Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: AI không còn là chuyện của riêng ngành khoa học

 2024-11-07 13:40:49
NIICS

Trong phát biểu mới đây của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 đã xác định AI là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội để nước ta theo kịp với xu thế phát triển chung của thế giới.

Trên thế giới và tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 với chủ đề "Đẩy mạnh hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo" được Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 16/8 tại Hà Nội, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự lan tỏa và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cho Việt Nam, thông qua kết nối các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, start-up đến cộng đồng AI. Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ AI trong nhiều lĩnh vực như: Giáo dục, y tế, kinh doanh, thương mại, tài chính, nông nghiệp...

AI - Không còn là chuyện của riêng ngành khoa học

Tại Ngày hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Trí tuệ nhân tạo không còn là câu chuyện khoa học, mà là vấn đề kinh tế - xã hội để đưa Việt Nam phát triển. Phát triển AI tưởng chừng là vấn đề khó hiểu, nhưng có thể chia ra thành các bài toán nhỏ và cụ thể, nhiều vấn đề nhỏ, nhiều cái cụ thể góp lại thành một sản phẩm lớn. Bản chất của AI là phát triển một xã hội an toàn, văn minh, những dự án ứng dụng AI như: Thành phố thông minh, hỗ trợ di chuyển, kiểm soát an ninh, bảo mật thông tin... phục vụ một đất nước hùng cường.

Khoa học công nghệ nói chung đã phát triển vượt bậc, thế giới đã thay đổi, minh bạch hơn, kết nối hơn với mối liên kết giữa con người, máy móc, chính phủ, doanh nghiệp, trường học... cùng nguồn lực dữ liệu lớn sẽ thúc đẩy AI phát triển. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi những người trẻ, các doanh nghiệp cùng chung tay giải bài toán ngày một lớn hơn của công nghệ trong nước. Hiện Việt Nam không có sự lựa chọn khác ngoài việc đẩy mạnh phát triển trí tuệ nhân tạo do xuất phát điểm Việt Nam đang ở mức thấp và AI là thời cơ lớn mà Việt Nam phải tận dụng. Với vấn đề dữ liệu lớn, Việt Nam phải chia sẻ nhiều hơn cho cộng đồng, thậm chí là các quốc gia khác, bởi dữ liệu không nên chỉ nói trong phòng kín mà cần ở một mặt phẳng chung.

Tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định: Trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi bởi Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nắm bắt xu hướng phát triển chung, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có những tham mưu để phát triển công nghệ, trong đó có trí tuệ nhân tạo. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ xác định công nghệ AI là sự đột phá, mũi nhọn cần được triển khai nghiên cứu. Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo, tiếp tục phê duyệt Chương trình khoa học trọng điểm, tập trung hỗ trợ nghiên cứu phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, liên kết các nhà nghiên cứu, đầu tư, doanh nghiệp thúc đẩy, nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 là nơi kết nối, tụ hội, chia sẻ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực. Qua sự kiện này, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh kỳ vọng các chuyên gia sẽ kết nối, trao đổi để trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, thúc đẩy mối liên kết giữa các thành tố trong hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo trong nước.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết: Việc xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo là mục tiêu Bộ KH&ĐT đang quyết liệt triển khai thực hiện, với việc thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia. Bộ KH&ĐT xây dựng đề án, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia với mô hình theo các thông lệ tốt nhất của thế giới, với những thể chế vượt trội và cạnh tranh, nhằm giúp những công nghệ ý tưởng sáng tạo đột phá của người Việt sẽ được ươm mầm nuôi dưỡng và phát triển thành công. Sự kiện này là nơi gặp gỡ, kết nối để bắt tay xây dựng ngành công nghiệp mới cho Việt Nam là ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Bộ KH&ĐT ủng hộ, đồng hành cùng Bộ Khoa học và Công nghệ để cùng nhau chia sẻ, giải quyết các thách thức mà cộng đồng AI phải đối mặt trong quá trình nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp AI tại Việt Nam.

AI - Trọng tâm phát triển của Việt Nam trông thời đại công nghệ

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong bối cảnh Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn cầu đã có bước phát triển vượt bậc, Việt Nam xác định công nghệ AI là một trong các công nghệ đột phá, mũi nhọn. Để thúc đẩy phát triển AI, Chính phủ giao Bộ KH&ĐT xây dựng Chiến lược quốc gia về Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong dự thảo Chiến lược đang được lấy ý kiến để hoàn thiện, Bộ KH&ĐT đã đặt AI là một trong các ngành công nghệ ưu tiên phát triển cần tập trung các nhóm chính sách để thúc đẩy phát triển. Trong đó, nguồn nhân lực là một trong những ưu tiên hàng đầu, gồm: Nâng cao chất lượng đào tạo đại học; xây dựng một số trung tâm đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0; khuyến khích ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; ưu tiên đầu tư nghiên cứu phát triển thông qua các quỹ khoa học công nghệ và các trung tâm đổi mới sáng tạo.

Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 mang ý nghĩa quan trọng và cần thiết để Việt Nam khởi động và phát triển một cộng đồng chuyên gia nhân lực về trí tuệ nhân tạo, hình thành hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ thúc đẩy công nghệ AI phát triển trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và phạm vi cả nước, tạo nên sự đột phá mang tính chiến lược, nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đất nước, phát triển nhanh và bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Bộ KH&ĐT đang thực hiện nhiều hoạt động để đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, như: Tập trung khơi thông nguồn vốn đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cho AI qua các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghệ, trong đó có AI.

Năm 2018, Bộ KH&ĐT đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành khác thành lập "Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam" nhằm kêu gọi những chuyên gia công nghệ, trí thức người Việt trên khắp thế giới về Việt Nam chung tay nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam. Thời gian tới, Bộ KH&ĐT sẽ tiếp tục phát triển mở rộng mạng lưới này, đồng thời sẽ thiết lập mạng lưới trí thức người Việt tại một số quốc gia phát triển và xây dựng quỹ Global Innovation Fund để đào tạo nhân lực chất lượng cao, trong đó có các chuyên gia về AI.

Theo Tạp chí Điện tử

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật

Tin đọc nhiều

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển công dân số chính thức vận hành

CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển công dân số chính thức vận hành

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Phải hình thành liên minh bảo vệ tác quyền báo chí

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

Bảo đảm an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt trong quá trình chuyển đổi số

Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư cần hành lang pháp lý cụ thể

Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư cần hành lang pháp lý cụ thể

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp công nghệ thông tin với sứ mệnh “Make in Vietnam”

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp công nghệ thông tin với sứ mệnh “Make in Vietnam”

Kinh tế báo chí - Cần những chia sẻ từ các nhà cung cấp dịch vụ internet

Kinh tế báo chí - Cần những chia sẻ từ các nhà cung cấp dịch vụ internet

Bộ TT&TT chuyển nhiệm vụ về chuyển đổi số từ Vụ CNTT sang Cục Tin học hóa

Bộ TT&TT chuyển nhiệm vụ về chuyển đổi số từ Vụ CNTT sang Cục Tin học hóa

Bộ TT&TT với những bước đi đầu tiên trong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020

Bộ TT&TT với những bước đi đầu tiên trong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia để tiến tới một Việt Nam số

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia để tiến tới một Việt Nam số

Kinh tế nền tảng số Việt Nam cần gì ở chính sách

Kinh tế nền tảng số Việt Nam cần gì ở chính sách

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Lào muốn học kinh nghiệm tổ chức của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Việt Nam
 07-12-2019
Điểm mới trong các quy định của dịch vụ Gia công đã có hiệu lực kể từ ngày 5 tháng 5 năm 2019
 07-12-2019
Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT
 23-10-2024