Cường quốc an ninh mạng và niềm tin số Việt Nam

 2024-11-07 15:47:03
NIICS

Bằng việc phát triển các sản phẩm an toàn, an ninh mạng Make in Vietnam dựa trên các nền tảng mở, các doanh nghiệp sẽ dần khẳng định được niềm tin số Việt Nam.

Đó là tinh thần được nêu ra tại sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 diễn ra ngày 2/12. Diễn đàn quan trọng cấp quốc gia lần thứ 13 này có chủ đề: “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam – Yếu tố then chốt trong Chuyển đổi số quốc gia”, với thông điệp mạnh mẽ về việc làm chủ công nghệ và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng (ATANM) Việt Nam để phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020.

An toàn an ninh mạng sẽ tạo ra niềm tin số Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, sứ mệnh của ATANM Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.

Để làm tốt việc này, chúng ta phải làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm ATANM, phải xây dựng được một nền công nghiệp ATANM hùng mạnh.

Việt Nam đã làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm ATANM phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Đến đầu năm 2021, Việt Nam sẽ làm chủ 100% các dịch vụ này. Đây là niềm tự hào Việt Nam bởi rất ít nước trên thế giới có thể làm được.

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) khẳng định, sứ mệnh của ATANM Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, niềm tin sẽ số trở thành yếu tố quyết định cho sự di chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo. Nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ khi công nghệ là mở, nhất là khi các công nghệ đó được sử dụng để xây dựng các hạ tầng nền tảng quốc gia.

Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN. Mạng 5G Việt Nam cũng sẽ dùng nguồn mở. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp ATANM Việt Nam.

Các doanh nghiệp ATANM phải hợp tác chặt chẽ ngay từ đầu với các doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ ICT để các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống ICT được đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.

Chúng ta phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia về an toàn an ninh mạng làm nòng cốt. Riêng về lĩnh vực ATANM, các chuyên gia giỏi và nền công nghiệp là yếu tố quan trọng ngang nhau.

Ngoài doanh nghiệp và công cụ, cần phải có các cá nhân xuất sắc. Vì công cụ chỉ xử lý được các lỗ hổng đã biết. Những lỗ hổng chưa biết chỉ có các chuyên gia mới xử lý được.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam phải bảo vệ được chủ quyền và sự thịnh vượng quốc gia trên không gian mạng.

Các doanh nghiệp ATTT phải có cách tiệp cận mới để phổ cập ATANM tới mọi cá nhân tổ chức. Đó có thể là việc các sản phẩm ATANM được phát triển dưới dạng các nền tảng (platform). Cũng có thể là khi dịch vụ ATANM được cung cấp như một dịch vụ cơ bản miễn phí để phổ cập và thu phí dịch vụ nâng cao… Và công khai giá cơ bản của các sản phẩm ATANM.

Bộ TT&TT khuyến khích các doanh nghiệp ATANM có những cách tiếp cận mới cả về công nghệ và marketing, để sớm phổ cập sản phẩm dịch vụ ATANM tới mọi người và mọi tổ chức.

Việt Nam cũng cần tham gia, đóng góp tích cực hơn cho các hoạt động an toàn, an ninh mạng quốc tế. Tạo ra một không gian mạng Việt Nam an toàn, chia sẻ thông tin, tổ chức các sự kiện khu vực và quốc tế, đóng góp cho thị trường quốc tế. Phát triển các doanh nghiệp ATTT lớn mạnh, sản phẩm ATTT chất lượng cao là phương pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu này.

Thế giới đang đầu tư ngày một lớn cho an ninh mạng

Theo ông Nguyễn Sơn Hải - Giám đốc công ty An ninh mạng Viettel, vấn đề ATTT là nguy cơ mà các cơ quan, tổ chức phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số.

Thời gian qua đã liên tục có các vụ tấn công mạng lớn trên toàn cầu. Năm 2017, có 5.1 Petabytes dữ liệu big data bị lộ. Năm 2019, công ty năng lượng Anh đã bị phising lừa đảo 243.000 USD. Năm 2020 có 2.3 triệu bản ghi của Antheus (Brazil) bị lộ lọt. Trong năm nay, cũng có tới 500.000 thông tin tài khoản Zoom bị rao bán trên mạng.

Những con số thống kê "biết nói" về tình hình an ninh mạng Việt Nam.

Tại Việt Nam trong năm qua, có 3 triệu cuộc tấn công từ chối dịch vụ được ghi nhận bởi hệ thống giám sát an ninh mạng của Viettel. Có khoảng 156 tổ chức và 306 website của các tổ chức chính phủ bị tấn công. Có 4 chiến dịch tấn công phising lớn vào tất cả các ngân hàng với khoảng 26.000 người dùng ngân hàng bị ảnh hưởng.

Vị chuyên gia này cho rằng, ATTT chính là rào cản lớn cho chuyển đổi số. Nếu không chuẩn bị tốt, chúng ta sẽ e dè và không dám đưa thông tin lên mạng. Do vậy, ATTT phải đi cùng với chuyển đổi số, ATTT phải là ưu tiên hàng đầu, ATTT phải là một phần trong chuyển đổi số và ATTT phải nhúng vào chuyển đổi số.

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đang tích cực đầu tư hơn cho vấn đề an ninh mạng.

Theo báo cáo của Ban An ninh mạng McKinsey, các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ đang đầu tư rất lớn cho ngành ATTT. Quy mô thị trường ANM toàn cầu năm 2019 đạt khoảng 168 tỷ USD.

Dù ngân sách suy giảm do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều cơ quan, tổ chức vẫn giữ nguyên mức đầu tư cho ATTT. Do tác động của Covid-19, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang làm việc trên môi trường online. Chính bởi vậy, Covid-19 sẽ tạo ra những động lực mạnh mẽ và thúc đẩy thị trường an ninh mạng.

Tỷ trọng đầu tư cho ATTT được dự báo sẽ còn tăng lên. Quy mô thị trường ANM dự đoán sẽ tăng lên 215 tỷ USD chỉ trong vòng 2 năm tới.

Đại diện tập đoàn CMC cho rằng, các giải pháp công nghệ được đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất là các giải pháp an ninh mạng về network, 5G và các giải pháp an ninh mạng nội bộ của doanh nghiệp, cùng với đó là các giải pháp về tự động hóa. Bên cạnh đó, so với trước đây, vấn đề bảo vệ danh tính người dùng đang ngày càng được xem trọng.

Việt Nam sẽ tự chủ về an toàn, an ninh mạng

Ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, tự chủ công nghệ về sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATTT sẽ là giải pháp căn cơ để đảm bảo ATANM Việt Nam.

Phát triển hệ sinh thái ATANM Việt Nam là tiền đề để phát triển nền công nghiệp ATANM Việt Nam. Tỷ lệ chủng loại sản phẩm ATTT trong 5 năm qua đang tăng lên trông thấy. Năm 2015, nước ta chỉ có khoảng 5% sản phẩm nội địa ATTT, đến nay, tỷ lệ này đã đạt 91% và hướng tới 100% vào năm 2021.

Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa về ATTT so với sản phẩm nước ngoài đã tăng từ 18% từ năm 2015 lên 39% năm 2019, dự kiến đến cuối năm sẽ là 45%. Doanh thu về ATTT năm 2020 dự kiến đạt 1.900 tỉ đồng. Những kết quả này đã cho thấy sự lớn mạnh của một hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ ATANM Make in Vietnam.

Thời gian tới, định hướng của Bộ TT&TT là tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thị trường ATANM trong nước với trọng tâm là hệ sinh thái các sản phẩm ATANM Việt Nam. Đây sẽ là những tiền đề căn bản để biến Việt Nam trở thành một cường quốc về an ninh mạng.

Theo Vietnamnet

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

 Gửi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật

Tin đọc nhiều

Ngày Chuyển đổi số 2020 - Đổi mới phương thức vận hành xã hội

Ngày Chuyển đổi số 2020 - Đổi mới phương thức vận hành xã hội

Ngành TT&TT tiếp tục lĩnh hội sứ mệnh tiên phong trong giai đoạn mới

Ngành TT&TT tiếp tục lĩnh hội sứ mệnh tiên phong trong giai đoạn mới

Bí thư Vương Đình Huệ: Hà Nội sẽ đi bằng hai chân để phát triển đồng đều

Bí thư Vương Đình Huệ: Hà Nội sẽ đi bằng hai chân để phát triển đồng đều

Việt Nam “gặt hái” được gì từ thỏa thuận thương mại với EU

Việt Nam “gặt hái” được gì từ thỏa thuận thương mại với EU

Huawei bất ngờ có mặt trong top 10 các công ty sáng tạo nhất thế giới năm 2020

Huawei bất ngờ có mặt trong top 10 các công ty sáng tạo nhất thế giới năm 2020

Chân dung tân Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đỗ Văn Phớn

Chân dung tân Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đỗ Văn Phớn

Trao giấy phép 18 tạp chí theo quy hoạch báo chí

Trao giấy phép 18 tạp chí theo quy hoạch báo chí

Tân Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà vừa mới được bầu là ai?

Tân Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà vừa mới được bầu là ai?

EVN phấn đấu đến năm 2025 dịch vụ khách hàng điện đạt nhóm ASEAN 3

EVN phấn đấu đến năm 2025 dịch vụ khách hàng điện đạt nhóm ASEAN 3

Chuyển đổi số quốc gia trên nền tảng điện toán đám mây Make in Vietnam

Chuyển đổi số quốc gia trên nền tảng điện toán đám mây Make in Vietnam

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Chiến Lược Chuyển Đổi Số 2025
 23-10-2024
VinaPhone miễn phí hoàn toàn Data Roaming cho cổ động viên Việt Nam sang Philippines
 23-10-2024
Lào muốn học kinh nghiệm tổ chức của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Việt Nam
 07-12-2019
Điểm mới trong các quy định của dịch vụ Gia công đã có hiệu lực kể từ ngày 5 tháng 5 năm 2019
 07-12-2019
Điều Kiện Vay Vốn Nước Ngoài Của Doanh Nghiệp Nước Ngoài Kinh Doanh Tại Việt Na
 07-12-2019
Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT
 23-10-2024