Nắm bắt cơ hội phát triển, 60 quốc gia đã ban hành chiến lược AI

Phạm Anh
31/05/2022 16:55
NIICS

Theo Viện Chiến lược TT&TT - Bộ TT&TT, 60 quốc gia đã ban hành chiến lược về trí tuệ nhân tạo (AI), 80% các quốc gia đang ở giai đoạn sơ khởi về các ứng dụng AI.

Kinh nghiệm của Singapore trong phát triển AI

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác quản lý nhà nước tháng 5/2022, ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng phụ trách điều hành Viện Chiến lược TT&TT cho biết hiện nay, trên thế giới đã có 60 quốc gia ban hành chiến lược AI, chia thành 4 nhóm là Mỹ, Trung Quốc, các nước châu Âu và các nước còn lại.

Ông Trần Minh Tuấn: Singapore là quốc gia nhỏ nhưng được xếp hạng cao về AI trên thế giới. Do vậy, chiến lược AI quốc gia của Singapore đáng để học tập

Cụ thể, ông Tuấn cho biết Mỹ tập trung nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI, Trung Quốc tập trung phát triển AI Internet, châu Âu tập trung vào xây dựng thể chế AI, bảo vệ dữ liệu cá nhân; một số nước phát triển AI mạnh như là Canada, Singapore, Ấn Độ… tập trung vào phát triển các AI ứng dụng ở các thị trường ngách.

Theo đánh giá của tổ chức Kearney, hiện nay 80% các quốc gia đang ở giai đoạn sơ khởi về các ứng dụng AI. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore đứng thứ 2/160 quốc gia về chỉ số sẵn sàng về AI khối cơ quan chính phủ năm 2021. AI trong khu vực Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ đóng góp 10 - 18% vào GDP đến 2030, Singapore sẽ là quốc gia dẫn đầu khu vực với kỳ vọng AI đóng 18% vào GDP, Việt Nam là 12%.

Ông Tuấn cho biết Singapore là quốc gia nhỏ (mặc dù không có lợi thế về lượng dữ liệu) nhưng được xếp hạng cao về AI trên thế giới. Do vậy, chiến lược AI quốc gia của Singapore đáng để học tập. Chiến lược nêu ra 7 dự án trọng điểm quốc gia có tác động kinh tế, xã hội lớn đến quốc gia và người dân Singapore, gồm: y tế, bất động sản, giáo dục, an ninh, logistics, tài chính, chính phủ.

Tầm nhìn AI của Singapore đến năm 2030 là dẫn đầu về phát triển và triển khai các giải pháp AI quy mô lớn, tác động lớn, trong một số lĩnh vực chủ chốt và có giá trị cao như chính phủ, chăm sóc sức khoẻ, an toàn, an ninh, tập trung vào an ninh cửa khẩu, giao thông vận tải, kho vận tải, cảng biển, hàng không, tài chính, đô thị thông minh (ĐTTM), bất động sản, an toàn không gian mạng…

Singapore có 4 sứ mệnh lớn về AI là: dẫn dắt ý tưởng toàn cầu về AI; tạo ra tác động đáng kể tới kinh tế, xã hội tập trung vào giải quyết các bài toán lớn của quốc gia, thế giới; thúc đẩy đổi mới về AI trong các ngành, các lĩnh vực thông qua các dự án tiêu biểu như 100 thử nghiệm về AI (100E), chương trình học nghề AI (AIAP), AI4I/AI4E/AI4S/AI4K; tạo ra nền tảng kết nối cung cầu, các công nghệ cơ bản của AI (AI brick), các bộ dữ liệu mở, các dịch vụ đào tạo, tư vấn miễn phí.

Singapore đưa ra 7 nền tảng cốt lõi được cung cấp miễn phí và mã nguồn mở bao gồm: (1) TagUI: công cụ AI mã nguồn mở no-code/low-code hỗ trợ tổ chức/DN tự làm công cụ tự động hóa quy trình nghiệp vụ; (2) Speech Lab: công cụ nhận dạng tiếng nói và Chatbot; (3) Computer Vision Hub – xử lý hình ảnh thông minh; (4) Công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Language Processing); (5) Synergos: mô hình liên kết huấn luyện AI model tại thiết bị đầu cuối (Federated Learning); (6) AI-Ready Bricks: công cụ nghiên cứu thị trường, phân tích xu thế và hành vi người tiêu dùng; (7) CUDO: bản đồ số và các nền tảng tối ưu hóa logistics.

Đề xuất xây dựng chiến lược AI ứng dụng

Với những nghiên cứu của Viện, ông Tuấn cho biết Việt Nam xây dựng chiến lược AI ứng dụng là hết sức cần thiết. Việt Nam cần tập trung ứng dụng AI trong các lĩnh vực chủ chốt, có tác động lớn, hình thành lực lượng lãnh đạo và lao động có tư duy AI (AI mindset) và kỹ năng với việc sử dụng AI để giải quyết vấn đề.

AI trong nông nghiệp giúp người nông dân tối ưu sản xuất (Ảnh minh hoạ: Internet)

Cụ thể, những lĩnh vực chủ chốt có tác động lớn có thể áp dụng AI như: (1) chính phủ số: giải pháp lắng nghe xã hội (social listening) giúp lắng nghe xã hội... (2) tài chính: điểm đánh giá tín dụng (credit scoring) tự động đánh giá chỉ số tín dụng, tập trung nhóm khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay từ ngân hàng truyền thống. (3) nông nghiệp: giám sát sâu bệnh; dự báo vị trí và sản lượng thu hoạch cây ăn quả; quản lý gia súc, gia cầm;... (4) y tế: chẩn đoán sớm bằng hình ảnh; xét nghiệm nhanh bệnh truyền nhiễm... (5) giáo dục: sử dụng AI cá thể hóa đào tạo đến từng học viên (adaptive learning)... (6) giao thông vận tải: sử dụng AI camera để quản lý và điều tiết giao thông thông minh, chế tài giao thông, phạt nguội; (7) du lịch: phân tích thị hiếu, nhu cầu của khách du lịch; công cụ gợi ý (recommendation) thông minh cá thể hóa; thiết bị dịch offline đa ngôn ngữ giá rẻ… (8) an ninh trật tự: AI camera để truy vết tội phạm, cảnh báo sớm hỏa hoạn... (8) tài nguyên, môi trường: phân tích chất lượng nước, chất lượng đất, chất lượng khoáng sản; cảnh báo sớm về vấn đề biến đổi khí hậu...

Ông Tuấn cũng cho biết Chính phủ làm cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ, giải pháp AI với các DN thuộc nhiều ngành nghề khác có nhu cầu ứng dụng AI, lấy các DN công nghệ số làm trung tâm.

Bên cạnh đó, việc hợp tác liên ngành giữa nhiều DN giúp Chính phủ và DN AI dễ dàng khám phá ra các giải pháp tổng quát, ứng dụng được chi tiết cho từng ngành hoặc nhiều ngành nghề, qua đó mở rộng nhanh chóng việc ứng dụng AI trên toàn quốc.

Trung tâm AI PTIT - Naver

Cũng theo ông Tuấn, cần xây dựng cộng đồng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI dựa trên nòng cốt là nhân sự và lãnh đạo của các DN thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, tạo thành phong trào triển khai AI rộng rãi và trao đổi tri thức liên quan đến ứng dụng AI mạnh mẽ.

Theo đó, các giải pháp gồm: hỗ trợ tuyên truyền, tạo dựng thương hiệu DN công nghệ số Việt; xây dựng sàn kết nối cung - cầu về AI có sự đảm bảo, hỗ trợ của Nhà nước; xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng cho AI và cẩm nang hướng dẫn DN; lập danh mục các nền tảng công nghệ và hợp tác với các DN để cung cấp dưới dạng miễn phí, mã nguồn mở; bổ sung tiêu chí vào bộ chỉ số DTI mức độ sẵn sàng AI của các địa phương để lôi kéo các DN tham gia, qua đó xác định được các bài toán lớn; phối hợp với DN AI đào tạo nâng cao nhận thức về AI, "khám" miễn phí cho DN và kết nối với các thương hiệu Việt.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong thời đại công nghệ số, chúng ta có những cách hỗ trợ đặc biệt cho DN. Singapore chi tiền để phát triển các nền tảng. DN nhỏ cũng được hưởng công nghệ như DN 1.000 người. DN càng ít người càng linh hoạt, khát khao phát triển thị trường nhưng không có tiền nên việc phát triển nền tảng là cách để giúp các DN cùng phát triển. Đây là gợi ý để các đơn vị thuộc Bộ TT&TT có thể nghĩ đến một cách hỗ trợ cho DN. Đây cũng là hướng tiếp cận cho Việt Nam./.

Theo Thông tin và Truyền thông

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Lào muốn học kinh nghiệm tổ chức của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Việt Nam

Lào muốn học kinh nghiệm tổ chức của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Việt Nam

Việt Nam hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng số tiên tiến nhất ASEAN

Việt Nam hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng số tiên tiến nhất ASEAN

ASEAN bàn thảo 10 tiêu chí thúc đẩy dịch vụ số

ASEAN bàn thảo 10 tiêu chí thúc đẩy dịch vụ số

Chuyển đổi số trong truyền thanh cơ sở

Chuyển đổi số trong truyền thanh cơ sở

5G- Công cụ quan trong thúc đẩy chuyển đổi số

5G- Công cụ quan trong thúc đẩy chuyển đổi số

Trung Quốc: Phát triển khu vực nông thôn cần sự chung tay của các doanh nghiệp TMĐT

Trung Quốc: Phát triển khu vực nông thôn cần sự chung tay của các doanh nghiệp TMĐT

Hướng tới Việt Nam số: Tăng tốc chuyển đổi số quốc gia

Hướng tới Việt Nam số: Tăng tốc chuyển đổi số quốc gia

Chuyển đổi số đem lại lợi ích gì cho người dân?

Chuyển đổi số đem lại lợi ích gì cho người dân?

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Lào muốn học kinh nghiệm tổ chức của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Việt Nam

Lào muốn học kinh nghiệm tổ chức của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Việt Nam

Việt Nam hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng số tiên tiến nhất ASEAN

Việt Nam hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng số tiên tiến nhất ASEAN

ASEAN bàn thảo 10 tiêu chí thúc đẩy dịch vụ số

ASEAN bàn thảo 10 tiêu chí thúc đẩy dịch vụ số

Chuyển đổi số trong truyền thanh cơ sở

Chuyển đổi số trong truyền thanh cơ sở

5G- Công cụ quan trong thúc đẩy chuyển đổi số

5G- Công cụ quan trong thúc đẩy chuyển đổi số

Trung Quốc: Phát triển khu vực nông thôn cần sự chung tay của các doanh nghiệp TMĐT

Trung Quốc: Phát triển khu vực nông thôn cần sự chung tay của các doanh nghiệp TMĐT

Hướng tới Việt Nam số: Tăng tốc chuyển đổi số quốc gia

Hướng tới Việt Nam số: Tăng tốc chuyển đổi số quốc gia

Chuyển đổi số đem lại lợi ích gì cho người dân?

Chuyển đổi số đem lại lợi ích gì cho người dân?

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019