Xây dựng hạ tầng và triển khai giải pháp thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam

Phạm Anh
29/07/2019 19:09
NIICS

Thị trường thanh toán số - thương mại số của các doanh nghiệp “thuần Việt” đang phát triển manh mún, thiếu chiến lược bài bản. Thực tế đã có nhiều công ty “thuần Việt” ra đời dưới dạng khởi nghiệp nhưng do thiếu tiềm lực tài chính nên phải kêu gọi đầu tư từ nước ngoài.

Sự cần thiết triển khai hạ tầng thanh toán số tại Việt Nam

Ngày 01/01/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Trong đó có nội dung đẩy mạnh thanh toán số và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, những chỉ đạo cụ thể và quyết liệt của đồng chí Thủ tướng thể hiện rõ tầm nhìn và quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy một nền kinh tế số.

Bài học trên thế giới cho thấy, các công ty tham gia cung cấp giải pháp thanh toán rất đa dạng, nhưng trong đó phải kể đến vai trò tham gia của các Công ty viễn thông là rất quan trọng khi cung cấp dịch vụ tài chính vi mô phổ cập đến người dân thông qua thiết bị di động. Điển hình như tại các quốc gia châu Phi, hầu như thuê bao di động nào cũng sử dụng ví điện tử, đặc biệt tại Kenya, tổng dòng tiền qua ví M-Pensa của nhà Mạng Safricom năm 2018 đã lớn hơn GDP của quốc gia này.

Ngoài việc sở hữu hạ tầng viễn thông 2G/3G/4G tiến tới công nghệ 5G để mọi người dân, mọi thiết bị đều có thể kết nối nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy cho chuyển đổi số ở cấp độ Quốc gia. Các tập đoàn cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ta hiện nay như Viettel, VNPT là các tập đoàn kinh tế lớn, đều có năng lực về nguồn vốn, năng lực về công nghệ, triển khai thành công các dự án lớn, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và đóng vai trò chủ lực phát triển kinh tế của đất nước, làm chủ công nghệ và tự sản xuất các hệ thống lõi của viễn thông, tổng đài chuyển mạch viễn thông, hệ thống quản lý khách hàng và tính cước thời gian thực trên quy mô trên 80 triệu khách hàng, năng lực xử lý giao dịch trực tuyến đạt 240.000 giao dịch/giây, đối soát thanh toán với hàng nghìn đối tác trong nước và quốc tế, có hệ thống điều hành giám sát mạng lưới và dịch vụ tập trung trên quy mô lớn.

Đặc biệt các nhà mạng đều tham gia thị trường thanh toán trên điện thoại di động nhiều năm đạt kết quả tốt, đã triển khai kết nối hầu hết các Ngân hàng tại Việt Nam, xây dựng cộng đồng hơn 5 triệu khách hàng có thể chuyển tiền điện tử, chuyển tiền mặt, thanh toán các dịch vụ thiết yếu của cuộc sống như điện thoại, điện, nước, truyền hình, vay tiêu dùng, bảo hiểm… trên điện thoại di động với hơn 25 triệu giao dịch/tháng, dòng tiền 39.000 tỷ/tháng và hơn 120.000 điểm cung cấp dịch vụ trên 63 tỉnh và thành phố.

Bằng kinh nghiệm và năng lực của mình, đặc biệt là nguồn nhân sự kỷ luật cao và tinh thần trách nhiệm, len lỏi vào từng ngõ ngách, đóng hạt nhân của quá trình đào tạo chuyển đổi số cho người dân, cùng hệ thống kênh bán rộng khắp, trải dài đất nước, từ núi cao đến hải đảo. Các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam đang đề xuất với Chính phủ, cho phép các đơn vị Viễn thông tham gia sâu, tích cực hơn nữa vào sự phát triển của thanh toán số, như đã đóng góp trong việc phổ cập dịch vụ viễn thông cho toàn dân trong thời gian qua, phát huy trí tuệ Việt và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, đưa việc phổ cập tài chính đến người dân nhanh hơn, góp phần phát triển kinh tế, an sinh xã hội cho đất nước.

Thực trạng việc phát triển hạ tầng thanh toán số tại Việt Nam

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực, chỉ đạt 4,9%, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 59,7% và Malaysia là 89%. Người dân đa phần vẫn sử dụng phương thức thanh toán qua thẻ, qua tài khoản ngân hàng trong khi, cả nước mới có 59% số người trưởng thành có tài khoản Ngân hàng, 60% dân số ở khu vực nông thôn đa phần chưa có tài khoản và gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính. Ngoài ra, hệ thống điểm chấp nhận thanh toán chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị hoặc tại các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lớn. Vì vậy, thanh toán điện tử hiện nay tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thanh toán bán lẻ của người dân khu vực thành thị, còn đối với khu vực nông thôn thì hầu như không có sự hiện diện.

Với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hàng loạt cơ chế chính sách được tháo gỡ, hàng loạt các Ngân hàng và tổ chức Trung gian thanh toán ra đời tham gia vào việc cung cấp dịch vụ cho người dân. Tuy nhiên Hạ tầng thanh toán số tại Việt Nam hiện nay còn một số vấn đề cần giải quyết:

Một là: Quy hoạch chưa nhất quán và đồng bộ hệ thống thanh toán số

Hiện nay có 87 ngân hàng, 26 tổ chức trung gian thanh toán, 23 ví điện tử tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức tài chính) phải thực hiện kết nối với hàng trăm nghìn tổ chức/doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên tại một điểm chấp nhận thanh toán, mỗi đơn vị lại chủ động xây dựng hệ thống trang thiết bị thanh toán riêng của đơn vị mình dẫn tới lãng phí và không tận dụng được hạ tầng chung.

Các hình thức thanh toán mới như NFC, QR Code, Sinh trắc học... bắt đầu phát triển nhưng chưa được quy hoạch, đánh giá để triển khai diện rộng.

Hai là: Các hệ thống thanh toán chưa phổ cập mọi miền của đất nước

Các tổ chức tài chính chỉ tập trung phát triển mạng lưới, khách hàng tại những khu vực thành thị, hướng tới đối tượng người dân thu nhập cao, có tài khoản ngân hàng. Đối tượng người dân vùng sâu vùng xa, thu nhập thấp và có thói quen tiết kiệm vẫn cần một dịch vụ tài chính rẻ và dễ tiếp cận.

Hạ tầng thanh toán số trên di động như hóa đơn điện, nước, truyền hình, điện thoại, internet, bảo hiểm, tài chính cá nhân, hành chính công... đã được triển khai tuy nhiên phạm vi chưa tương xứng với tiềm năng thị trường.

Ba là: Hệ thống thanh toán số “thuần Việt” nhỏ và yếu, các hệ sinh thái thanh toán số có yếu tố nước ngoài là chủ yếu

Thị trường thanh toán số - thương mại số của các doanh nghiệp “thuần Việt” đang phát triển manh mún, thiếu chiến lược bài bản. Thực tế đã có nhiều công ty thanh toán số - thương mại số “thuần Việt” ra đời dưới dạng khởi nghiệp nhưng do thiếu tiềm lực tài chính nên phải kêu gọi đầu tư từ nước ngoài. Năm 2017 tại Việt Nam có khoảng 20 doanh nghiệp thương mại điện tử lớn đang hoạt động, trong đó có đến 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu nhận vốn từ Trung Quốc.

Bốn là: Kiểm soát thanh toán xuyên biên giới còn hạn chế

Thanh toán xuyên biên giới đang phát triển mạnh mẽ dựa vào các ứng dụng công nghệ thông tin và hạ tầng viễn thông, thông qua điện thoại di động và Internet. Các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có thể dễ dàng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, chơi trò chơi trực tuyến tại nước ngoài và ngược lại người nước ngoài có thể dễ dàng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin (mobile app, website...) mà các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thể quản lý, kiểm soát một cách chặt chẽ, dẫn tới việc thất thu thuế.

Để giải quyết các tồn tại nêu trên, bằng kinh nghiệm thế giới cho thấy, chúng ta cần quy hoạch thiết kế xây dựng “hạ tầng thanh toán số quốc gia” đồng bộ, thống nhất, dùng chung cho mọi tổ chức tài chính trên cơ sở liên thông, hợp nhất các tiêu chuẩn nghành, cho phép các tổ chức tài chính trong nước, quốc tế sử dụng hạ tầng mạng lưới rộng khắp của các đơn vị Viễn thông để triển khai các dịch vụ cho người dân với chi phí thấp.

Viettel đề xuất với Chính phủ, cho phép các đơn vị Viễn thông tham gia vào việc phát triển thanh toán số gồm những dịch vụ sau:

Một là: Dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử

- Nhiều quốc gia trên thế giới phát triển thành công hệ sinh thái thanh toán số cũng đã triển khai các hệ thống đảm bảo thúc đẩy phát triển và kiểm soát được toàn bộ vấn đề an ninh tiền tệ, điển hình trong số đó là Trung Quốc. Năm 2002, Trung Quốc triển khai UnionPay (hệ thống trung gian kết nối thanh toán liên Ngân hàng, tương tự NAPAS tại Việt Nam). Khi thị trường phát triển các mô hình mới, bùng nổ thanh toán điện tử, tháng 10/2016, Trung Quốc triển khai thêm Vương Liên (hệ thống trung gian kết nối thanh toán Mobile, Internet), theo đó tất cả các kết nối giữa các Ví điện tử với nhau và với Ngân hàng đều phải qua Vương Liên. Với 2 đơn vị là UnionPay và Vương Liên, Chính phủ Trung Quốc có thể quản lý giám sát tất cả các giao dịch thanh toán điện tử trong nước, phổ cập dịch vụ tới toàn dân, hiện đang là quốc gia ứng dụng thanh toán hàng đầu thế giới.

Hệ thống chuyển mạch và bù trừ điện tử là hệ thống quan trọng của quốc gia, là hạ tầng cho phát triển kinh tế số, đồng thời đảm bảo an ninh tiền tệ, kiểm soát dòng tiền cũng như các giao dịch xuyên biên giới bất hợp pháp. Do đó cần được cấp phép cho các đơn vị 100% vốn nhà nước có năng lực về tài chính và công nghệ, đặc biệt năng lực về đảm bảo an toàn thông tin, an ninh thông tin trên không gian mạng triển khai thực hiện.

+ Tạo ra tính dự phòng, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ tốt cho các bên tham gia, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển và kế thừa kinh nghiệm quốc tế.

+ Các đơn vị Viễn thông tập trung xây dựng hệ thống chuyển mạch và bù trừ cho các giao dịch thanh toán trên mobile và Internet. Công ty thanh toán điện tử quốc gia (NAPAS) tập trung xử lý các giao dịch qua ATM/POS, hai hệ thống này thực hiện kết nối liên thông để đảm bảo tính dự phòng và tiết kiệm nguồn lực cho xã hội.

Hai là: Xây dựng Hạ tầng chấp nhận thanh toán dùng chung

  • Xây dựng hạ tầng mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán điện tử (từ siêu thị, khách sạn, nhà hàng, cho tới cửa hàng tạp hoá…) với quy mô khoảng 000 điểm trên toàn quốc, phủ được 100% các quận huyện và 80% các phường xã.

  • Xây dựng hệ thống thanh toán hoá đơn điện tử tập trung (từ y tế, giáo dục, dịch vụ công, cho tới điện, nước, truyền hình, điện thoại…) và kết nối liên thông tới toàn bộ cơ quan thuế tại Trung ương cũng như địa phương.

Hạ tầng chấp nhận thanh toán dùng chung này đáp ứng mọi phương tiện thanh toán được phát hành bởi các ngân hàng, trung gian thanh toán, các tổ chức tài chính, các tổ chức thanh toán trong và ngoài nước. Trên cơ sở sử dụng Hạ tầng chuyển mạch bù trừ để kết nối, các thành phần tham gia không cần phải đi lắp đặt riêng các thiết bị máy POS, QRCode, NFC… do đó giảm thiểu chi phí đầu tư của xã hội và đạt được mức chi phí thấp cho người dân.

Ba là: Dịch vụ sử dụng tài khoản viễn thông trong thanh toán điện tử giá trị thấp.

Việc sử dụng tài khoản thuê bao di động để tiêu dùng dịch vụ giá trị nhỏ được áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản, Singapore và các nước thuộc liên minh EU. Trong đó việc ứng dụng tập trung ở các loại giao dịch như: thanh toán trên các trang thương mại điện tử (ví dụ: thuê bao NTT Docomo được phép thanh toán bằng tài khoản viễn thông trên trang thương mại điện tử Amazon Nhật Bản); nạp tiền vào ví điện tử (ví dụ: ví điện tử Dash của Singtel); thanh toán phí dịch vụ giao thông công cộng, phí đỗ xe tại nhiều nước châu Âu; và nhiều loại hình giao dịch có giá trị nhỏ như dịch vụ truyền hình, thẻ quà tặng, thanh toán tại cửa hàng bán lẻ, thanh toán các dịch vụ nội dung số như Game, chợ ứng dụng (Google Play, ITune…)… Tỷ lệ giao dịch sử dụng tài khoản thuê bao di động cao gấp 5 lần việc sử dụng tài khoản ngân hàng.

Tại Việt Nam việc sử dụng tài khoản di động để thanh toán đã được áp dụng cho các loại hình dịch vụ như: quyên góp cho các chương trình từ thiện, thanh toán các ứng dụng nội dung số và mới gần đây là thí điểm áp dụng cho việc thanh toán phí đỗ xe I-Parking tại Hà Nội và My-Parking tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả của việc thí điểm thanh toán dịch vụ đỗ xe cho thấy tỷ lệ người dùng tài khoản viễn thông là 94% so với 6% sử dụng tài khoản ngân hàng.

Với phương án sử dụng tài khoản thuê bao di động ở Việt Nam sẽ tạo điều kiện, cơ hội để phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán di động hiện đại, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt phù hợp với nhóm dân cư khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vốn ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Phạm Trung Kiên

Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc diễn đàn hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam - Hàn Quốc

Khai mạc diễn đàn hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam - Hàn Quốc

Nguyên Chủ Tịch Hội Vô Tuyến – Điện Tử Việt Nam Nguyễn Ngọc Bình được KCGI Bổ Nhiệm làm Giáo Sư – Phó Hiệu Trưởng

Nguyên Chủ Tịch Hội Vô Tuyến – Điện Tử Việt Nam Nguyễn Ngọc Bình được KCGI Bổ Nhiệm làm Giáo Sư – Phó Hiệu Trưởng

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Khai mạc diễn đàn hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam - Hàn Quốc

Khai mạc diễn đàn hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam - Hàn Quốc

Nguyên Chủ Tịch Hội Vô Tuyến – Điện Tử Việt Nam Nguyễn Ngọc Bình được KCGI Bổ Nhiệm làm Giáo Sư – Phó Hiệu Trưởng

Nguyên Chủ Tịch Hội Vô Tuyến – Điện Tử Việt Nam Nguyễn Ngọc Bình được KCGI Bổ Nhiệm làm Giáo Sư – Phó Hiệu Trưởng

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019