Cần có hành lang để sáng tạo khoa học công nghệ phát triển

Bảo Ngân
15/08/2019 17:56
NIICS

Việt Nam đang ở giai đoạn thách thức nhất trên con đường phát triển để trở thành nước công nghiệp tiên tiến, yêu cầu này đặt ra là phải có một hệ thống để nghiên cứu, sáng tạo, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ.

Ngày 15/8, tại thành phố Vũng Tàu, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội thảo khoa học Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, hiện nay, Việt Nam đang ở giai đoạn thách thức nhất trên con đường phát triển với mục tiêu trở thành nước công nghiệp tiên tiến. Để đạt được mục tiêu trên, trước hết, Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật về nghiên cứu, sáng tạo, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, hệ thống pháp lý quan trọng cho hoạt động khoa học công nghệ trên mọi lĩnh vực. Trên thực tế, nhiều đạo luật về khoa học công nghệ đã được ban hành như Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) năm 2013, Luật Chuyển giao công nghệ (2017), Luật Công nghệ cao (2008) và rất nhiều luật chuyên ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ khác. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Bên cạnh việc hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ, hoạt động khoa học công nghệ cần huy động mọi cá nhân, tổ chức tham gia, không phân biệt trong hay ngoài nước. Các thành tựu, khám phá, phát minh, sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ của nhà khoa học, nhà quản lý hay người nông dân, công nhân sáng tạo phải được xem xét, đánh giá, vinh danh nếu được sử dụng, ứng dụng rộng rãi, mang lại lợi ích cho xã hội; cần tạo môi trường thuận lợi nhất cho mọi sáng kiến, sáng tạo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: Trước sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần tiếp tục phát triển các ngành khoa học cơ bản, khoa học nền tảng, khoa học mang tính sáng tạo cao; đẩy mạnh các ngành khoa học ứng dụng; biết tận dụng những ưu thế của khoa học công nghệ thế giới để có các bước đi hợp lý; có chính sách đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, chính sách đãi ngộ nhà khoa học nhằm duy trì nguồn nhân lực hiện có và khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực tương lai mang tính chất quyết định. Đồng thời, khuyến khích hoạt động cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, giải quyết các vấn đề của cuộc sống đang đặt ra.

Tiến sỹ Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, trong 24 năm tổ chức Giải thưởng đã có 2.460 công trình tham gia và 812 công trình đoạt giải; trong 14 lần tổ chức Hội thi (2 năm một lần) đã có 5.705 giải pháp dự thi với 814 giải pháp đoạt giải. Cùng với số lượng tác giả và các giải pháp ngày càng tăng, chất lượng các công trình tham gia dự thi ngày càng cao. Các công trình, giải pháp dự thi đã và sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ hơn nội dung báo cáo tổng kết, nhấn mạnh một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm tổ chức tốt hơn Giải thưởng, Hội thi và ứng dụng các giải pháp đoạt giải vào cuộc sống, sản xuất. Trong đó, một số nội dung được tập trung thảo luận, phân tích sâu hơn như: Vai trò công tác thi đua khen thưởng trong sự phát triển của Khoa học công nghệ sáng tạo thời kỳ công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay; những kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức triển khai ứng dụng rộng rãi các công trình, các giải pháp vào sản xuất và đời sống, khó khăn, thuận lợi và những biện pháp khắc phục.

Các đại biểu kiến nghị với Nhà nước về chế độ, chính sách, cơ chế; chính sách khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm trong nước tạo ra, thay thế cho sản phẩm nhập ngoại, giá thành lại rẻ hơn và chất lượng tương đương với sản phẩm nhập ngoại; có chính sách trích thưởng từ lợi nhuận đem lại của các công trình, giải pháp để thưởng cho các tác giả đã tạo ra và tổ chức ứng dụng các sản phẩm khoa học công nghệ; chính sách cho vay vốn từ Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ để áp dụng rộng rãi các công trình nghiên cứu đã thành công, đặc biệt nhiều công trình đoạt giải thưởng, có hiệu quả kinh tế cao, do các doanh nghiệp tự đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp hội cho biết, Hội thảo là dịp để các Liên hiệp hội địa phương học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong phong trào thi đua sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 8 cá nhân là Chủ nhiệm, đồng Chủ nhiệm công trình khoa học đoạt giải nhất - Giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam, ứng dụng thành công công trình đoạt giải vào sản xuất và đời sống đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc...

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển "công dân số" chính thức vận hành

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển "công dân số" chính thức vận hành

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Đăng ký kinh doanh đã được thuận lợi hơn khi thực hiện trực tuyến

Đăng ký kinh doanh đã được thuận lợi hơn khi thực hiện trực tuyến

Kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP của Việt Nam trong 10 năm tới

Kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP của Việt Nam trong 10 năm tới

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Nâng cao năng lực quốc gia về an toàn thông tin trên cơ sở thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân

Nâng cao năng lực quốc gia về an toàn thông tin trên cơ sở thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Dữ liệu điện tử - Ai được tiếp cận và ứng xử thế nào?

Dữ liệu điện tử - Ai được tiếp cận và ứng xử thế nào?

100 nghìn doanh nghiệp số phải tạo được đột phá cho chiến lược "Make in Vietnam"

100 nghìn doanh nghiệp số phải tạo được đột phá cho chiến lược "Make in Vietnam"

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số

Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng

Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng

Xây dựng Chính quyền điện tử hiệu quả: Kinh nghiệm từ An Giang

Xây dựng Chính quyền điện tử hiệu quả: Kinh nghiệm từ An Giang

Bộ tiêu chuẩn bắt buộc khi áp dụng chữ ký số từ xa

Bộ tiêu chuẩn bắt buộc khi áp dụng chữ ký số từ xa

Chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ Make in Viet Nam

Chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ Make in Viet Nam

Đề xuất kinh phí bảo trì phần cứng, phần mềm nội bộ tối thiểu 5% giá trị mua sắm, đầu tư

Đề xuất kinh phí bảo trì phần cứng, phần mềm nội bộ tối thiểu 5% giá trị mua sắm, đầu tư

Bộ TT&TT hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh

Bộ TT&TT hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh

Ngành than: Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt

Ngành than: Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019