Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Làm báo là để cho xã hội tốt đẹp hơn

 2024-11-07 15:46:53
NIICS

Khi được hỏi về việc phóng viên báo chí vượt ngưỡng về khai thác quá sâu đời tư cá nhân, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết việc vượt "ngưỡng" khai thác liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và nghề làm báo là nghề đặc biệt với sự mệnh làm cho xã hội tốt đẹp hơn, vì lợi ích cộng đồng.

Tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, sáng 8/11, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã đăng đàn trả lời chất vấn các nội dung liên quan công tác quản lý báo chí, quản lý giấy phép trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình, cấp, thu hồi thẻ nhà báo; công tác quản lý thông tin điện tử, nhất là các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng; về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng chính phủ điện tử.

Nghề báo làm cho xã hội tốt đẹp hơn

Báo cáo với Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, bên cạnh các lĩnh vực khác, Bộ TT&TT cũng là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và truyền thông với sứ mạng phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, để tạo đồng thuận, niềm tin cho xã hội, nuôi dưỡng khát vọng Việt Nam hùng cường.

Một đất nước muốn vươn lên thì sức mạnh chính là sức mạnh tinh thần báo chí. Dù đưa tin tiêu cực hay tích cực vẫn phải với mục tiêu khích lệ Việt Nam mạnh lên, nhằm giữ Việt Nam ổn định chứ không phải làm xói mòn sức mạnh đất nước.

Liên quan đến nội dung quản lý báo chí và thông tin mạng xã hội, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) đặt câu hỏi: Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều báo mạng khai thác quá mức cần thiết thông tin đời tư, gây bất lợi, thiệt hại về kinh tế, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng các cá nhân.

ĐBQH tỉnh Hoà Bình Bạch Thị Hương Thuỷ đặt câu hỏi.

Đại biểu đặt câu hỏi: Pháp luật về quản lý báo chí điều chỉnh vấn đề này như thế nào? Cần có Luật bảo vệ thông tin đời tư bí mật cá nhân - một trong những trong những quyền cơ bản đã được hiến định trong tình hình bùng nổ thông tin hiện nay hay không?

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, quy định về bảo vệ đời tư đã được nêu rõ ràng trong Luật Báo chí. Trong năm 2019, Bộ TT&TT đã xử phạt ba vụ việc liên quan đến nội dung này.

Theo Bộ trưởng, việc xác định vượt “ngưỡng” khai thác chi tiết thông tin cá nhân liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, nhận thức của nhà báo, phóng viên. Làm báo là nghề đặc biệt, với sự mệnh để xã hội tốt đẹp hơn, vì lợi ích cộng đồng. Bên cạnh việc hoàn thiện quy định pháp luật cần có các giải pháp liên quan đến công tác tuyên tuyền.

Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, nâng cao nhận thức của phóng viên, đặc biệt là về sứ mạng, trách nhiệm của người làm báo, phóng viên đối với xã hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có quy định rất rõ ràng về việc các doanh nghiệp sở hữu thông tin cá nhân phải xin phép khách hàng trước khi công bố. Hiện, Chính phủ đã giao Bộ TT&TT xây dựng Nghị định về bảo vệ thông tin cá nhân.

Nêu dẫn chứng hiện nay có tình trạng nhiều bài báo đăng theo kiểu giật tít, câu view, lợi dụng tính hiếu kỳ của một số lượng độc giả để đưa vấn đề thiểu số lên thành cao trào, tạo thành trào lưu, làm tác động xấu đến xã hội, bất an cho nhân dân, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) đề nghị Bộ trưởng đưa ra những giải pháp hữu hiệu nào để quản lý chất lượng báo chí thời gian tới.

Thừa nhận đây là vấn đề nhức nhối, kéo dài, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận trách nhiệm vì chưa có giải pháp hữu hiệu để xử lý. Ngoài trách nhiệm chính liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của phóng viên và kiểm duyệt của Tổng biên tập cơ quan báo chí thì Bộ trưởng cho rằng có trách nhiệm của Bộ TT&TT. Thời gian tới, Bộ sẽ làm việc với các công ty công nghệ trong việc so sánh tít và nội dung xem có phù hợp với nhau hay không.

Quy hoạch báo chí vẫn đang trong quá trình thực hiện

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) về tình trạng nhiều tạp chí điện tử hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích, có hiện tượng “báo hóa”, giải pháp thế nào để giải quyết gốc rễ vấn đề, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ: “Báo hóa” tạp chí là cách nói dân dã nhưng thực chất đây là hoạt động sai pháp luật.

Hiện nay, việc quản lý báo chí là thông qua tôn chỉ mục đích vì báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản; mỗi cơ quan chủ quản đều có đều có lĩnh vực hoạt động của mình.

Ngoài ra, Luật Báo chí đã quy định rõ cơ quan tạp chí có tôn chỉ mục đích khác với cơ quan báo, đó là tập trung vào nội dung chuyên ngành và tính định kỳ. Thời gian qua có tình trạng một số tạp chí xa rời tôn chỉ mục đích, tham gia đưa tin thời sự, làm phóng sự điều tra… Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam đã nắm được nội dung này và đưa ra giải pháp xử lý.

Theo Bộ trưởng, về mặt quy định pháp luật cần phải làm tường minh câu chuyện thế nào là chuyên ngành, thế nào là định kỳ. Hiện nay Bộ đang tiến hành việc quy hoạch báo chí, trong đó có câu chuyện cấp lại giấy phép, làm rõ tôn chỉ, mục đích của từng cơ quan báo chí.

Các giải pháp tiếp theo là cần xử lý nghiêm minh; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản tạp chí, báo chí, bởi thời gian qua có một số cơ quan chủ quản đã có sự buông lỏng quản lý.

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) về việc quy hoạch và quản lý mạng lưới báo chí, phát thanh, truyền hình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Hiện nay nước ta có 868 cơ quan báo chí, bao gồm: báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình. Trung ương đã nhận thấy cần sắp xếp lại theo hướng mỗi một tờ báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình phải phản ánh chuyên môn của mình để phản ánh toàn cảnh xã hội hiện nay.

Tư lệnh ngành TT&TT nhấn mạnh, hoạt động chấn chỉnh báo chí một thời gian có sự buông lỏng. Hiện, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 và Bộ Thông tin đã ban hành kế hoạch thực hiện.

Quy hoạch nêu ra hai bước thực hiện: Cuối 2019, quy hoạch xong các cơ quan báo chí thuộc các hội; năm 2020, thực hiện xong quy hoạch báo chí của các bộ, ngành địa phương. Nhân dịp này, Bộ trưởng cũng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo để thực hiện tốt quy hoạch này.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

 Gửi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật

Tin đọc nhiều

Ngày Chuyển đổi số 2020 - Đổi mới phương thức vận hành xã hội

Ngày Chuyển đổi số 2020 - Đổi mới phương thức vận hành xã hội

Ngành TT&TT tiếp tục lĩnh hội sứ mệnh tiên phong trong giai đoạn mới

Ngành TT&TT tiếp tục lĩnh hội sứ mệnh tiên phong trong giai đoạn mới

Cường quốc an ninh mạng và niềm tin số Việt Nam

Cường quốc an ninh mạng và niềm tin số Việt Nam

Bí thư Vương Đình Huệ: Hà Nội sẽ đi bằng hai chân để phát triển đồng đều

Bí thư Vương Đình Huệ: Hà Nội sẽ đi bằng hai chân để phát triển đồng đều

Việt Nam “gặt hái” được gì từ thỏa thuận thương mại với EU

Việt Nam “gặt hái” được gì từ thỏa thuận thương mại với EU

Huawei bất ngờ có mặt trong top 10 các công ty sáng tạo nhất thế giới năm 2020

Huawei bất ngờ có mặt trong top 10 các công ty sáng tạo nhất thế giới năm 2020

Chân dung tân Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đỗ Văn Phớn

Chân dung tân Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đỗ Văn Phớn

Trao giấy phép 18 tạp chí theo quy hoạch báo chí

Trao giấy phép 18 tạp chí theo quy hoạch báo chí

Tân Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà vừa mới được bầu là ai?

Tân Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà vừa mới được bầu là ai?

EVN phấn đấu đến năm 2025 dịch vụ khách hàng điện đạt nhóm ASEAN 3

EVN phấn đấu đến năm 2025 dịch vụ khách hàng điện đạt nhóm ASEAN 3

Video xem nhiều

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Khởi động nền tảng SMEdx hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

IoT với các số ứng dụng và tiềm năng phát triển

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Việt Nam thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Việt nam

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Chiến Lược Chuyển Đổi Số 2025
 23-10-2024
VinaPhone miễn phí hoàn toàn Data Roaming cho cổ động viên Việt Nam sang Philippines
 23-10-2024
Lào muốn học kinh nghiệm tổ chức của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Việt Nam
 07-12-2019
Điểm mới trong các quy định của dịch vụ Gia công đã có hiệu lực kể từ ngày 5 tháng 5 năm 2019
 07-12-2019
Điều Kiện Vay Vốn Nước Ngoài Của Doanh Nghiệp Nước Ngoài Kinh Doanh Tại Việt Na
 07-12-2019
Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT
 23-10-2024