Người đứng đầu cơ quan phải xác định trách nhiệm đảm bảo an ninh mạng
Đó là nội dung được Bộ TT&TT nhấn mạnh trong khuyến cáo đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đề nghị cần thay đổi thái độ khi tiếp nhận các cảnh báo về an toàn thông tin, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
- Cơ quan báo chí cần sớm áp dụng những biện pháp an ninh mạng
- Ngày an toàn thông tin Việt Nam hướng tới nâng tầm an ninh trong kỷ nguyên số
Theo đó, Bộ TT&TT cho biết bộ thường xuyên đưa ra các cảnh báo về an toàn, an ninh mạng. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần thay đổi thái độ khi tiếp nhận các cảnh báo đó vì hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, gây thiệt hại về uy tín cũng như tiền bạc.
“Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia để chia sẻ, tiếp nhận các thông tin về sự cố an toàn, an ninh mạng và hỗ trợ xử lý nếu cần” - bộ này khuyến cáo.
Đồng thời cơ quan chuyên trách về thông tin cũng đề nghị khi xảy ra các sự cố về an toàn, an ninh mạng, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần phải xác định trách nhiệm vào cuộc ngay lập tức và cho biết Bộ TT&TT khi gửi cảnh báo sẽ gửi cho người đứng đầu bộ, ngành, địa phương tương ứng.
"Thống nhất chia sẻ thông tin, phối hợp liên kết giữa các lực lượng, Bộ TT&TT (Cục An toàn thông tin), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao), Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng) và chủ quản hệ thống thông tin trong công tác về an toàn, an ninh mạng" - Bộ Công an nhấn mạnh.
Đồng thời, bộ này khẳng định đã tập hợp, lựa chọn, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt phát triển các sản phẩm về an toàn, an ninh mạng, sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc để đảm bảo một không gian mạng an toàn cho Việt Nam.
Phát biểu tại Ngày an toàn thông tin năm 2019 vừa được tổ chức ở Hà Nội, bộ trưởng Bộ TT&TT đã nhận định: "Mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không nằm ở việc có bị tấn công hay không, mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công".
Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Thông tin và truyền thông trao đổi với các chuyên gia an ninh mạng tại Ngày an toàn thông tin 2019 - Ảnh: T.HÀ
Người đứng đầu Bộ TT&TT khẳng định đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, thay đổi cách làm về an toàn, an ninh mạng. Việt Nam cần làm chủ công nghệ để đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Bộ trưởng cũng cho rằng: "Nếu như trước đây khi đầu tư chúng ta thường chú trọng đầu tư cho giải pháp, thiết bị mà ít chú trọng đến con người, quy trình. Giờ đây, con người là quan trọng nhất, rồi mới đến giải pháp, thiết bị, cần bảo đảm tỉ lệ hợp lý, cân đối cả ba yếu tố này".
"Việt Nam cần làm chủ công nghệ để đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Cơ quan, tổ chức nhà nước phòng chống tấn công mạng, ưu tiên sử dụng các sản phẩm "Make in Vietnam" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu.
Ông Hùng cho biết Bộ TT&TT sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các doanh nghiệp tiên phong nhằm phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận