Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải định danh và xác thực điện tử trong tháng 1/2020

Ninh Gia
09/12/2019 17:45
NIICS

Cùng với việc khai trương Cổng dịch vụ Công quốc gia là cần đẩy nhanh việc xây dựng khung pháp lý để việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến có hiệu lực, hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu, trong tháng 1/2020, Bộ TT&TT trình dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử.

Toàn cảnh buổi lễ khai trương Cổng dịch vụ Công quốc gia.

Việc xây dựng Cổng dịch vụ công các cấp và Cổng dịch vụ công quốc gia có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các hệ thống phát triển Chính phủ điện tử, là kênh giao tiếp điện tử giữa người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, là điểm để người dân, doanh nghiệp tương tác với chính quyền trên môi trường điện tử.

Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị. Qua đó, mọi thông tin từ quy định về thủ tục, tiến độ giải quyết, xử lý phản ánh kiến nghị đều được công khai, minh bạch. Đây cũng là một công cụ hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Tại thời điểm khai trương, Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp các dịch vụ công, bao gồm 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố gồm: Đổi giấy phép lái xe, thông báo hoạt động khuyến mại, cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình), dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thăm quan Cổng dịch vụ Công quốc gia.

Cung cấp 3 dịch vụ công thực hiện tại cấp bộ gồm: Cấp Giấy phép lái xe quốc tế, đăng ký khuyến mãi, nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó là 2 tiện ích nộp thuế điện tử và đối với doanh nghiệp, tiện ích thanh toán tiền điện.

Số lượng dịch vụ công này sẽ được tiếp tục tăng lên nhanh chóng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ của Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan trong việc kết nối hệ thống và lựa chọn cung ứng dịch vụ công để tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khi Cổng dịch vụ công quốc gia đi vào hoạt động, người dân, doanh nghiệp chỉ cần truy cập một địa chỉ duy nhất (dichvucong.gov.vn), bằng một tài khoản duy nhất là có thể đăng nhập được đến tất cả các cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, theo dõi tình trạng giải quyết, đánh giá chất lượng giải quyết và gửi phản ánh, kiến nghị mà không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính. Đồng thời, có thể tái sử dụng các thông tin đã có và tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ, từ đó giảm đáng kể chi phí xã hội trong thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt là những thủ tục hành chính có liên quan đến nhiều cơ quan.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu bấm nút khai trương Cổng dịch vụ Công quốc gia.

Theo tính toán sơ bộ đối với chi phí thực hiện nhóm dịch vụ công đang cung cấp với tần suất giao dịch hiện nay, khi chuyển đổi phương thức từ thực hiện trực tiếp sang trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ tiết kiệm được 4.222 tỷ đồng/năm, trong đó, chi phí tiết kiệm được do lợi ích từ việc thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia mang lại khoảng 1.736 tỷ đồng.

Tại buổi lễ, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể; Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng; Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung... đã cùng ký cam kết điện tử nhằm đồng hành xây dựng, vận hành, phát triển Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng nêu rõ, thế kỷ 21 được coi là kỷ nguyên số, trong đó kinh tế số, công nghệ số. Sự phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên số sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng năng suất xã hội, năng lực cạnh tranh. Trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, dịch vụ công trực tuyến là một trong những tiêu chí quan trọng thể hiện tinh thần phục vụ của Chính phủ với người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh, Cổng dịch vụ công quốc gia ra đời đã khẳng định quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử theo hướng thực chất, hiệu quả. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng mới có 8 dịch vụ công được kết nối trong tổng số hàng ngàn dịch vụ cần kết nối và chủ yếu vẫn ở cấp độ 3.

Mục tiêu là sớm nhất cần cung cấp ở cấp độ 4 và mở rộng sang các dịch vụ khác, nhất là những dịch vụ đông đảo người dân sử dụng. Đây là công việc thường xuyên, liên tục không có điểm dừng, với mục tiêu xuyên suốt là lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo chất lượng cung cấp dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công.

Thủ tướng lưu ý, mặc dù Cổng dịch vụ công quốc gia đã xây dựng, đã kết nối với cổng dịch vụ công của các ngành, các cấp các dịch vụ công trực tuyến nhưng việc xử lý và trả kết quả vẫn phải do các cơ quan Bộ, ngành, địa phương thực hiện theo thẩm quyền. Do đó, cần tránh tình trạng các ngành các cấp lơi lỏng việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Quá trình thực hiện xử lý các thủ tục hành chính cần sự liên thông giữa các đơn vị trong nội bộ, thậm chí giữa các cơ quan liên Bộ, ngành. Để có thể tiếp tục đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính thì các thông tin liên quan đến người dân, doanh nghiệp phải được chia sẻ giữa nội bộ các cơ quan nhà nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.

Thủ tướng đề nghị Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương rà soát, đánh giá lại các quy định về thành phần hồ sơ, quy trình nghiệp vụ. Từ đó đưa ra hệ thống tổng thể các cơ sở dữ liệu cần thiết phải xây dựng để phục vụ việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu.

Các Bộ ngành, địa phương cần nhanh chóng triển khai các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhằm giảm bớt giấy tờ, đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục, mới có thể là cải cách thực chất, lấy người dân làm trung tâm.

Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ có phương án đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên toàn quốc. Từ đó xác định rõ các vấn đề còn vướng mắc để tháo gỡ, thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sự ổn định, thông suốt của hệ thống Cổng dịch vụ công; phát triển hạ tầng thông tin đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời phải bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia này.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển "công dân số" chính thức vận hành

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển "công dân số" chính thức vận hành

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Đăng ký kinh doanh đã được thuận lợi hơn khi thực hiện trực tuyến

Đăng ký kinh doanh đã được thuận lợi hơn khi thực hiện trực tuyến

Kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP của Việt Nam trong 10 năm tới

Kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP của Việt Nam trong 10 năm tới

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Nâng cao năng lực quốc gia về an toàn thông tin trên cơ sở thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân

Nâng cao năng lực quốc gia về an toàn thông tin trên cơ sở thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Dữ liệu điện tử - Ai được tiếp cận và ứng xử thế nào?

Dữ liệu điện tử - Ai được tiếp cận và ứng xử thế nào?

100 nghìn doanh nghiệp số phải tạo được đột phá cho chiến lược "Make in Vietnam"

100 nghìn doanh nghiệp số phải tạo được đột phá cho chiến lược "Make in Vietnam"

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Chính phủ điện tử - Cần chỉ tiêu hoá các mục tiêu của hạ tầng công nghệ

Chính phủ điện tử - Cần chỉ tiêu hoá các mục tiêu của hạ tầng công nghệ

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030

Mức lương cơ sở sẽ được tăng lên bao nhiêu kể từ ngày 7/1

Mức lương cơ sở sẽ được tăng lên bao nhiêu kể từ ngày 7/1

Cổng thông tin một cửa quốc gia được vận hành trên nguyên tắc nào?

Cổng thông tin một cửa quốc gia được vận hành trên nguyên tắc nào?

Phấn đấu trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giai đoạn 2020-2030

Phấn đấu trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giai đoạn 2020-2030

Dịch vụ truyền hình xuyên biên giới sẽ được "quản" đầy đủ hơn

Dịch vụ truyền hình xuyên biên giới sẽ được "quản" đầy đủ hơn

AI - Chìa khoá vạn năng mở cửa tương lai công nghệ Việt Nam

AI - Chìa khoá vạn năng mở cửa tương lai công nghệ Việt Nam

Điểm nghẽn tài chính gây khó khi triển khai AI trong ngành Y tế

Điểm nghẽn tài chính gây khó khi triển khai AI trong ngành Y tế

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019