Chuyển đổi số quốc gia yêu cầu nền tảng điện toán đám mây "Make in Vietnam"

Ninh Gia
25/11/2020 10:04
NIICS

Thị trường điện toán đám mây Việt Nam được tính giá trị khoảng 3.200 tỉ đồng nhưng 80% lại do các nhà cung cấp nước ngoài điều này đặt ra bài toán cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này trong nước cần đưa các sản phẩm dịch vụ "Make in Vietnam" để tạo nền tảng cho quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Đến thời điểm này, thị trường điện toán đám mây (cloud) của Việt Nam đạt khoảng 3.200 tỉ đồng (tương đương 133 triệu USD). Việt Nam có khoảng 27 trung tâm dữ liệu điện toán đám mây do 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư với trên 270.000 máy chủ được kết nối trong cả nước.

Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm được khoảng 20% thị phần các sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây trong nước. 80% thị phần còn lại của Việt Nam đang do các công ty nước ngoài cung cấp.

Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp điện toán đám mây tại Việt Nam phải liên minh lại với nhau để trở thành những đơn vị chính cung cấp các sản phẩm dịch vụ, nền tảng điện toán đám mây phục vụ tối đa nhu cầu thị trường trong nước.

Tiềm năng của thị trường lớn nhưng sự phát triển của dịch vụ điện toán đám mây trong nước vẫn chưa tương xứng

Tiềm năng của thị trường lớn nhưng sự phát triển của dịch vụ điện toán đám mây trong nước vẫn chưa tương xứng.

Điện toán đám mây "Make in Vietnam" - Nền tảng của chuyển đổi số quốc gia

Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT Nguyễn Khắc Lịch nhận định, nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng viễn thông thế hệ mới trong vòng 5 đến 10 năm tới. Bộ TT&TT xác định nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng số cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Đây là một trong những định hướng chủ lực của quốc gia cần tập trung phát triển trong thời gian tới.

Theo dự báo, đến năm 2025, thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ đạt 500 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Năm 2020, dịch COVID-19 đã tạo “cú hích” thúc đẩy phát triển thị trường điện toán đám mây, nhờ đó thị trường này đã tăng trưởng tới 40%.

Sự tăng trưởng này cho thấy, về mặt thị trường, lĩnh vực điện toán đám mây trong nước là một mảnh đất tương đối lớn và còn nhiều khoảng trống đang đợi các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam.

Ở phạm vi quốc gia, với tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông thế hệ mới, hạ tầng số, đồng thời thực hiện chủ trương phát triển các sản phẩm công nghệ Việt “Make in Vietnam”, các doanh nghiệp trong nước phải phát triển, làm chủ nền tảng hạ tầng này.

Ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết, để phát triển các nền tảng điện toán đám mây theo đúng định hướng và bài bản, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đã ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử.

Bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây này gồm 153 tiêu chí, trong đó có 84 tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật về tính năng mà nền tảng điện toán đám mây cần đáp ứng và 69 chỉ tiêu, tiêu chí về an toàn, an ninh thông tin.

Cục An toàn thông tin đang triển khai đánh giá và sắp tới sẽ công bố một số doanh nghiệp có sản phẩm điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn an toàn an ninh.

Dư địa lớn cho điện toán đám mây "Make in Vietnam"

Các nhà cung cấp dịch vụ cần phát triển điện toán đám mây "Make in Vietnam" đáp ứng nhu cầu rất lớn trong nước

Các nhà cung cấp dịch vụ cần phát triển điện toán đám mây "Make in Vietnam" đáp ứng nhu cầu rất lớn trong nước.

Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Viettel IDC, Tập đoàn Công nghệ Viễn thông Quân đội Viettel cho biết: Việt Nam mới cung cấp chủ yếu dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây, còn dịch vụ phần mềm trên nền hạ tầng điện toán đám mây chưa khai thác được nhiều dù mảng này mới đem lại doanh thu và tăng trưởng lớn.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng điện toán đám mây rất nhanh, đặc biệt trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bùng nổ dịch vụ trực tuyến. Thị trường điện toán đám mây thời gian tới hứa hẹn còn nhiều cơ hội để phát triển.

Lý giải cho thực tế thị trường điện toán đám mây là miếng bánh to, nhưng vì sao doanh nghiệp Việt Nam chiếm miếng bánh nhỏ, theo ý kiến của ông Lê Hoài Nam, nhu cầu điện toán đám mây xét theo đối tượng khách hàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam.

Hiện nay, dịch vụ cung cấp dịch vụ đám mây ở Việt Nam chưa đủ năng lực xây dựng hạ tầng tốt như nhiều tập đoàn lớn cung cấp nền tảng lớn trên thế giới, do vậy doanh nghiệp Việt lựa chọn nền tảng dịch vụ của nước ngoài để nhanh chóng, thuận tiện và tránh được nhiều rào cản về đường truyền, chí phí, hỗ trợ kỹ thuật.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng hạ tầng số như điện toán đám mây của các doanh nghiệp Việt Nam thua nhà cung cấp nước ngoài và sự thiếu vắng các sản phẩm trong hệ sinh thái điện toán đám mây đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp Việt khi đưa hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị lên nền tảng điện toán đám mây.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Bộ TT&TT hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương

Bộ TT&TT hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương

Thành phố thông minh

Thành phố thông minh

Phương pháp đo lường đô thị thông minh

Phương pháp đo lường đô thị thông minh

Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản

Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản

Chuyển đổi số quốc gia giúp Việt Nam bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới

Chuyển đổi số quốc gia giúp Việt Nam bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới

Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh

Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh

Chiến thắng thuộc về "người" nhanh nhất khi cả thế giới chuyển đổi sang nền kinh tế số

Chiến thắng thuộc về "người" nhanh nhất khi cả thế giới chuyển đổi sang nền kinh tế số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là chìa khoá để phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Chuyển đổi số là chìa khoá để phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Kịch bản nào cho nền kinh tế số Việt Nam trong 25 năm tới

Kịch bản nào cho nền kinh tế số Việt Nam trong 25 năm tới

Sứ mệnh mới, không gian mới và năng lượng mới

Sứ mệnh mới, không gian mới và năng lượng mới

Chuyển đổi số - Mục tiêu chiến lược ưu tiên trong phát triển doanh nghiệp

Chuyển đổi số - Mục tiêu chiến lược ưu tiên trong phát triển doanh nghiệp

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản

Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản

Chiến thắng thuộc về "người" nhanh nhất khi cả thế giới chuyển đổi sang nền kinh tế số

Chiến thắng thuộc về "người" nhanh nhất khi cả thế giới chuyển đổi sang nền kinh tế số

Kịch bản nào cho nền kinh tế số Việt Nam trong 25 năm tới

Kịch bản nào cho nền kinh tế số Việt Nam trong 25 năm tới

Chuyển đổi số quốc gia: Đổi mới phương thức vận hành toàn xã hội

Chuyển đổi số quốc gia: Đổi mới phương thức vận hành toàn xã hội

Việt Nam - Quốc gia tiên phong trong chuyển đổi số tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam - Quốc gia tiên phong trong chuyển đổi số tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 70 nước hàng đầu về xây dựng Chính phủ điện tử

Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 70 nước hàng đầu về xây dựng Chính phủ điện tử

Chuyển đổi số trong xã hội là gì?

Chuyển đổi số trong xã hội là gì?

Chuyển đổi số làm gia tăng lợi thế của Việt Nam khi thực hiện EVFTA

Chuyển đổi số làm gia tăng lợi thế của Việt Nam khi thực hiện EVFTA

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam phải làm chủ được hạ tầng điện toán đám mây

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam phải làm chủ được hạ tầng điện toán đám mây

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là gì?

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019