Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

 2024-11-07 13:47:45
NIICS

Nghị quyết 138/NQ-CP của Chính phủ về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 29/9/2020 nêu rõ, Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng Nghị định trình Chính phủ trong quý I/2021.

Bộ Công an cho biết, trong thời đại công nghệ số hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mang tính đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên cấp thiết.

Trên thế giới, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản,... và Liên minh châu Âu hết sức coi trọng. Thống kê cho thấy, hiện đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Theo các nước, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là quyền riêng tư và được pháp luật bảo vệ. Bảo vệ dữ liệu cá nhân được thể hiện qua nhiều khía cạnh như: bảo đảm quyền tự chủ, quyền riêng tư và bảo toàn được danh dự, uy tín của mỗi cá nhân, giúp cá nhân kiểm soát tốt hơn các vấn đề trong cuộc sống, tăng cường niềm tin trong xã hội và là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quyền được bày tỏ chính kiến, quyền tự do ngôn luận.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới, số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam đã đạt hơn 64 triệu người, chiếm hơn 2/3 dân số (66%), tăng hơn 19% so với năm 2018, xếp thứ 13 trên thế giới về số người dùng, trong đó có 58 triệu tài khoản Facebook, 62 triệu tài khoản Google.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng số phát triển nhanh và cơ sở hạ tầng dữ liệu đang được cải thiện. Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ càng nhiều thì việc cung cấp, sử dụng thông tin cá nhân lại càng lớn. Điều này đặt ra cho Chính phủ bài toán phải quản lý sao cho hiệu quả, đảm bảo phòng ngừa, xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật về thông tin cá nhân; đồng thời, đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế.

Bộ Công an cho biết, việc xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân xuất phát từ một số yêu cầu cơ bản, bao gồm: Yêu cầu từ sự phát triển kinh tế số và ứng dụng khoa học - công nghệ vào đời sống xã hội; yêu cầu từ công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu cấp bách của việc triển khai Chính phủ điện tử và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; yêu cầu nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhất là các thông tin về lý lịch cá nhân, mối quan hệ, tình trạng sức khỏe, tài chính...; yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó có Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung - GDPR của Liên minh châu Âu.

Theo An toàn Thông tin

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

 Gửi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật

Tin đọc nhiều

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển công dân số chính thức vận hành

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển công dân số chính thức vận hành

Đăng ký kinh doanh đã được thuận lợi hơn khi thực hiện trực tuyến

Đăng ký kinh doanh đã được thuận lợi hơn khi thực hiện trực tuyến

Kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP của Việt Nam trong 10 năm tới

Kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP của Việt Nam trong 10 năm tới

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Dữ liệu điện tử - Ai được tiếp cận và ứng xử thế nào?

Dữ liệu điện tử - Ai được tiếp cận và ứng xử thế nào?

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

100 nghìn doanh nghiệp số phải tạo được đột phá cho chiến lược Make in Vietnam

100 nghìn doanh nghiệp số phải tạo được đột phá cho chiến lược Make in Vietnam

NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí dịch vụ cho hoạt động giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử

NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí dịch vụ cho hoạt động giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử

Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư cần hành lang pháp lý cụ thể

Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư cần hành lang pháp lý cụ thể

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Chiến Lược Chuyển Đổi Số 2025
 23-10-2024
VinaPhone miễn phí hoàn toàn Data Roaming cho cổ động viên Việt Nam sang Philippines
 23-10-2024
Lào muốn học kinh nghiệm tổ chức của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Việt Nam
 07-12-2019
Điểm mới trong các quy định của dịch vụ Gia công đã có hiệu lực kể từ ngày 5 tháng 5 năm 2019
 07-12-2019
Điều Kiện Vay Vốn Nước Ngoài Của Doanh Nghiệp Nước Ngoài Kinh Doanh Tại Việt Na
 07-12-2019
Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT
 23-10-2024