Chiến lược phát triển của lĩnh vực Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025
Chiến lược phát triển của lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025
(ban hành kèm theo Quyết định số 1559/QĐ-BTTTT ngày 14/10/2021
của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
- Nội dung Chiến lược phát triển của Cục PTTH và TTĐT tham khảo tại đây
- Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông xin trích giới thiệu đến Quý bạn đọc một số nội dung cơ bản của mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Chiến lược PTTH&TTĐT:
"2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
2.1. Về lĩnh vực phát thanh, truyền hình
a) 70% người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương; 100% dân số các vùng còn lại được nghe, xem các kênh chương trình này.
b) Tăng thời lượng phát sóng các kênh chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, địa phương lên 24h/ngày.
c) Bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và địa phương đạt tỷ lệ tối thiếu từ 70% tổng thời lượng phát sóng trong một ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước); việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng trong một ngày của kênh đó.
d) Tăng doanh thu của các đài phát thanh, truyền hình từ 9.000 tỷ đồng lên 13.000 tỷ đồng.
đ) Tăng tỷ lệ kênh thiết yếu phát thanh, truyền hình trên mạng Internet từ 80% lên 100%;
e) Tăng thuê bao truyền hình trả tiền từ 17 triệu lên 30 triệu người dùng.
g) Tăng doanh thu truyền hình trả tiền từ 9.000 tỷ đồng lên 23.000 tỷ đồng (01 tỷ USD).
h) Tăng thuê bao truyền hình trả tiền OTT TV từ 3 triệu lên 15 triệu người dùng.
i) Tăng doanh thu truyền hình trả tiền OTT TV từ 300 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng.
k) Tăng tỷ lệ đài hoạt động theo mô hình đa phương tiện, phân phối đa nền tảng (đạt tỷ lệ 100%).
l) Phát triển cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện quốc gia.
m) Phát triển truyền dẫn phát sóng phát thanh số để từng bước xây dựng lộ trình chấm dứt phát thanh tương tự.
2.2. Về lĩnh vực thông tin điện tử
a) Xử lý từ 80% trở lên các trang thông tin điện tử và mạng xã hội có hoạt động “báo hóa”, tiến tới xử lý dứt điểm.
b) Đấu tranh, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới đạt từ 80% trở lên.
c) Tăng số lượng tài khoản người dùng mạng xã hội Việt Nam từ 90 triệu tài khoản lên 120 triệu tài khoản.
d) Giảm số lượng tài khoản người dùng tương tác thường xuyên trên các mạng xã hội nước ngoài từ 150 triệu xuống 100 triệu tài khoản.
đ) Thị phần quảng cáo trực tuyến của các doanh nghiệp trong nước tăng từ 5-10%.
e) Đưa thông tin tích cực lên mạng xã hội từ 12% lên 50%.
g) Tăng 30% số vụ việc vi phạm bản quyền nội dung phát thanh, truyền hình trên không gian mạng được xử lý.
h) Tăng doanh thu ngành công nghiệp trò chơi điện tử trong nước từ 400 triệu USD lên 800 triệu USD; tỷ lệ trò chơi điện tử sản xuất trong nước chiếm 25%."
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận