Kịch bản nào cho nền kinh tế số Việt Nam trong 25 năm tới
Làn sóng tiếp theo của những công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), internet vạn vật và các nền tảng, ứng dụng dựa trên điện toán đám mây sẽ mang lại tiềm năng chuyển đổi Việt Nam thành một nền kinh tế hoạt động với hiệu quả vượt trội của châu Á, và mang lại mức sống cao hơn cho tất cả người dân Việt Nam trong những thập kỷ tới.
- Doanh nghiệp công nghệ số - Nguyên khí của nền kinh tế số Việt Nam
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nền tảng số "Make in Vietnam" đã sẵn sàng cho kinh tế số
- Chuyển đổi số quốc gia - Nền tảng cho Kinh tế số thúc đẩy tăng trưởng trởi lại trước thách thức
Trong suốt bốn thập kỷ qua, Việt Nam đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đối với đất nước Việt Nam hiện nay, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển: nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh trong các chuỗi giá trị sản phẩm, cách mạng hóa các mô hình kinh doanh và thu hút thêm các nguồn đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Sự bùng nổ về xuất khẩu phần cứng và phần mềm số trong thời gian gần đây, lực lượng dân số trẻ của Việt Nam đang nhanh chóng tiếp cận các dịch vụ internet di động và Chính phủ Việt Nam đang thực hiện những chính sách thực hiện cuộc CMCN 4.0 trên diện rộng để bắt đầu hiện đại hóa các ngành công nghiệp chủ đạo và phát triển hơn nữa các ngành công nghiệp mới.
Tuy nhiên, để duy trì mức tăng trưởng cao, Việt Nam sẽ phải vượt qua rất nhiều thách thức. Dân số đang trong giai đoạn già hóa, biến đổi khí hậu và tốc độ phát triển nhanh đang tác động xấu đến môi trường và sản xuất lương thực, đồng thời quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra mạnh mẽ.
Lực lượng lao động cần nâng cao tay nghề, đặc biệt đối với các công việc có nguy cơ bị thay thế do tự động hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất chế tạo.
Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Việt Nam, nhưng thách thức lớn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách là vấn đề phân bổ nguồn lực để đảm bảo nợ thấp và tăng trưởng bao trùm cũng như tăng trưởng bền vững.
Năm 2019 báo hiệu một kỷ nguyên mới về chính sách và định hướng chiến lược tại Việt Nam. Báo cáo này đóng vai trò như một công cụ hoạch định chiến lược cho các nhà lãnh đạo trong chính phủ và tại các doanh nghiệp để bắt kịp với làn sóng đổi mới sáng tạo số và giai đoạn phát triển kinh tế mới.
Báo cáo Tương lai nền kinh tế số của Việt Nam: Hướng tới năm 2045 sẽ đưa ra các viễn cảnh về kinh tế cho tới năm 2030 và 2045 với bốn kịch bản dự báo về tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam.
Kịch bản truyền thống: là cho đến năm 2045, công nghệ số dự kiến đóng góp 196 tỉ USD vào GDP tính theo giá so sánh năm 2020 và theo tỷ giá sức mua tương đương, (61 tỉ USD theo giá so sánh 2005 và tỷ giá hối đoái bình quân). Chuyển đổi số thấp, ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT và TT) phát triển chậm.
Kịch bản xuất khẩu số: là cho đến năm 2045, công nghệ số dự kiến đóng góp 217 tỉ USD vào GDP tính theo giá năm 2020 và theo tỷ giá sức mua tương đương PPP, (67 tỉ USD theo giá so sánh 2005 và tỷ giá hối đoái bình quân). Ngành CNTT và TT phát triển nhanh chủ yếu dựa trên hoạt động gia công xuất khẩu, ứng dụng số trong các ngành còn hạn chế.
Kịch bản tiêu dùng số: là cho đến năm 2045, công nghệ số dự kiến đóng góp 331 tỉ USD vào GDP tính theo giá năm 2020 và theo tỷ giá sức mua tương đương PPP, (103 tỉ USD theo giá so sánh 2005 và tỷ giá hối đoái bình quân). Chuyển đổi số mạnh mẽ trong các ngành trong nước nhưng chủ yếu sử dụng sản phẩm dịch vụ CNTT và TT của nước khác, ngành CNTT và TT trong nước phát triển chậm.
Kịch bản chuyển đổi số: là cho đến năm 2045, công nghệ số dự kiến đóng góp 544 tỉ USD vào GDP tính theo giá năm 2020 và theo tỷ giá sức mua tương đương PPP, (169 tỉ USD theo giá so sánh 2005 và tỷ giá hối đoái bình quân). Ứng dụng công nghệ số cao trong toàn bộ nền kinh tế và ngành CNTT và TT tăng trưởng mạnh.
TS. Nguyễn Văn Bình Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: “Làm chủ được nền kinh tế số sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Sự lãnh đạo mạnh mẽ và thể chế vững chắc sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế bao gồm cả khu vực tư nhân. Chuyển đổi kỹ thuật số trên cơ sở lãnh đạo mạnh mẽ sẽ tháo gỡ những rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế hơn nữa” Với một lực lượng dân số trẻ và năng động, thu hút nhiều vốn đầu tư và nằm trong vị trí trung tâm của các nền kinh tế tăng trưởng nhanh tại châu Á, nếu quá trình chuyển dịch được thực hiện thành công thì Việt Nam chắc chắn có cơ hội đột phá với những công cụ nghệ số mới sẵn có. |
Ông Nguyễn Thế Trung, Tổng giám đốc Tập đoàn DTT nhận định: “25 năm tới đây sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội có tính quyết định để bước sang một nền kinh tế kỹ thuật số và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Thành công và tốc độ của cuộc chuyển đổi này phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng lao động hiện nay, mà lực lượng này lại đang già hóa nhanh chóng. Chủ trương lãnh đạo đúng đắn, thể chế và chính sách thuận lợi là những điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực cho toàn bộ lực lượng lao động và cả xã hội và góp phần thực hiện một cuộc chuyển dịch thành công.” Cuộc chuyển đổi này tất yếu đi liền với những rủi ro, nhưng trong bối cảnh thay đổi chóng mặt như hiện tại, rủi ro lớn hơn cả chính là không thực hiện quá trình chuyển đổi. |
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận