Các hành động thuộc nhóm thực hành tốt ứng dụng các nền tảng số Make in Viet Nam trong quản trị doanh nghiệp
Hơn thập kỷ qua, việc ứng dụng các nền tảng số trong quản trị doanh nghiệp thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các đơn vị và tổ chức. Trong đó, cùng với các chính sách hỗ trợ thúc đẩy các sản phẩm Make in VietNam của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có các sản phẩm ngành thông tin và truyền thông, các doanh nghiệp đã có sự quan tâm ngày càng nhiều đến các sản phẩm trí tuệ của người Việt.
Các hành động thuộc nhóm thực hành tốt ứng dụng các nền tảng số Make in Viet Nam trong quản trị doanh nghiệp
Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai khảo sát các nền tảng số Make in Viet Nam quản trị doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp ứng dụng dễ tham khảo, chọn lựa được nền tảng số “Make in Viet Nam” trong việc đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả, chất lượng và năng suất.
Theo đó, kết quả khảo sát thực trạng lựa chọn các nền tảng số Make in Viet Nam trong quản trị doanh nghiệp cho thấy nhóm thực hành tốt đã thực hiện 11 hành động sau đây:
(1) 100% đã có hành động đưa các một số nghiệp vụ đơn lẻ/các nghiệp vụ chính/hầu hết các nghiệp vụ lên cloud (100%), nhưng không có trường hợp nào đưa toàn bộ các nghiệp vụ lên cloud;
(2) 90% đã có hành động: hệ thống thông tin thực hiện việc chia sẻ dữ liệu và kết quả phân tích giữa các bộ phận.
Ảnh minh họa: Ứng dụng nền tảng số trong quản trị doanh nghiệp
(3) 50% đã có hành động sử dụng sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng cấp công nghiệp nhưng chưa thiết lập hệ thống đảm bảo an ninh mạng;
(4) 100% những trường hợp (2/10) có áp dụng quản trị số kho bãi, hậu cần đã có hành động: Quản lý mã vạch nguyên vật liệu: thống nhất quản lý mã vạch để nhận diện hàng hóa; Kho bãi thông minh: áp dụng công nghệ kỹ thuật số để thực hiện tự động lưu trữ sản phẩm (vào nhà máy), kiểm kê hoặc giao hàng (xuất xưởng); Phân phối chính xác: áp dụng công nghệ kỹ thuật số để thực hiện lập lịch trình động, phân phối tự động hoặc tối ưu hóa lộ trình;
(5) 90% đã có hành động số hóa quy trình nghiệp vụ chính trong giai đoạn lập kế hoạch: thực hiện phân bổ tài nguyên, phân tách nhiệm vụ và thiết lập nút dự án thông qua hệ thống thông tin; Giai đoạn thực hiện: giám sát quá trình thực hiện và phản hồi thông qua hệ thống thông tin;
60% đã có hành động số hóa quy trình nghiệp vụ chính trong giai đoạn giám sát và kiểm soát: Ứng dụng hệ thống thông tin để giám sát hiệu quả, nguồn lực, quản lý rủi ro và kiểm soát, điều chỉnh các thay đổi theo nội dung và thời gian của kế hoạch;
(6) 80% đã có hành động: Tạo nhu cầu: thông qua các phương tiện kỹ thuật số, hiểu chính xác hơn nhu cầu tiềm năng của người tiêu dùng và cung cấp hỗ trợ thông qua các công cụ tự động và thông minh để chuyển đổi nhu cầu tiềm năng của người tiêu dùng thành nhu cầu thực tế;
60% đã có hành động Xây dựng hệ sinh thái: Kết nối các loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau thông qua các phương tiện kỹ thuật số để tạo thành một hệ sinh thái, đồng thời tạo ra và đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng theo cách tích hợp.
(7) 90% đã có hành động Tiếp thị cộng đồng: tổ chức vận hành và quản lý nội dung cộng đồng, thực hiện giao tiếp trực tiếp với khách hàng và tiếp thị cộng đồng;
80% đã có hành động: Xây dựng kênh trực tuyến: Ứng dụng công nghệ số để mua hàng và hoàn tất giao dịch thông qua tương tác trực tuyến;
70% đã có hành động: Đánh giá chính xác hiệu quả quảng cáo: Ứng dụng công nghệ số để đánh giá định lượng dữ liệu chuyển đổi từ hiển thị quảng cáo sang mua hàng của khách hàng, tính toán tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả trên tổng số tiền đầu tư quảng cáo, tối ưu chiến lược truyền thông quảng cáo.
(8) 100% đã có hành động: Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng;
60% đã có hành động: Khảo sát trải nghiệm khách hàng.
(9) 90% đã có hành động: Đặt mục tiêu chuyển đổi số rõ ràng (ít nhất nửa năm), nhưng chỉ có 40% đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số và kế hoạch triển khai cụ thể.
(10) 90% đã có hành động: Thiết lập các vị trí hoặc bộ phận nhân sự kỹ thuật số đặc biệt;
80% đã có hành động: Thiết lập các quy tắc và quy định liên quan để quản lý hệ thống thông tin số.
(11) 80% đã có hành động: Đào tạo cho nhân viên phòng CNTT;
50% đã có hành động: Đào tạo cho những người ra quyết định chính của doanh nghiệp.
Ảnh minh họa
Hơn thập kỷ qua, việc ứng dụng các nền tảng số trong quản trị doanh nghiệp thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các đơn vị và tổ chức. Trong đó, cùng với các chính sách hỗ trợ thúc đẩy các sản phẩm Make in VietNam của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có các sản phẩm ngành thông tin và truyền thông, các doanh nghiệp đã có sự quan tâm ngày càng nhiều đến các sản phẩm trí tuệ của người Việt. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy những tín hiệu lạc quan trong việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng các sản phẩm ngành thông tin và truyền thông trong thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp.