Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn điện từ trường tại Việt Nam
Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã ban hành nhiều tiêu chuẩn liên quan đến mức quy định, Phương pháp đo, Phương pháp tính toán. (danh mục có thể tham khảo ở mục 4.2 trong đó nhóm tiêu chuẩn có thể download tự do là các khuyến nghị ITU, bộ tiêu chuẩn IEEE C95)
Bức xạ điện từ. Ảnh: internet
Các tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn quốc gia Việt Nam về an toàn điện từ trường do các bộ liên quan ban hành bao gồm:
Bộ khoa học và công nghệ
- TCVN 3718-1 : 2005 - Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio – Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz
- TCVN 3718-2 : 2007 - Quản lý an toàn trong trường bức xạ tấn số radio - Phần 2: Phương pháp khuyến cáo để đo trường điện từ tần số radio liên quan đến phơi nhiễm của con người ở dải Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio tần từ 100 kHz đến 300 GHz
- TCVN 10900:2015 (IEC 62233:2005) - Phương pháp đo trường điện từ của thiết bị gia dụng và thiết bị tương tự liên quan đến phơi nhiễm lên người
- TCVN 10344:2014 (IEC 62493:2009) - Đánh giá thiết bị chiếu sáng liên quan đến phơi nhiễm trường điện từ đối với con người
- TCVN 8334-1:2010 (IEC 62226-1:2004) - Phơi nhiễm trong trường điện hoặc trường từ ở dải tần số thấp và tần số trung gian - phương pháp tính mật độ dòng điện và trường điện cảm ứng bên trong cơ thể người - Phần 1: Yêu cầu chung
- TCVN 8334-3-1:2010 (IEC 62226-3-1: 2007) - Phơi nhiễm trong trường điện hoặc trường từ ở dải tần số thấp và tần số trung gian - phương pháp tính mật độ dòng điện và trường điện cảm ứng bên trong cơ thể người - phần 3-1: phơi nhiễm trong trường điện - mô hình giải tích và mô hình đánh số hai chiều
- TCVN 5699-2-25:2007 (IEC 60335-2-25:2005) Thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự - an toàn - Phần 2-25: Yêu cầu cụ thể đối với lò vi sóng, lò vi sóng kết hợp
Bộ Y tế
- QCVN 21:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số cao - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc
- QCVN 25:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc
Bộ thông tin và truyền thông
- QCVN 8:2010/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng
- QCVN 78:2014/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm điện từ của các đài phát thanh, truyền hình
- Trong đó tiêu chuẩn TCVN 3718-1:2008 là tiêu chuẩn nền tảng quy định mức phơi nhiễm lớn nhất trong giả tần 3 kHz tới 300 GHz. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các tài liệu khoa học liên quan và nhìn chung phù hơp với các khuyến cáo của WHO, ICNIRP và IRPA.
- Tiêu chuẩn này quy định mức SAR đối với hoạt động nghề nghiệp và không nghệ nghiệp; đặc tính phơi nhiễm là đồng nhất trên toàn bộ cơ thể hay chỉ phơi nhiễm một phần trung bình trên toàn cơ thể là 4 W/kg và giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp là 0,4 W/kg. Giới hạn phơi nhiễm này cũng phụ thuộc vào tính đồng nhất cũng như vị trí phơi nhiễm. Phân bổ không gian, trường gần và trường xa. Dạng băng thông (rộng hay hỗn hợp), trường xung.
- Tiêu chuẩn này cũng quy định về yêu cầu đo và đánh giá theo quy định tại chính tiêu chuẩn này tuy nhiên phần hướng dẫn đo kiểm và xử lý số liệu còn rất sơ lược. Tiêu chuẩn này cũng cung cấp thông tin về Cơ sở để xây dựng mức phơi nhiễm lớn nhất đối với bức xạ RF, ảnh hưởng của bức xạ RF, các nguy hiểm điển hình, giảm nguy hiểm RF ở hệ thống lắp đặt mới, quản lý nguy hiểm RF.
- TCVN 3718-2 cung cấp các phương pháp khuyến cáo để đo trường điện từ tần số radio liên quan đến phơi nhiễm của con người ở dải tần từ 100 kHz đến 300 GHz. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn IEEE C95.3 và cung cấp một tiếp cận rất rộng về kỹ thuật đo trường điện từ cũng như SAR nhưng lại giới hạn chỉ đo ở vùng tần số RF.
- TCVN 10900:2015 (IEC 62233:2005) – đưa ra phương pháp đo trường điện từ và tính toán đối của thiết bị gia dụng và thiết bị tương tự liên quan đến phơi nhiễm lên cơ thể người. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị dân dụng và tương tự được phân loại trong bộ tiêu chuẩn
- TCVN 5699 (IEC 60335), và chỉ áp dụng trong dải tần số từ 10 Hz đến 400 kHz, vùng tần số dưới 10 Hz cũng như trên 400 kHz được coi là đạt nếu không có quy định riêng trong bộ tiêu chuẩn TCVN 5699. Tiêu chuẩn này cũng cung cấp giới hạn phơi nhiễm theo ICNIRP và IEEE như một tham khảo. Tiêu chuẩn này cũng quy định chế độ làm việc của các thiết bị khi thực hiện đo.
- TCVN 10344:2014 (IEC 62493:2009) Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá thiết bị chiếu sáng liên quan đến phơi nhiễm đối với con người trong trường điện từ. Nội dung đánh giá bao gồm mật độ dòng điện cảm ứng ở các tần số từ 20 kHz đến 10 MHz và mức hấp thụ riêng (SAR) ở các tần số từ 100 kHz đến 300 MHz xung quanh thiết bị chiếu sáng. Tiêu chuẩn này áp dụng các giới hạn quy định bởi IEEE C95.1 2005 hoặc ICNIRP 1998 cũng như các giới hạn quy định trong TCVN 7186 (CISPR 15). Thiết bị đo áp dụng cho tiêu chuẩn này sử dụng các thiết bị quy định tại TCVN 6989-1-1 (CISPR 16-1-1).
- Bộ TCVN 8334 (IEC 62226) – Bộ tiêu chuẩn này đưa ra cách thức chứng tỏ sự phù hợp với các giới hạn cơ bản về phơi nhiễm của con người trong trường điện và trường từ tần số thấp và tần số trung gian được qui định trong các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn về phơi nhiễm, ví dụ như các tài liệu của IEEE và ICNIRP. Tuy nhiên đây là bộ tiêu chuẩn còn đang phát triển, bản thân TCVN vẫn chưa chuyển ngữ phần 2 liên quan đến trường điện.
- QCVN 21:206/BYT quy định về mức tiếp xúc điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc – với dải tần số từ 3 kHz tới 300 GHz. Đây là QCVN nên bắt buộc áp dụng. Giới hạn cho phép cường độ điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc được quy định tại bảng 1, các tiếp cận về đo về tính toán tương tự như trong TCVN 3718-1; Mức tiếp xúc cho phép với điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc được quy định tại bảng 2 và mức cho phép đối với dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc qua cơ thể của điện từ trường tần số cao được quy định tại bảng 3. Tiêu chuẩn này đã quy định về yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đo cũng như kỹ thuật đo.
- QCVN 25:2016/BYT - Quy chuẩn này quy định mức tiếp xúc cho phép với điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc cũng như quy định yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đo và kỹ thuật đo.
- QCVN 8:2010/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định mức giới hạn phơi nhiễm trường điện từ không do nghề nghiệp của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng (trạm thu phát thông tin di động - có anten lắp đặt ngoài trời, hoạt động trong dải tần số từ 110 MHz đến 3 GHz) và phương pháp đo, đánh giá sự tuân thủ. Quy chuẩn này áp dụng các mức giới hạn quy định tại TCVN 3718-1.
- QCVN 78:2014/BTTTT - Quy chuẩn này quy định mức giới hạn phơi nhiễm trường điện từ không do nghề nghiệp và phương pháp đo, đánh giá sự tuân thủ đối với các đài phát thanh hoạt động trên băng tần MF (đài phát thanh AM), VHF (đài phát thanh FM), L (đài phát thanh số) và các đài truyền hình hoạt động trên băng tần VHF, UHF – từ vùng 300 kHz tới 3 GHz. Quy chuẩn này áp dụng các mức giới hạn quy định tại TCVN 3718-1. Quy chuẩn này xác định thêm Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng (Total Exposure Ratio - TER)
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận