Kỹ thuật chụp ảnh bằng điện thoại đẹp như máy ảnh chuyên nghiệp

Phạm Anh
25/10/2019 22:16
NIICS

Ngày nay, việc sở hữu một chiếc smartphone với trang bị camera ngày càng được cải tiến. Do đó việc chụp ảnh thực hiện mọi lúc mọi nơi, xong để có những bức ảnh đẹp không phải ai cũng có thể làm được. Hãy thử làm theo những cách dưới đây, chắc chắn bạn sẽ có những bức ảnh đẹp với kỹ thuật mượt mà như chụp bằng máy ảnh chuyên nghiệp.

1. Chọn khoảng cách gần đối tượng 

Việc sử dụng zoom kĩ thuật số sẽ giúp tiếp cận được những thứ ở xa rõ hơn. Nhưng với điện thoại di động tốt hơn là nên lại cận cảnh thay vì sử dụng chế độ này vì độ phân giải của tấm ảnh chụp bằng điện thoại di động không cao như máy chụp hình thông thường. Đặc biệt là khi chụp hình chân dung, hãy tiến lại gần đến mức có thể để những chi tiết cá nhân độc đáo nhất được thể hiện một cách rõ nhất. Tuy nhiên không nên lại quá gần, vì sẽ không lấy được hậu cảnh của đối tượng.

2. Lấy sáng cho đối tượng muốn chụp

Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp, nhất là với các bức ảnh chụp từ điện thoại di động. Bạn không chỉ quan tâm tới chất lượng ánh sáng mà bạn còn phải để ý xem bố cục ánh sáng như thế nào để có bức hình phù hợp. Vẻ đẹp của 1 tấm ảnh từ điện thoại di động chính là sự đơn giản, điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần chọn ánh sáng phù hợp cho khung cảnh bạn muốn chụp.

Đặc biệt với những chiếc điện thoại có độ phân giải thấp cần chú ý đến góc cạnh và độ mạnh của ánh sáng nhất là khi đang ở ngoài trời. Với những điện thoại có độ phân giải lớn hơn, nên chọn những chế độ thích hợp với mỗi loại ánh sáng khác nhau như hoàng hôn, bóng râm, đèn trong nhà và ngoài trời, hay chụp ảnh qua cửa sổ từ 1 chiếc xe đang chạy trên đường…

3. Giữ điện thoại không bị rung

Ống kính của điện thoại chụp ảnh rất nhỏ nên rất nhạy cảm với những động tác rung tay. Khi nhấn nút chụp, điện thoại sẽ bị rung chút ít khiến cho tấm hình mờ đi. Hãy cố giữ vững điện thoại càng ổn định càng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện ánh sáng yếu vì lúc này tốc độ chớp sáng của máy ảnh sẽ cao hơn (yếu tố gây ra hiện tượng nhòe ảnh). Nếu được, hãy đặt điện thoại hoặc tì tay lên một vật cố định (như cái cây, bức tường) khi chụp ảnh.

Ngoài ra cần lưu ý là các loại điện thoại máy ảnh thường có một khoảng chờ nhất định, khoảng 1 giây hoặc lâu hơn, từ khi bạn bấm nút chụp đến khi bức ảnh thực sự được chụp. Vì vậy bạn vẫn phải giữ điện thoại một lúc cho đến khi chắc chắn là ảnh đã được chụp.

4. Bố cục ảnh một phần ba

Chủ thể nằm chính giữa khung hình thường lôi cuốn sự chú ý nhưng làm cho bức hình thiếu chiều sâu. Do đó, muốn bức ảnh có sức cuốn hút bạn phải dịch chuyển chủ thể sang bên một cách h tế. Khung hình được chia làm 9 phần đều nhau bởi 2 đường ngang và 2 cột dọc. Sau đó đặt chủ thể hoặc điểm cần nhấn vào một trong 4 giao điểm của các đường này, cách đó sẽ dễ dàng hướng ánh mắt người xem vào chủ đề và tạo một bố cục cân đối hơn.

Ngoài ra các bạn nên tham khảo thêm 1 số nguyên tắc sau : + Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.+ Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.+ Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.+ Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.

5. Dùng toàn bộ khung hình 

Kỹ thuật cơ bản nhất của nhiếp ảnh là dùng toàn bộ khung hình để chụp. Khá nhiều người tập trung vào một đối tượng cụ thể mà quên phần còn lại của khung cảnh. Đôi khi, chính sự hòa hợp hay tương phản giữa đối tượng với khung cảnh mới tạo nên sự đặc sắc cho bức ảnh.

6. Luôn nhìn đối tượng bằng mắt thật 

Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Khi chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang với mắt của người đó, để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ. Đặc biệt, khi chụp trẻ con, nhớ khum người xuống cho ngang ngang với chiều cao của trẻ. Không nhất thiết phải bắt đối tượng nhìn chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng.

7. Tắt âm thanh 

Hầu hết điện thoại chụp hình đều có chế độ âm thanh cài đặt sẵn khi chụp. Bạn nên tắt tiếng  hiệu nếu muốn có được những tấm ảnh tự nhiên và sinh động nhất.

8. Luôn giữ ống kính sạch sẽ 

Không có gì ngạc nhiên khi ống kính trên điện thoại di động có những dấu tay hay bụi bẩn bám vào khi bạn hay ai khác cầm và sử dụng nó. Hãy chắc rằng ống kính của bạn sẽ được lau sạch sẽ trước khi bấm máy. Đồng thời hãy đảm bảo nắp chặt ống kính khi không sử dụng (nếu bạn thực sự đam mê chụp hình bằng dtdd hãy mua loại có nắp bảo vệ ống kính).

9. Học cách dùng các phần mềm chỉnh sửa 

Mặc dù hiện nay có nhiều điện thoại có chức năng chỉnh sửa ảnh và tiện lợi như camera 360 độ, thì bạn nên chờ và sửa những bức ảnh đó trên máy tính thì sẽ có kết quả tốt hơn. Việc này sẽ giúp bạn thực hành được nhiều trong việc chỉnh sửa lại bức ảnh. Nên nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để có một tấm ảnh ưng ý, vì vậy các phần mềm chỉnh sửa là biện pháp hữu hiệu.

10. Tạo thói quen đặt tên cho ảnh và lưu giữ chúng

Một vấn đề gặp phải với rất nhiều người là sự gia tăng ngày càng nhiều những bức ảnh được lưu trong điện thoại. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ rối lên với hàng trăm bức ảnh và không biết giữ hay bỏ bức ảnh nào. Cách tốt nhất là sau khi chụp ảnh, bạn hãy đặt lại tên hoặc ghi một vài chú thích cho bức ảnh đó để tiện việc quản lý sau này. Đồng thời, hãy lưu giữ chúng thành các chủ đề cho dễ quản lý. Ngoài ra, các bạn nên cất giữ ảnh vào máy tính để giải phóng thẻ nhớ vào các bức hình mới. 

11. Đừng xóa những tấm ảnh chụp hỏng 

Lưu ý là màn hình điện thoại của bạn rất nhỏ, và đôi khi bạn sẽ không xem được bức ảnh mình chụp ở chất lượng tốt nhất. Vì thế, nếu dung lượng bộ nhớ của điện thoại không quá hạn hẹp thì bạn hãy cứ giữ lại những bức ảnh mà bạn cho là chụp lỗi. Khi đưa nó lên máy tính, có thể bạn sẽ nghĩ khác.

12. Chia sẻ ảnh 

Một tấm ảnh không được ai chiêm ngưỡng đồng nghĩa với việc bạn không tạo ra nó. Nếu bạn có thể chia sẻ những tấm ảnh từ điện thoại của bạn thì tốt hơn việc cất chúng trong thẻ nhớ. Ngoài ra, việc chia sẻ còn giúp bạn nhận được vô số những lời đóng góp bổ ích mà không dễ gì bạn có được. 

 Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Một số vấn đề về IoT

Một số vấn đề về IoT

Reno5 5G ra mắt tại Việt Nam - Quyết tâm của OPPO khai thác thị trường tiềm năng

Reno5 5G ra mắt tại Việt Nam - Quyết tâm của OPPO khai thác thị trường tiềm năng

Trải nghiệm điện thoại gập Pixel Fold của Google theo xu thế mới

Trải nghiệm điện thoại gập Pixel Fold của Google theo xu thế mới

Hé lộ về camera AI sẽ được áp dụng trên Bphone thế hệ mới nhất sắp ra mắt

Hé lộ về camera AI sẽ được áp dụng trên Bphone thế hệ mới nhất sắp ra mắt

Huawei tăng tốc phát triển hệ sinh thái HMS

Huawei tăng tốc phát triển hệ sinh thái HMS

Màn "so găng" camera iPhone 12 và Galaxy S21: Cán cân nghiêng về bên nào ?

Màn "so găng" camera iPhone 12 và Galaxy S21: Cán cân nghiêng về bên nào ?

Huawei tung smartphone cao cấp bất chấp thị trường đang gặp nhiều khó khăn

Huawei tung smartphone cao cấp bất chấp thị trường đang gặp nhiều khó khăn

Những chiếc Vinsmart đầu tiên đã được nhà mạng hàng đầu nước Mỹ AT&T đưa đến tay người tiêu dùng

Những chiếc Vinsmart đầu tiên đã được nhà mạng hàng đầu nước Mỹ AT&T đưa đến tay người tiêu dùng

Android 12 có đáng để người hâm mộ mong chờ?

Android 12 có đáng để người hâm mộ mong chờ?

Điện thoại Samsung Galaxy Note 21 FE với concept mới - Bút S-Pen

Điện thoại Samsung Galaxy Note 21 FE với concept mới - Bút S-Pen

Hé lộ thông tin về Samsung Galaxy Tab S7 Lite và Galaxy Tab A7 Lite sắp ra mắt

Hé lộ thông tin về Samsung Galaxy Tab S7 Lite và Galaxy Tab A7 Lite sắp ra mắt

Samsung Galaxy Tab S7 nâng cao trải nghiệm với bút S pen

Samsung Galaxy Tab S7 nâng cao trải nghiệm với bút S pen

Tin mới cập nhật

Chiến lược phát triển của lĩnh vực Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025

Chiến lược phát triển của lĩnh vực Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025

Xây dựng và cập nhật phương pháp, tiêu chí đo lường kỹ năng số, khoảng cách số năm 2022

Xây dựng và cập nhật phương pháp, tiêu chí đo lường kỹ năng số, khoảng cách số năm 2022

Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Hội nghị tổng kết tình hình triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP; kết quả và bài học kinh nghiệm

Hội nghị tổng kết tình hình triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP; kết quả và bài học kinh nghiệm

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Báo cáo chuyên đề tháng 07/2022: Cuộc sống số thời chiến ở Liên bang Nga, U-crai-na và gợi suy cho Việt Nam

Báo cáo chuyên đề tháng 07/2022: Cuộc sống số thời chiến ở Liên bang Nga, U-crai-na và gợi suy cho Việt Nam

Quyết định số 2289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030

Quyết định số 2289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030

Chiến lược phát triển lĩnh vực báo chí giai đoạn 2021- 2025

Chiến lược phát triển lĩnh vực báo chí giai đoạn 2021- 2025

Tin đọc nhiều

Một số vấn đề về IoT

Một số vấn đề về IoT

Trải nghiệm điện thoại gập Pixel Fold của Google theo xu thế mới

Trải nghiệm điện thoại gập Pixel Fold của Google theo xu thế mới

Màn "so găng" camera iPhone 12 và Galaxy S21: Cán cân nghiêng về bên nào ?

Màn "so găng" camera iPhone 12 và Galaxy S21: Cán cân nghiêng về bên nào ?

OPPO - Find X3 Pro đối đầu với Galaxy S21 và iPhone 12 Pro bằng tính năng gì?

OPPO - Find X3 Pro đối đầu với Galaxy S21 và iPhone 12 Pro bằng tính năng gì?

Lần đầu tiên sau 9 năm Samsung không đạt mốc xuất xưởng điện thoại

Lần đầu tiên sau 9 năm Samsung không đạt mốc xuất xưởng điện thoại

Vì sao tốc độ 5G trên iPhone 12 chậm hơn 4G

Vì sao tốc độ 5G trên iPhone 12 chậm hơn 4G

Galaxy Note20 - Smartphone được Samsung kỳ vọng tạo đà phát triển vượt qua đại dịch

Galaxy Note20 - Smartphone được Samsung kỳ vọng tạo đà phát triển vượt qua đại dịch

Bộ ba sản phẩm: Realme Q2, Q2 Pro và Q2i , hỗ trợ 5G, giá từ 3.4 triệu đồng

Bộ ba sản phẩm: Realme Q2, Q2 Pro và Q2i , hỗ trợ 5G, giá từ 3.4 triệu đồng

Nhóm "unover" có thể bẻ khoá mọi phiên bản iOS trên iPhone

Nhóm "unover" có thể bẻ khoá mọi phiên bản iOS trên iPhone

HMD Global hồi sinh chiếc điện thoại chơi nhạc Nokia 5310

HMD Global hồi sinh chiếc điện thoại chơi nhạc Nokia 5310

Video xem nhiều

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Hướng dẫn cấu hình phần mềm ký số vSignPDF 3.1.7

Hướng dẫn cấu hình phần mềm ký số vSignPDF 3.1.7

iPhone SE 2020 cuối cùng cũng đã mở bán để phục vụ tín đồ cuồng "Táo"

iPhone SE 2020 cuối cùng cũng đã mở bán để phục vụ tín đồ cuồng "Táo"

Suzuki Ciaz 2020 ra mắt tại Thái Lan, người Việt "đỏ mắt" đón chờ

Suzuki Ciaz 2020 ra mắt tại Thái Lan, người Việt "đỏ mắt" đón chờ

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Subaru Eyesight con mắt "Nhị Lang thần" phòng ngừa va chạm an toàn cho mỗi chuyến đi

Subaru Eyesight con mắt "Nhị Lang thần" phòng ngừa va chạm an toàn cho mỗi chuyến đi

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Cô bé 14 tuổi tìm ra giải pháp mới xóa điểm mù trên xe hơi

Cô bé 14 tuổi tìm ra giải pháp mới xóa điểm mù trên xe hơi

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Gia sư Trí Tuệ Nhân Tạo, giúp bạn thành thạo tiếng Anh!

Gia sư Trí Tuệ Nhân Tạo, giúp bạn thành thạo tiếng Anh!

Vết thương hở mau lành nhờ chiếu tia lạnh Plasma

Vết thương hở mau lành nhờ chiếu tia lạnh Plasma

Cyber-Shot RX100 VII: Siêu phẩm mới gia nhập gia đình Sony

Cyber-Shot RX100 VII: Siêu phẩm mới gia nhập gia đình Sony

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Hội thảo góp ý dự thảo phát triển công nghiệp ICT, hướng tới CMCN lần thứ tư
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019
PVOIL Cup 2019 chính thức khởi tranh - Vượt lên thử thách
28/09/2019
Kinh nghiệm quá hữu ích. Cần phổ biến ngay cho các cháu nhỏ.
Một con người dùng cả một cuộc đời cho tình yêu thiên nhiên . Ông đã đóng góp cống hiến cho nghành thực vật học nước nhà bảo tồn phát triển những loài lan quí hiếm . Xin chúc ngài có một sinh nhật ngài ấm áp hạnh phúc bên người thân . Mong xã hội và trên toàn thế giới có nhiều người tâm huyết như ông . Xin chúc cho tình cảm hữu nghị giữa hai đất nước TL & VN luôn bền chặt và thắm thiết . VN luôn yêu quí các bạn !
Nhu cầu tuyển dụng tăng gấp đột biến 4 lần trong một thời gian ngắn điều đó phản ánh tỉ lệ thất nghiệp trong những tháng đầu năm là 3/4 do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 đây là một điều đáng buồn, rồi các cử nhân, kỹ sư sẽ đi đâu về đâu trong giai đoạn bất ổn này. Để cân bằng lại có thể mất một thời gian dài.