam Định đã đưa gần 80% dịch vụ công lên trực tuyến mức 4

Khi công nghệ mở không chỉ là mã nguồn mở

Khi công nghệ mở không chỉ là mã nguồn mở

SOPET Gas One - 'Số hóa, quản lý và truy xuất nguồn gốc bình Gas'

SOPET Gas One - 'Số hóa, quản lý và truy xuất nguồn gốc bình Gas'

SoftBank chọn Ericsson triển khai lõi 5G

SoftBank chọn Ericsson triển khai lõi 5G

SOC - Nền tảng của chuyển đổi số sử dụng chung trên cả nước

SOC - Nền tảng của chuyển đổi số sử dụng chung trên cả nước

Video xem nhiều

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Hướng dẫn cấu hình phần mềm ký số vSignPDF 3.1.7

Hướng dẫn cấu hình phần mềm ký số vSignPDF 3.1.7

iPhone SE 2020 cuối cùng cũng đã mở bán để phục vụ tín đồ cuồng "Táo"

iPhone SE 2020 cuối cùng cũng đã mở bán để phục vụ tín đồ cuồng "Táo"

Suzuki Ciaz 2020 ra mắt tại Thái Lan, người Việt "đỏ mắt" đón chờ

Suzuki Ciaz 2020 ra mắt tại Thái Lan, người Việt "đỏ mắt" đón chờ

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Subaru Eyesight con mắt "Nhị Lang thần" phòng ngừa va chạm an toàn cho mỗi chuyến đi

Subaru Eyesight con mắt "Nhị Lang thần" phòng ngừa va chạm an toàn cho mỗi chuyến đi

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Cô bé 14 tuổi tìm ra giải pháp mới xóa điểm mù trên xe hơi

Cô bé 14 tuổi tìm ra giải pháp mới xóa điểm mù trên xe hơi

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Gia sư Trí Tuệ Nhân Tạo, giúp bạn thành thạo tiếng Anh!

Gia sư Trí Tuệ Nhân Tạo, giúp bạn thành thạo tiếng Anh!

Vết thương hở mau lành nhờ chiếu tia lạnh Plasma

Vết thương hở mau lành nhờ chiếu tia lạnh Plasma

Cyber-Shot RX100 VII: Siêu phẩm mới gia nhập gia đình Sony

Cyber-Shot RX100 VII: Siêu phẩm mới gia nhập gia đình Sony

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Hội thảo góp ý dự thảo phát triển công nghiệp ICT, hướng tới CMCN lần thứ tư
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019
PVOIL Cup 2019 chính thức khởi tranh - Vượt lên thử thách
28/09/2019
Kinh nghiệm quá hữu ích. Cần phổ biến ngay cho các cháu nhỏ.
Một con người dùng cả một cuộc đời cho tình yêu thiên nhiên . Ông đã đóng góp cống hiến cho nghành thực vật học nước nhà bảo tồn phát triển những loài lan quí hiếm . Xin chúc ngài có một sinh nhật ngài ấm áp hạnh phúc bên người thân . Mong xã hội và trên toàn thế giới có nhiều người tâm huyết như ông . Xin chúc cho tình cảm hữu nghị giữa hai đất nước TL & VN luôn bền chặt và thắm thiết . VN luôn yêu quí các bạn !
Nhu cầu tuyển dụng tăng gấp đột biến 4 lần trong một thời gian ngắn điều đó phản ánh tỉ lệ thất nghiệp trong những tháng đầu năm là 3/4 do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 đây là một điều đáng buồn, rồi các cử nhân, kỹ sư sẽ đi đâu về đâu trong giai đoạn bất ổn này. Để cân bằng lại có thể mất một thời gian dài.