Triển khai mạng 5G trên diện rộng có giúp viễn thông Mỹ bắt kịp với thế giới?
Sau khi hoàn thiện vấn đề an ninh an toàn viễn thông cho hạ tầng mạng 5G và triển khai trên diện rộng sẽ giúp Mỹ có thể bắt kịp với các nước đi trước cũng như tạo bước đột phá cho GDP của xứ sở cờ hoa.
Ngày càng nhiều quảng cáo về sức hấp dẫn của các thiết bị có thể kết nối mạng di động thế hệ thứ năm (5G), nhưng đến nay mạng 5G vẫn mang tính hứa hẹn nhiều hơn là thực tế khi Mỹ đã có nhìn nhận khác và cho đó là cơ sở thúc đẩy các đổi mới như xe ô tô tự lái “thông minh hơn” hay tốc độ tải video siêu nhanh.
Việc hoàn thiện hạ tầng và phủ sóng 5G trên toàn nước Mỹ được ghi nhận có thể giúp GDP nước này tăng thêm 1.500 tỉ USD trong 5 năm tới.
Việc phát triển mạng 5G trên diện rộng của Mỹ hiện nay được coi là chậm hơn khá nhiều so với thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Jefferson Wang, người đứng đầu về chiến lược 5G tại công ty cung cấp dịch vụ và tư vấn công nghệ Accenture, việc triển hệ thống hạ tầng mạng 5G ở Mỹ "rất manh mún" do các công ty viễn thông phải đối mặt với một mê cung các quy định ở mỗi địa phương trên khắp 50 bang. Việc lắp đặt các trạm phát sóng 5G ở đâu và như thế nào phải được chính quyền các cấp thông qua, thậm chí bằng các phiên điều trần.
Trong khi đó, những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên thích ứng với mạng 5G đã được Samsung (Hàn Quốc) và Huawei (Trung Quốc) giới thiệu vào giữa năm 2019. “Người khổng lồ” công nghệ Mỹ Apple đã trình làng chiếc iPhone 5G đầu tiên của mình vào cuối năm 2020.
Điều này thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở Mỹ tăng cường thảo luận về mạng di động thế hệ mới này mặc dù dịch vụ tốc độ nhanh này chưa được cung cấp rộng rãi.
Các tiện ích và dịch vụ được đồng bộ hóa với mạng 5G cũng là chủ đề chính tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2021 vừa diễn ra từ ngày 11-14/1/2021 dưới hình thức trực tuyến. Sự kiện này lâu nay được biết đến là một triển lãm công nghệ hàng năm dành riêng cho các thiết bị gia dụng, ô tô và đồ điện tử.
Theo cố vấn John Penney từ công ty tư vấn Elemental Content, hệ thống cơ sở hạ tầng mạng 5G sẽ được triển khai đầu tiên ở các khu vực thành phố lớn sẽ có nguy cơ nới rộng sự chênh lệch giữa dịch vụ viễn thông phong phú ở trung tâm thành phố và các cộng đồng nông thôn. Khoảng 18% dân số Mỹ thậm chí không thể tiếp cận Internet băng thông rộng.
Ông Penney cho biết, việc triển khai phổ biến dịch vụ mạng 5G với giá cả phải chăng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong việc dạy-học từ xa, y tế từ xa và hơn thế nữa. Các ứng dụng của mạng 5G được kỳ vọng sẽ sớm xuất hiện trong lĩnh vực sản xuất, ví dụ như điều hành các nhà máy "thông minh".
Trong khi đó, những thiết bị 5G sẽ khó gây ấn tượng với người tiêu dùng vốn đã quen thuộc với các dịch vụ phát trực tiếp trò chơi điện tử, hệ thống truyền phát phim 4K và các ứng dụng trợ lý ảo đang rất phổ biến hiện nay.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận