Nền tảng OTT là xu thế tất yếu đối với các Đài địa phương trong thời đại 4.0
Ông Phạm Anh Chiến khẳng định truyền hình OTT chính là hướng đi phù hợp cho các đài PT-TH địa phương trong thời đại bùng nổ của các nền tảng số và VTV sẵn sàng trở thành Hub Content với đa nền tảng sẵn sàng kết nối, thương hiệu và quảng bá truyền thông rộng rãi cùng lượng khán giả trong nước và quốc tế đông đảo.
Là một trong những hoạt động trong khuôn khổ của LHTHTQ lần thứ 39, hội thảo "Sản xuất và phân phối nội dung truyền hình trên môi trường Internet" diễn ra từ 9h00 - 12h00 ngày 12/12 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Khánh Hòa. Hội thảo do Trung tâm Tin tức VTV24 - Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì.
Toàn cảnh Hội thảo "Sản xuất và phân phối nội dung truyền hình trên môi trường Internet". Ảnh: VTV
Đối với các đài PT-TH địa phương, nguồn nhân lực còn giới hạn và thiếu kinh nghiệm, ngân sách thiếu hụt cho chi thường xuyên, tập khán giả giới hạn và nội dung sản xuất hữu hạn, do đó, việc tự triển khai và phát triển là điều không phải dễ dàng.
Ông Đinh Đắc Vĩnh - Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam - nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các đơn vị truyền hình truyền thống trước sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số. Hội thảo là cơ hội để các đài truyền hình và đài PT-TH trên cả nước cùng hợp tác phân phối sản phẩm nội dung nhằm tiết kiệm nguồn lực, tiết kiệm chi phí đầu tư so với việc mỗi đơn vị phải tự xây dựng một hạ tầng.
Internet đang ngày càng có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của các đài truyền hình, từ doanh thu đến quảng cáo, kênh phân phối nội dung cho tới cả các mô hình sản xuất. Tạo ra một kênh phân phối mới, tìm cách để tiếp cận nhanh hơn, chủ động hơn với khán giả là điều mà hầu hết các đài truyền hình và đài PT-TH đều muốn làm.
Tham luận "Các đài truyền hình địa phương được lợi gì khi hợp tác với VTVgo?" do ông Phạm Anh Chiến trình bày. Ảnh: VTV
Theo ông Phạm Anh Chiến - Giám đốc Trung tâm sản xuất và kinh doanh nội dung số (VTV Digital), Đài Truyền hình Việt Nam, Internet TV không phải là kẻ hủy diệt, đặt dấu chấm hết cho TV truyền thống.
Đối với các đài PT-TH địa phương, nguồn nhân lực còn giới hạn và thiếu kinh nghiệm, ngân sách thiếu hụt cho chi thường xuyên, tập khán giả giới hạn và nội dung sản xuất hữu hạn, do đó, việc tự triển khai và phát triển là điều không phải dễ dàng.
Thực tế, truyền hình trực tiếp vẫn đang thống trị về tổng số giờ xem. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận sự thật rằng truyền hình Internet là "ngôi sao" đang lên và OTT là nhân tố hạt nhân. Mặc dù người Việt Nam vẫn dành nhiều thời gian trước màn hình TV truyền thống nhưng họ cũng dành nhiều thời gian cho việc sử dụng các thiết bị khác với kết nối Internet.
Theo khảo sát, cứ 10 khán giả Việt Nam thì có tới 9 người xem VOD ở mọi thể loại, có tới 67% khán giả Việt Nam xem VOD ít nhất 1 lần/ngày, phim ảnh là thể loại VOD được nhiều người Việt Nam xem nhiều nhất, chiếm tới 36% và những thiết bị phổ biến được sử dụng để xem VOD là smartphone, TV thông minh, máy tính bảng, laptop, máy vi tính.
Tuy nhiên, 6/10 khán giả Việt Nam khi được khảo sát cho biết cảm thấy phiền khi quảng cáo xuất hiện trong lúc đang xem VOD. Trong khi đó, 53% khán giả nghĩ quảng cáo cung cấp cho họ những thông tin hay về sản phẩm mới khi xem VOD. Đó chính là một trong những điều kiện cho thị trường OTT tại Việt Nam bùng nổ.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của Internet, không chỉ có các đài lớn như VTV mà nhiều đài truyền hình và đài PT-TH khác trên cả nước cũng đều có những giải pháp để bắt nhịp với xu thế. Tại khu vực Tây Nam Bộ, nhiều đài đã sở hữu những kênh tương tác với hàng triệu người theo dõi, có tới hàng chục triệu lượt xem mỗi tháng.
Theo Tạp chí Điện tử/VTV
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận