EVN phấn đấu đến năm 2025 dịch vụ khách hàng điện đạt nhóm ASEAN 3
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đưa ra kế hoạch về công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng (KD&DVKH) giai đoạn 2020-2025, phong đó phấn đấu đến năm 2025 đạt nhóm ASEAN 3.
Phòng giao dịch khách hàng của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc
EVN đưa ra mục tiêu cung ứng điện đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống của nhân dân. Đảm bảo cung cấp điện cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo để hết năm 2020 hầu hết các hộ dân được cấp điện.
Hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Phấn đấu đến hết năm 2020 đạt ngang bằng các nước ASEAN 4 về dịch vụ khách hàng; Năm 2025 trở đi đạt ngang bằng các nước ASEAN 3 về dịch vụ khách hàng.
Cùng với đó tham gia và đóng góp tích cực để phát triển và hoàn thiện thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh theo lộ trình quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành Điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.
Giải pháp EVN đưa ra để đạt được mục tiêu trên là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, lãnh đạo đơn vị, các đoàn thể chính trị-xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác KD&DVKH đối với sự phát triển của Tập đoàn. Xác định công tác KD&DVKH là một nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị; là một trong những nội dung lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng của người đứng đầu.
Thường xuyên tuyên truyền, bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Tập đoàn về công tác KD&DVKH; động viên, khuyến khích cán bộ, công nhân viên phát huy sáng kiến, lao động sáng tạo, ứng dụng KHCN trong công tác KD&DVKH đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
Cùng với đó cần đổi mới trong công tác quản lý, cung cấp điện; cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó xây dựng các mô hình quản lý kỹ thuật, vận hành hướng tới không có sự cố trên lưới điện, tìm hiểu và bổ sung các trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả vận hành, hạn chế tai nạn lao động.
Áp dụng mọi biện pháp quản lý và kỹ thuật tăng cường khả năng cấp điện như: Giảm tổn thất điện năng trên hệ thống, giảm sản lượng điện mua đầu nguồn; Chuẩn bị đủ vật tư, thiết bị dự phòng kịp thời khắc phục nhanh chóng khi gặp sự cố; Tăng cường áp dụng các công nghệ không cắt điện khi sửa chữa, bảo dưỡng, thi công công trình lưới điện, có các biện pháp thi công phù hợp…
Theo dõi và cập nhật nhu cầu phụ tải trên địa bàn. Thống nhất với khách hàng lớn nhu cầu phụ tải, ký biên bản thỏa thuận về các giải pháp cung cấp điện, điều hòa phụ tải và tiết kiệm điện để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục. Hỗ trợ khách hàng lập kế hoạch thực hiện tiết kiệm điện và ban hành quy định về sử dụng điện tiết kiệm tại doanh nghiệp.
Tập đoàn yêu cầu cần tăng cường công tác tiết kiệm điện và quản lý nhu cầu phụ tải (DSM). Phổ biến tới khách hàng, người dân các chủ trương, quy định của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các quy định về xử phạt khi không thực hiện. Cập nhật, hoàn chỉnh bộ tài liệu tư vấn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đối với từng nhóm đối tượng khách hàng khách nhau.
Triển khai một số mô hình thí điểm tiết kiệm điện như: Thiết bị điều khiển nhà thông minh “Smart home”, kết hợp với công tơ điện tử thông minh cho phép khách hàng kiểm soát điện năng tiêu thụ của các phụ tải lớn như điều hòa, thông gió, động cơ...; sử dụng năng lượng tái tạo (gió, điện mặt trời) cho chiếu sáng, chạy mô tơ giàn quạt xục khí ô xy cho nuôi tôm, sinh hoạt ở một số vùng sâu và xa, chưa có điện lưới; bơm nước tưới tiêu cho nông nghiệp;…Đẩy mạnh truyền thông về phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận