Khám chữa bệnh từ xa - Mang bác sĩ tuyến trung ương về với tuyến huyện

Bảo Ngân
23/06/2020 17:56
NIICS

Việc ứng dụng công nghệ cũng như quá trình số hoá của ngành y tế đã mang lại những bác sĩ khám chuyên khoa giỏi đầu ngành đến với mỗi người dân ở ngay tuyến huyện thông qua các hoạt động trực tuyến và trợ giúp của bác sĩ tuyến trung ương.

Công nghệ - Cánh tay nối dài của bác sĩ tuyến trên

Đại diện Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện U bướu Hà Nội... và các đơn vị liên quan cho biết, cách thức tiến hành, chia sẻ những vướng mắc và đề xuất nhiều giải pháp về công nghệ, về cơ chế, chính sách... để việc triển khai thực hiện Đề án nhanh và hiệu quả.

Một buổi hội chẩn trực tuyến của các bác sĩ.

Các đại biểu đề nghị, cần xây dựng nền tảng công nghệ phục vụ công tác khám, chữa bệnh thống nhất, sau đó chia ra các nhánh chuyên môn, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở” dẫn đến việc kết nối khó khăn, gây lãng phí tiền của, công sức...

Theo PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, cho biết, Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025 được xây dựng với quan điểm chủ đạo là “Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”. Thông điệp này có ý nghĩa giúp tăng cường năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến dưới, nâng tầm vươn lên “chất lượng cao hơn”; đồng thời các kiến thức chuyên môn của tuyến trên được “lan tỏa xa hơn” tới mọi người dân trên khắp các vùng miền của Tổ quốc.

Đề án đề ra mục tiêu là mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.

Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng, chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.

PGS. TS. Lương Ngọc Khuê chia sẻ, trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã áp dụng giải pháp công nghệ thông tin triển khai hoạt động tư vấn điều trị từ xa rất hiệu quả. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID - 19 đã thành lập “Trung tâm Quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID -19”.

Trung tâm thường xuyên tổ chức hội chẩn trực tuyến, mời các giáo sư đầu ngành cả nước cùng hội chẩn các ca bệnh nặng, bàn các phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh, cùng chia sẻ kinh nghiệm điều trị, chăm sóc người bệnh.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp tập hợp đội ngũ chuyên gia đầu ngành và các bệnh viện xích lại gần nhau hơn, gần tới mức gần như không có khoảng cách giữa trong Nam, ngoài Bắc, giữa tuyến trên, tuyến dưới.

Trung tâm Quản lý, điều hành được thành lập đã đánh dấu sự phát triển của hệ thống khám, chữa bệnh trong xu hướng hội nhập, áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong điều trị bệnh tật, đặc biệt với bệnh dịch nguy hiểm COVID -19.

“Việc phòng, chống dịch COVID-19 càng khẳng định hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai hoạt động tư vấn điều trị từ xa mà bệnh nhân phi công người Anh – bệnh nhân 91, là một ví dụ điển hình. Các chuyên gia đầu ngành đã thường xuyên tổ chức hội chẩn trực tuyến, tìm ra các giải pháp tốt nhất điều trị người bệnh. Nhờ đó, nam phi công đã có những hồi phục kỳ diệu, từ chỗ phổi gần như hoàn toàn đông đặc, chỉ 10% hoạt động được, đến nay bệnh nhân có thể hít thở khí trời, phổi có thể nở ra 85%, đã hoàn toàn thở khí ngoài, tự ăn uống trên giường bệnh và có đủ điều kiện ra khỏi Khoa Hồi sức tích cực”, Phó Giáo sư Lương Ngọc Khuê cho biết.

Giảm sự chênh lệch về chuyên môn giữa các tuyến

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã chỉ đạo về việc giãn cách xã hội, hạn chế người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường công tác khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến dưới, không chuyển người bệnh lên tuyến trên trường hợp bệnh tuyến dưới điều trị được. Các hoạt động này cần có hoạt động khám, chữa bệnh từ xa trợ giúp. Và qua đợt dịch bệnh COVID-19 chúng ta càng thấy tầm quan trọng của khám chữa bệnh từ xa.

Do đó, Đề án xây dựng theo nguyên tắc: bệnh viện tuyến trên hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới. Trong đó, bệnh viện viện tuyến trung ương phối hợp với bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ bệnh viện tuyến huyện.

Với phần mềm bác sĩ xã đã giúp cho công tác chuyên môn về y tế từ cấp thấp nhất cũng đã đạt được chất lượng tốt hơn.

Đồng thời, thầy thuốc tuyến trên hỗ trợ thầy thuốc tuyến dưới theo nguyên tắc một thầy thuốc tuyến trên hỗ trợ, hướng dẫn cho nhiều thầy thuốc tuyến dưới, nhiều thầy thuốc tuyến trên hỗ trợ cho một thầy thuốc tuyến dưới...

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, việc xây dựng Đề án xuất phát từ hai mục tiêu căn bản, đó là tất cả các cơ sở y tế trên cả nước được hỗ trợ khi cần thiết và thường xuyên, góp phần giảm sự chênh lệch về chuyên môn giữa tuyến trung ương và địa phương. Mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên và khi cần thiết...

“Việc thực hiện Đề án chính là tạo ra mạng lưới y tế không còn giới hạn giữa các tuyến. Các mạng lưới này được hỗ trợ chuyên môn như nhau”, Thứ trưởng Bộ Y tế kỳ vọng.

Để thực hiện được điều này, các bệnh viện phải dành một thời gian nhất định trong ngày để hỗ trợ một bệnh viện về chuyên môn và các bệnh viện khác có thể đăng nhập vào ứng dụng để tham khảo nội dung đó. Để thực hiện được điều này, các cơ sở y tế phải nêu cao trách nhiệm, góp phần thay đổi chất lượng cho y tế cơ sở.

Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp như tuyến dưới gặp ca bệnh khó thì có thể đưa lên hệ thống thông tin tới tất cả các cơ sở y tế. Bệnh viện có chuyên môn phù hợp sẽ có các hỗ trợ để bệnh nhân được điều trị kịp thời.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng khuyến khích các bác sĩ tuyến trên kết bạn và thành lập nhóm với các bác sĩ tuyến dưới để thuận tiện trong trao đổi nghiệp vụ, hỗ trợ chuyên môn: “Các bác sĩ tuyến trên nên bớt chút thời gian kết bạn với các bác sĩ tuyến dưới. Tiếc gì mà không kết thêm một người bạn để hỗ trợ nhau về chuyên môn...”.

Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, công nghệ cho việc thực hiện Đề án chỉ dựa trên một nền tảng duy nhất và các nhà công nghệ có thể khai thác các giá trị gia tăng xung quanh nền tảng đó. Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ áp phương thức chi trả phù hợp; đồng thời thống nhất với ngân hàng và bảo hiểm xã hội coi thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh chính là thẻ ngân hàng; đưa dần chi phí vào giá dịch vụ y tế để đảm bảo bền vững...

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Telemedicine - Dịch vụ y tế trung ương đến với bà con ở bản xa Yên Bái

Telemedicine - Dịch vụ y tế trung ương đến với bà con ở bản xa Yên Bái

Ứng dụng công nghệ thông tin - Bước đột phá trong ngành y tế

Ứng dụng công nghệ thông tin - Bước đột phá trong ngành y tế

Mạng 5G tăng tốc số hoá y tế để chiến đấu với COVID-19

Mạng 5G tăng tốc số hoá y tế để chiến đấu với COVID-19

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Telemedicine - Dịch vụ y tế trung ương đến với bà con ở bản xa Yên Bái

Telemedicine - Dịch vụ y tế trung ương đến với bà con ở bản xa Yên Bái

Ứng dụng công nghệ thông tin - Bước đột phá trong ngành y tế

Ứng dụng công nghệ thông tin - Bước đột phá trong ngành y tế

Mạng 5G tăng tốc số hoá y tế để chiến đấu với COVID-19

Mạng 5G tăng tốc số hoá y tế để chiến đấu với COVID-19

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019