Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sự phát triển nền kinh tế số

Xuân Anh
17/03/2020 07:35
NIICS

Thế kỷ 21 được coi là kỷ nguyên phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), nổi bật là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với những biến đổi mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng tới rất nhiều ngành nghề lao động. Các chuyên gia công nghệ, tài chính, kinh tế đã nhận định đây sẽ là cuộc cách mạng lớn nhất trong lịch sử loài người.

Chủ  đề “Việt Nam - Chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp 4.0” đã được đề cập, thảo luận, tranh luận nhiều, nhưng đến nay là lúc chúng ta cần phải hành động, “dấn thân hơn nữa”, “mạnh dạn hơn nữa” nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực; phát huy sáng tạo trong đổi mới khoa học, công nghệ; phát huy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo; phát triển thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh; đào tạo nhân lực CNTT; ứng dụng CNTT trong điều hành, quản trị tại tất cả cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước...

Trong thực tế, kết quả khảo sát của Ban tổ chức ICT Summit 2017 đối với 275 cơ quan, đơn vị tham dự cho thấy: 35,2% đã chuẩn bị và sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0; 58,7% đã tìm hiểu nhưng chưa biết chuẩn bị gì; 6,1% chưa tìm hiểu và chưa biết chuẩn bị ra sao. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong sự phát triển của từng doanh nghiệp, đơn vị được đẩy mạnh, từ đó nền kinh tế số cũng sẽ có những bước phát triển vượt bậc.

Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:

"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kĩ thuật số và sinh học". 

Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lí và quản trị.

Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần MISA đã không ngừng nghiên cứu, phát triển và đưa ra những phần mềm hữu ích cho người dùng. Bằng chứng là sau 24 năm phát triển, MISA đã có hơn 155.000 khách hàng Doanh nghiệp, HCSN và đơn vị xã/phường cùng hơn 1 triệu khách hàng cá nhân. MISA đã và đang trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của cộng đồng doanh nghiệp cũng như khối cơ quan Nhà nước, cá nhân. 

Đối với các sản phẩm cho khối hành chính sự nghiệp (HCSN): MISA đã liên tục cải tiến, cho ra mắt kịp thời các phần mềm đáp ứng các quy định, Thông tư của Nhà nướcnhư: Phần mềm kế toán HCSN MISA Mimosa.NET 2019 và Phần mềm kế toán MISA Bamboo.NET 2019 đã đáp ứng Thông tư 107/2017/TT-BTC và kết nối tới Kho bạc Nhà nước. Đặc biệt, Phần mềm Quản lí trường học QLTH.VN và Phần mềm Quản lí cán bộ QLCB.VN được tích hợp trí tuệ nhân tạo, giúp người dùng tiết kiệm được thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả quản lí lên gấp nhiều lần.

Đối với các sản phẩm cho khối doanh nghiệp: Nếu như Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đã rất quen thuộc đối với cộng đồng người làm nghề kế toán, kiểm toán tại Việt Nam, đi liền với quá trình phát triển của MISA thì AMIS.VN là sản phẩm mang lại sự chú ý bởi lợi ích vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp Việt. 

AMIS.VN thay đổi hoàn toàn tư duy quản trị của các CEO, giúp các doanh nghiệp có thể tăng trưởng bền vững, đột phá nhờ những công nghệ tích hợp trong đó. Những dữ liệu về Bán hàng – Kế toán – Nhân sự - Khách hàng vốn rời rạc, nay được liên thông hoàn toàn, thống nhất từ đầu tới cuối quy trình. AMIS.VN cũng là sản phẩm mà MISA đầu tư, tiên phong tích hợp trí tuệ nhân tạo để cho ra đời những Giám đốc tài chính số, Giám đốc nhân sự số đầu tiên tại Việt Nam, với khả năng báo cáo chính xác, nhanh chóng và thuận tiện gấp nhiều lần so với con người. 

Đối với sản phẩm cho khối hộ cá thể: Đây là lĩnh vực MISA đầu tư sau nhưng lại mang tới lợi ích rất lớn cho khách hàng. Các Phần mềm Quản lí cửa hàng thời trang MshopKeeper và Phần mềm Quản lí nhà hàng, quán café CUKCUK.VN đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của khách hàng. Gần 10.000 khách hàng chỉ sau hơn 1 năm ra mắt là minh chứng điển hình. 

Khi nhân loại đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số với CMCN 4.0 thì tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tiến tới kết nối số, tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi không ngừng theo sự phát triển của công nghệ. Yếu tố công nghệ trong nền kinh tế số đã chạm tới hầu hết các lĩnh vực như giao thông vận tải, bán lẻ, nông nghiệp…

Doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại cần sẵn sàng năng lực tiếp cận công nghệ, chuyển đổi tư duy và hệ thống hạ tầng tại doanh nghiệp để tiếp cận và thích ứng với CMCN 4.0. Cụ thể, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu về tự động hoá, trí tuệ nhân tạo, năng lực sáng tạo, bổ sung hoạt động đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho tương lai. Ở giai đoạn đầu, chúng ta có thể bắt đầu từ những việc trong khả năng, ví dụ như trang bị các cảm biến kết nối Internet, sau đó tính đến việc trang bị quy trình tự động hoá và sử dụng robot trong quy trình sản xuất…

Với kinh nghiệm thực tiễn của MISA trong quá trình xây dựng và triển khai các sản phẩm công nghệ, tôi cho rằng: Hiện nay, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghệ thông tin đang là một trong những thách thức lớn đối với việc phát triển lĩnh vực kinh tế số của Việt Nam. Ông Klaus Schwab mới đây đã nhận định, tiến bộ khoa học công nghệ đang đóng vai trò dẫn dắt sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu, và sẽ có những tác động to lớn đến thị trường lao động, đặc biệt là ngành CNTT.

Tính từ thời điểm Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), nhu cầu nhân lực của nhóm ngành CNTT phát triển không ngừng. Nếu trước đây chúng ta chỉ biết về phần cứng, phần mềm và mạng máy tính thì nhóm ngành này đã xuất hiện thêm nhiều ngành mới liên quan như Bảo mật mạng, Lập trình ứng dụng di động,… từ đó khiến cho nhu cầu nhân lực của ngành tăng liên tục, trong khi số lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng của nhà tuyển dụng. 

Thực tế, từ nhiều năm trước, MISA đã nhận thấy vấn đề này và đã có nhiều hoạt động hợp tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tính đến hết năm 2017, MISA đã hợp tác với hơn 600 trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo trên toàn quốc. Việc hợp tác này giúp cho MISA phần nào đảm bảo được nguồn cung nhân sự cho sự phát triển của mình. 

Ngoài việc bồi dưỡng, tìm kiếm nguồn nhân sự mới từ bên ngoài, MISA cũng đặc biệt chú trọng vào việc phát triển đội ngũ. Các chương trình đào tạo cho các cấp: cán bộ nguồn, cán bộ quản lí, cán bộ cấp cao liên tục được diễn ra.

MISA sẵn sàng đầu tư những khoản ngân sách xứng đáng để mời những giảng viên ưu tú, chất lượng hàng đầu trong nước và thế giới để đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Sau khi được tiếp thu những kiến thức tinh hoa, sẽ truyền đạt lại cho các đồng nghiệp khác trong đội ngũ của mình.

MISA cũng liên tục tìm kiếm, phát hiện những cán bộ có tố chất và năng lực trong đội ngũ để trau dồi, kèm cặp để phát triển nhân viên lên mức độ cao hơn, cả về nghiệp vụ (trở thành chuyên gia) và quản lí.

Từ thực tế triển khai công nghệ mới của MISA tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy những vấn đề sau cần được hỗ trợ để việc triển khai áp dụng công nghệ khoa học mới được cập nhật và hiệu quả hơn:

Thứ nhất là, cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc phát triển công nghệ số tại chính đơn vị mình. Các cơ quan chức năng phải đóng vai trò là cầu nối giữa chính sách của Chính phủ và những thành phần tham gia vào thị trường số. Các cơ quan chức năng, Hiệp hội ngành nghề cũng có thể đưa những doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực tham gia vào việc tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp khác trong việc ứng dụng, vận hành các sản phẩm công nghệ để bắt kịp với xu hướng chung và các quy định từ Nhà nước.

Các cơ quan chức năng cần thành lập cơ quan chuyên trách để quản lí chuyên sâu về hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số. Thường xuyên tổ chức hội thảo để chia sẻ cập nhật sản phẩm, công nghệ có liên quan mới nhất của xã hội, các xu thế phát triển trong giai đoạn mới, qua đó góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn của kinh tế số tại Việt Nam.

Đây là điều rất cần thiết, bởi trong quá trình triển khai, cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp, MISA nhận thấy: Còn rất nhiều các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa biết hay hiểu sâu sắc về những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và những công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sự phát triển. Nếu có sự định hướng một cách chính thống từ các cơ quan chức năng, MISA tin tưởng việc thay đổi suy nghĩ của các chủ doanh nghiệp sẽ diễn ra theo chiều hướng tốt hơn rất nhiều.

Thứ hai là, phải sớm giải quyết triệt để bài toán thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghệ thông tin. Các giải pháp phải đồng bộ từ phía Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hệ thống các trường đào tạo và người học. 

Các Bộ ngành liên quan cần điều chỉnh lại việc đào tạo trong các trường đại học khi mà có quá nhiều cử nhân khối kinh tế được đào tạo dẫn đến thất nghiệp, trong khi đó lại thiếu vắng các ngành đào tạo về công nghệ - đặc biệt là công nghệ cao, chất lượng cao trong bối cảnh đang đẩy mạnh thực hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. 

Theo tôi, rất khó có thể triển khai nền kinh tế số khi thiếu hụt nhân lực thực hiện việc số hóa các giao dịch của nền kinh tế này. Dự báo đến hết năm 2018, thị trường tuyển dụng nhân sự ngành CNTT cần tới 350.000 lập trình viên, tức tăng gấp 20 lần so với năm 2016. Trong khi đó, hiện tại thị trường chỉ mới đáp ứng được khoảng 200.000 lập trình viên, tức đang thiếu khoảng 150.000 lập trình viên. 

Thứ ba là, cần có sự thay đổi về suy nghĩ, nhận thức đúng đắn từ các doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế số. Có nhiều lo ngại về sự không an toàn thông tin khi sử dụng các dịch vụ trên Internet khi không ít những vụ việc bị hacker tấn công. Nhưng thực tế, những công ti về cung cấp dịch vụ phần mềm SaaS (Sofware as a Service – Phần mềm theo dạng dịch vụ) như MISA, FPT, Viettel,... đã đầu tư những khoản ngân sách rất lớn trong việc nâng cao hệ thống an ninh mạng, từ đó có thể bảo vệ dữ liệu của khách hàng một cách gần như tuyệt đối.

Nguồn: Nguyễn Huy Bình

Công ty Cổ phần MISA

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

THÔNG BÁO: Danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi Vòng 1 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi Vòng 1 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Chiến lược phát triển của lĩnh vực Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025

Chiến lược phát triển của lĩnh vực Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025

Ba xu hướng tác động đến phương thức hoạt động của doanh nghiệp của chuyển đổi kỹ thuật số

Ba xu hướng tác động đến phương thức hoạt động của doanh nghiệp của chuyển đổi kỹ thuật số

Khái niệm quảng cáo và các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay

Khái niệm quảng cáo và các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam

Cơ cấu tổ chức Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

Cơ cấu tổ chức Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn

Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019