CMCN 4.0: Vai trò của doanh nghiệp trong cuộc CMCN lần thứ tư (phần 3)

Phạm Anh
08/03/2020 10:27
NIICS

Dự báo rằng CMCN 4.0 sẽ tác động sâu sắc, to lớn và nhiều mặt không chỉ về kinh tế, xã hội và môi trường mà còn cả lên cách sống và phương thức sống của người dân, thậm chí là tác động lên cả Chính phủ các nước, lên an ninh, chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới; đến địa vị của các nước, các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các doanh nghiệp... có thể làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

4. Dự báo một số tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Dự báo rằng CMCN 4.0 sẽ tác động sâu sắc, to lớn và nhiều mặt không chỉ về kinh tế, xã hội và môi trường mà còn cả lên cách sống và phương thức sống của người dân, thậm chí là tác động lên cả Chính phủ các nước, lên an ninh, chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới; đến địa vị của các nước, các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các doanh nghiệp... có thể làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

4.1. Tác động đối với nền kinh tế và doanh nghiệp

(1) Cuộc CMCN 4.0 thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ chuyển sang nền kinh tế tri thức, sang xã hội “thông minh”.

Các thành tựu mới của KH&CN được ứng dụng, hội tụ để tối ưu hóa quá trình sản xuất, quản lí, tiêu dùng như hạ tầng thông minh, xây dựng thông minh, dây chuyền thông minh, sản phẩm thông minh, quản trị thông minh…. Sản xuất đang dịch chuyển dần từ các nước/vùng có nhiều lao động kĩ năng phổ thông và tài nguyên sang những nước/vùng có nhiều lao động chuyên môn cao và gần thị trường tiêu thụ. Các nước đang tìm cách chuyển sang phương thức tăng trưởng dựa vào sáng tạo và đổi mới công nghệ.

Các ngành công nghiệp sáng tạo đã tăng trưởng nhanh hơn các ngành sản xuất và dịch vụ truyền thống. Phương thức tiêu dùng thay đổi theo hướng bền vững hơn, tiết kiệm hơn và nhân văn hơn đã thôi thúc tăng trưởng kinh tế sáng tạo. Ước tính ngành công nghiệp sáng tạo tại Mỹ đã đóng góp tới 6,4% GDP và là một ngành xuất khẩu hàng đầu[1]. Ở Châu Âu, công nghiệp sáng tạo chiếm 6,8% GDP và 6,5% lực lượng lao động; trong đó ở Anh là 9% GDP và lực lượng lao động, ở Đức là 6,1% GDP và 7% lao động[2]… Để có được kết quả đó, nhiều nước đầu tư cao cho KH&CN như Phần Lan (3,84% GDP), Hàn Quốc (3,74% GDP), Thụy Điển (3,38% GDP), Nhật Bản (3,26% GDP)[3].

(2) Sự giao thoa và hội tụ các lĩnh vực công nghệ cao đã xóa mờ dần ranh giới giữa các khâu/công đoạn, quy trình sản xuất, đặc biệt là các khâu thiết kế, gia công, lắp ráp và chế tạo ra sản phẩm.

Trong phương thức sản xuất truyền thống, nhà máy được chuyển đến những nơi có chi phí lao động thấp để lắp ráp các linh kiện, chi tiết, còn trong CMCN 4.0, chi phí nhân công các khâu/công đoạn gia công, lắp ráp ngày càng ít quan trọng, dần dần được thay thế hoàn toàn bằng người máy - người máy thông minh hơn và chi phí thấp hơn. Giá bình quân một người máy hiện nay chỉ bằng một nửa so với năm 1990 nhưng có tốc độ và độ tin cậy lớn hơn nhiều. Ví dụ, một người máy có giá 20.000 USD hiện nay có thể lắp ráp 30.000 chiếc Iphone/năm, như vậy giả định một người máy hết khấu hao trong một năm thì chi phí lắp ráp một chiếc Iphone chỉ khoảng 66 cent[4]. Một chi phí thấp đến mức khó có một lao động đơn giản nào có thể cạnh tranh được.

Dựa vào công nghệ người máy thông minh, in 3D và IoT thì các dây chuyền sản xuất trước đây được đặt ở các nước có lao động chi phí thấp, đang và sẽ chuyển dần về các nước công nghiệp phát triển; đưa sản xuất về gần với khách hàng để có thể phản ứng nhanh hơn với thay đổi nhu cầu.

(3) Sản xuất đạt ở một trình độ rất cao, tối ưu hóa cao và rất hoàn thiện đã làm cho lợi ích kinh tế ngày càng trở nên rõ ràng hơn

Theo khảo sát của PwC (Công ti Price Water House Coopers - công ti kiểm toán hàng đầu thế giới), 85% công ti Hoa Kỳ và một số nước công nghiệp phát triển kỳ vọng vào năm 2020 sẽ thực hiện công nghệ Công nghiệp 4.0 ở tất cả các khâu quan trọng[5]. Sản xuất máy tính, hợp kim và máy móc hiện đang chiếm 10 – 30% giá trị hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc có thể được sản xuất hoàn toàn ở Mỹ vào năm 2020, làm sản lượng kinh tế Mỹ tăng thêm 20-55 tỉ USD/năm.

Công nghệ in 3D có thể tạo ra những sản phẩm mà các phương thức sản xuất hiện nay không làm được, cho phép sử dụng nhiều loại nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm theo phương thức mà trước đây chỉ áp dụng được nguyên liệu nhựa, giúp giảm phế phẩm, tiết kiệm chi phí, từ đó giảm chất thải và khí thải ra môi trường.

Cuộc CMCN 4.0 có tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả, mọi người đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn. Ví dụ, những điện thoại thông minh, với mức giá chỉ 10 USD đã có mặt ở Châu Phi và Châu Á. Dự báo đến năm 2020, 70% nhân loại sẽ sở hữu điện thoại thông minh, những chiếc điện thoại để vừa trong túi quần lại có tốc độ xử lí tương đương với các máy siêu tính lớn vài thập niên trước.

(4) Cuộc CMCN 4.0 cũng tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu.

Nhờ những đột phá về công nghệ trong lĩnh vực năng lượng vật liệu, IoT, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D v.v… đã giúp giảm mạnh áp lực chi phí đẩy đến lạm phát toàn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới hiệu quả, thông minh và sử dụng nguồn lực tiết kiệm hơn. Dự báo mức giao hàng có thể tăng đến 400.000 robot/năm đến năm 2018; trong thập kỷ tới, mức tiết kiệm bình quân thế giới của giá robot so với mức nhân công sẽ ở mức 10% nhờ vào chi phí sản xuất rẻ hơn của các nhà sản xuất máy móc; ngành công nghệ in 3D trị giá 21 tỷ USD vào năm 2020.

Trong dài hạn cuộc CMCN 4.0 sẽ tác động rất tích cực vào sản xuất. Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn.

(5) Tác động đến doanh nghiệp

Dưới tác động của CMCN 4.0 sẽ có những ngành tăng trưởng mạnh và có những ngành sẽ phải thu hẹp đáng kể. Trong từng ngành, kể cả các ngành tăng trưởng thì sự tác động cũng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp; với sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh của nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và sự thu hẹp, kể cả đào thải của các doanh nghiệp lạc nhịp về công nghệ. Cuộc CMCN 4.0 đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Một số tập đoàn lớn vang bóng một thời và thống lĩnh thị trường trong một giai đoạn dài đang bị các doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ trong lĩnh vực công nghệ gần đây vượt mặt. Theo đó, sức mạnh của các doanh nghiệp sẽ thay đổi. Ví dụ:

(1) Trong lĩnh vực CNTT, các công ti như Google, Facebook v.v… đang tăng trưởng nhanh, trong khi các công ti tiếng tăm khác như IBM, Microsort, Cisco, Intel hay các tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản đang phải trải qua một quá trình tái cơ cấu đầy khó khăn. Sự sụp đổ của các “ông lớn” như Nokia, Kodak cho thấy nguy cơ mà các công ti phải đối mặt trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thời đại của cuộc CMCN 4.0.

(2) Trong lĩnh vực chế tạo, các công ti sản xuất ô tô truyền thống đang chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt từ các công ti mới nổi lên nhờ cách tiếp cận mới như Tesla đang đẩy mạnh sản xuất ô tô hiện đại và tự lái, cũng như Google và Uber. (Uber là công ti dịch vụ vận tải và taxi nhưng không có, không quản lí trực tiếp một chiếc ô tô nào, chỉ dựa vào CNTT, vì thế công ti này có hàng chục triệu ô tô khắp trên thế giới).

(3) Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, quá trình tái cơ cấu đang diễn ra trên diện rộng ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu nhân viên do ứng dụng ngân hàng trực tuyến di động và sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp khởi nghiệp từ Silicon Valley cung cấp các dịch vụ tài chính rẻ hơn nhiều cho khách hàng nhờ ứng dụng ĐTĐM. Ngành bảo hiểm cũng đang chịu sức ép tái cơ cấu do việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và sẽ sụt giảm nhu cầu bảo hiểm xe cộ khi xe tự lái trở nên phổ biến trên thị trường.

(4) Cuộc cạnh tranh toàn cầu càng khốc liệt với sự nhập cuộc của nhiều công ti đa quốc gia siêu nhỏ, những công ti khởi nghiệp bắt đầu chỉ 3-5 nhân viên nhưng đã có bạn hàng khắp trên thế giới đang trở thành một xu hướng rõ nét nhờ hạ tầng thông tin Internet cho hiện thực và thương mại hóa một ý tưởng mới trên toàn cầu một cách nhanh chóng do chi phí giao dịch giảm mạnh, giúp giảm chi phí và qui mô nhập cuộc.

(5) Vị thế của một công ti, một tập đoàn không hoàn toàn phụ thuộc vào bề dày của công ti, số lượng nhân công, số vốn đầu tư ban đầu… Mười (10) doanh nghiệp lớn nhất hiện nay có doanh nghiệp thu hàng tỷ USD, tài sản hàng chục tỷ USD nhưng mới chỉ thành lập rất gần đây.

Cuộc CMCN 4.0 có bốn tác động chính đối với doanh nghiệp:

1) Kỳ vọng của khách hàng;

2) Nâng cao chất lượng sản phẩm;

3) Đổi mới hợp tác;

4) Các hình thức tổ chức.

Dù người tiêu dùng hay doanh nghiệp, thì khách hàng ngày càng trở thành trung tâm của nền kinh tế, tất cả đều nhằm làm thế nào cải thiện cách thức phục vụ khách hàng.

Sự đổi mới không ngừng và liên tục từ số hóa đơn giản (CMCN lần thứ 3) sang đổi mới dựa trên sự kết hợp, sự tích hợp của các công nghệ cao (CMCN 4.0) đang buộc các doanh nghiệp, phải xem xét lại cách thức, sự lãnh đạo kinh doanh và điều hành cấp cao của chính doanh nghiệp.

Trong tương lai không xa, sản phẩm, con người và máy móc sẽ hoàn toàn có thể giao tiếp với nhau như trên mạng xã hội. Để duy trì tính cạnh tranh, các nhà máy sẽ phải cung cấp các thiết kế tùy chỉnh và có khả năng thay đổi sản phẩm nhanh chóng; sử dụng các công nghệ mới để số hóa toàn bộ qui trình, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường; hợp nhất mạng lưới sản xuất dùng giải pháp quản lí vòng đời sản phẩm để nhân viên có thể làm việc thông qua mạng; dùng robot bán tự động làm việc bên cạnh con người để tăng năng suất và vẫn đảm bảo chất lượng; phân tích dữ liệu thu thập được về khách hàng để cung cấp các dịch vụ kĩ thuật mới.

Một đặc điểm mới của Cuộc CMCN 4.0 là số vốn đầu tư ban đầu có thể không lớn, thời gian ngắn nhưng lợi nhuận thu về cao, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ví dụ, 1) Trường hợp của WhatsApp, khởi đầu với nhóm nhỏ nhà đầu tư, vốn bỏ ra nhỏ nhưng đến nay được định giá rất lớn, tháng 02/2014, Facebook đã đồng ý chi 22 tỷ USD cho công ti có 55 nhân viên này. Trong khi đó, hãng hàng không Hoa Kỳ United Continental có giá thị trường cũng chỉ là 22 tỷ USD tính đến tháng 12/2015, nhưng có tới 82.300 nhân viên. Giá trị doanh nghiệp lên đến 400 triệu USD cho mỗi nhân viên như ở WhatsApp là ví dụ về khả năng thu lời lớn từ các mô hình kinh doanh vốn thấp trong tương lai; 2) Airbnb và Uber, với ứng dụng rộng rãi của IoT cho phép các công ti này tiếp cận tốt hơn với từng đơn vị, từ đó có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả của họ trong thời gian thực. Chẳng bao lâu nữa, hầu như tất cả công ti sản xuất trên thế giới đều sẽ chịu ảnh hưởng của CMCN 4.0. Chiến lược và cách thức hoạt động của họ sẽ phải thay đổi.

Tác động đến an ninh doanh nghiệp

Về phía cung, sự ra đời của các công nghệ mới tạo ra những phương thức hoàn toàn mới đáp ứng các nhu cầu hiện tại và phá vỡ đáng kể các chuỗi giá trị công nghiệp hiện có. Sự phá hủy cũng xuất hiện từ những đối thủ cạnh tranh sáng tạo, nhanh nhạy, những người nhờ tiếp cận với các nền tảng kĩ thuật số toàn cầu cho nghiên cứu, triển khai, tiếp thị, bán hàng và phân phối, có thể lật đổ những người đương nhiệm nhanh hơn bằng cách cải thiện chất lượng, tốc độ, hay giá cả đối với giá trị cung cấp.

Về phía cầu, những thay đổi lớn như minh bạch ngày càng tăng, sự tham gia của người tiêu dùng, các hình mẫu mới về hành vi của người tiêu dùng buộc các công ti thích nghi với cách họ thiết kế, tiếp thị và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ.

Sự phát triển của các công nghệ nền tảng cho phép kết hợp cả cung và cầu để phá vỡ cấu trúc ngành công nghiệp hiện có. Những nền tảng công nghệ, dễ dàng sử dụng với các điện thoại thông minh, tập hợp con người, tài sản, và dữ liệu - do đó tạo ra những cách thức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới trong quá trình này. Chúng hạ thấp các rào cản đối với các doanh nghiệp và cá nhân để tạo ra sự giàu có, làm thay đổi môi trường cá nhân và chuyên môn của người lao động.

4.2. Tác động đối với xã hội

Tác động đối với việc làm và phân cực lực lượng lao động

Các cuộc cách mạng công nghệ diễn ra thường thổi bùng những lo ngại về thất nghiệp khi máy móc làm tất cả mọi việc. Tự động hóa cực cao và khả năng siêu kết nối sẽ có tác động lớn đối với lực lượng lao động. Theo đó, một phần lực lượng lao động kĩ năng thấp vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tự động hóa trong cuộc CMCN lần thứ 3, nay có thể bị ảnh hưởng hơn nữa. Sự ra đời của "cobots" - robot hợp tác có khả năng di chuyển và tương tác, sẽ giúp các công việc kĩ năng thấp đạt năng suất nhảy vọt. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng nặng nhất có thể là lực lượng lao động có kĩ năng trung bình, vì sự phát triển của siêu tự động hóa và siêu kết nối, kết hợp với trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đáng kể đến bản chất của các công việc tri thức.

Tự động hóa ban đầu sẽ ảnh hưởng đến công việc văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và các ngành hỗ trợ. Quá trình robot tự động hóa, báo cáo tự động và trợ lý ảo sẽ trở nên phổ biến. Trong ngành bảo hiểm có thể không cần sự can thiệp của con người, hầu hết truy vấn khách hàng được trả lời tự động... Trong tài chính, "robot tư vấn" đã có trên thị trường. Trong ngành tư pháp, máy tính có thể nhanh chóng “đọc” hàng triệu email và cắt giảm chi phí điều tra.

Thất nghiệp gia tăng không chỉ của người nghèo và ở nước nghèo

Hơn 60% các doanh nghiệp tham gia khảo sát của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) ở 5 quốc gia ASEAN: Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam cho biết, đã nhận thức rõ những tác động tích cực từ việc ứng dụng trong các công nghệ hiện đại như robot, kết nối thông minh qua Internet trong việc tăng năng suất lao động, tăng doanh số... Nhưng dự báo sẽ có khoảng 137 triệu lao động, chiếm 56% số lao động làm công ăn lương ở 5 quốc gia trên có thể phải đối diện với nguy cơ mất việc làm do việc áp dụng tự động hóa trong những thập niên tới, đặc biệt trong các ngành có tay nghề thấp như may mặc, giày, dép... đã dấy lên không ít lo lắng, băn khoăn.

Tại một số quốc gia phát triển, việc con người bị thay thế bởi máy móc cũng đã và đang thành hiện thực. Công ti bảo hiểm nhân thọ Fukoku Mutual (Nhật Bản) cho biết việc thay nhân viên của mình bằng hệ thống AI có khả năng tính toán tiền trả bảo hiểm, sẽ tăng hiệu suất làm việc thêm 30% và có thể thu hồi vốn đầu tư chưa đến 2 năm. Theo báo cáo năm 2015 của học viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản), đến năm 2035, gần một nửa số việc làm tại Nhật Bản có thể sẽ do robot đảm nhiệm. Một nhà máy của hãng Adidas ở Đức bắt đầu dùng rô-bôt sản xuất giày vào năm 2017 và chỉ còn thuê 160 công nhân. Với việc sử dụng robot Adidas đặt ra mục tiêu cắt giảm công đoạn sản xuất giày từ 18 giờ xuống còn 5 giờ cũng như tiết kiệm chi phí bảo hiểm tai nạn lao động...

Bất bình đẳng về thu nhập đã có xu hướng tăng nhanh, nổi bật là 1% số người giàu nhất nắm tài sản tương đương với 99% số người còn lại. Nhờ có ý tưởng liên quan đến công nghệ và đổi mới sáng tạo nên đã xuất hiện nhiều tỷ phú đô la chỉ ở độ tuổi trên 20 dưới 30, đó điều rất khác biệt so với các giai đoạn trước đây. Các kĩ năng truyền thống đã từng có vai trò quan trọng trong giai đoạn trước, đang bị người máy thay thế nên có lợi suất giảm mạnh. Nhóm lao động chịu tác động mạnh nhất là nhóm lao động giản đơn, ít có kĩ năng do rất dễ bị thay thế bởi người máy. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng trên toàn cầu. Làm doãng chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa một bên là lao động ít kĩ năng hay có kĩ năng dễ bị người máy thay thế đang chiếm tuyệt đại bộ phận người lao động và bên kia là những người có ý tưởng hay kĩ năng bổ trợ cho quá trình tự động hóa và số hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh.

Theo mô hình “Nhà nước sáng tạo”, “Nhà nước phúc lợi”, có người đề nghị người máy phải đóng thuế thu nhập và đóng bảo hiểm xã hội để dùng tiền đó đào tạo lại và hỗ trợ cho những công nhân bị thay thế. Ý tưởng mới về sàn an ninh xã hội - mọi người đều được cấp một khoản tiền nhất định không phụ thuộc vào việc có đi làm hay không, những manh nha của phương thức phân phối “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”- đang được xem xét ở một số nước tư bản phát triển, như Phần Lan, Hà Lan, Thụy Sỹ và Canada; đã quyết định thử nghiệm việc “cho tiền” người dân hàng tháng bất kể họ có thất nghiệp hay không.

Cuộc CMCN 4.0 cũng sẽ tạo ra nhiều loại hình việc làm mới hơn là những việc làm mất đi.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc CMCN 4.0 cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là những việc làm bị mất; vì nhìn lại lịch sử, cuộc CMCN lần thứ nhất đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (lao động chân tay); trong cuộc CMCN lần thứ 2 - cuộc cách mạng xe hơi của những năm 1890 đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (thay thế xe ngựa thồ hàng); và trong cuộc CMCN lần thứ 3 - cuộc cách mạng silicon của những năm 1960 và 1970 cũng đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (lao động văn thư, hành chính đơn giản). Cuộc CMCN 4.0 này tác động lên việc làm cũng phải nằm trong quy luật đó tức là về lâu dài cũng sẽ tạo nên nhiều việc làm mới, bởi vì:

(1) Tốc độ thay đổi công nghệ nhanh hơn bao giờ hết. Trước đây phải mất 10 năm Thomas Newcomen cải tiến động cơ của mình trước khi công bố với thế giới vào năm 1712 và nó tác động vào các ngành công nghiệp lao động chân tay trong nhiều chục năm sau đó. Ngày nay, việc cải tiến có thể đến trong 10 tháng, 10 tuần và thậm chí chỉ sau 10 ngày. Một điện thoại thông minh sau 2 đến 3 năm đã lỗi thời thậm chí chỉ vài tháng. Do vậy, nhân lực cho KH&CN và các dịch vụ liên quan sẽ gia tăng. Tốc độ thay đổi trong giáo dục cũng gia tăng, ước tính gần 50% kiến thức môn học trong năm đầu tiên của 4 năm học kĩ thuật của một sinh viên sẽ trở nên lỗi thời khi ra trường.

(2) Thời đại của sự bùng nổ với hàng loạt công nghệ mới. Đó là: trí tuệ nhân tạo; dữ liệu lớn; Internet kết nối vạn vật; công nghệ điện toán đám mây; robot trong công nghiệp và gia đình; xe và thiết bị bay không người lái; máy in 3D; thực tế ảo…. Trong thời gian tới, danh sách này có thể sẽ được nới dài và làn sóng công nghệ mới ra đời sẽ tạo ra những làn sóng kinh doanh mới và việc làm mới.

(3) Nhiều người trên khắp thế giới có thể truy cập vào những cơ sở dữ liệu rất lớn, vì vậy những thử nghiệm và đổi mới sáng tạo sẽ không chỉ được thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu, mà có thể ở mọi nơi và cơ hội khởi nghiệp rộng mở; có thể được thực hiện bởi các cá nhân tài năng trong nhà, văn phòng của họ và nhà máy.

(4) Các khoản đầu tư rất lớn, lên tới hàng tỉ USD, đang được thực hiện bởi các công ti để nghiên cứu và phát triển công nghệ. Trong năm 2015, đã có tới 17,8 tỷ USD đã được đầu tư cho khởi nghiệp, năm 2014 mới chỉ là 6,5 tỉ USD. Robot tự động kết nối cùng với trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện lao động chân tay cũng như các công việc có liên quan đến thuật toán và tổ chức nhưng chúng không yêu cầu một mức lương, trợ cấp chăm sóc sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi giữa ca làm việc và không bị bệnh hoặc mắc một số sai lầm trong làm việc.

(5) Cuộc CMCN 4.0 thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội ở nhiều nước. Đang xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp/giai cấp sáng tạo trong lĩnh vực KH&CN, thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, truyền thông, giáo dục, đào tạo, y tế, pháp luật… Nhiều khả năng sẽ không có thất nghiệp trên diện rộng do lao động sẽ chuyển dần từ các ngành công nghiệp mất đi sang các ngành công nghiệp mới.

Xem phần 2 tại đây

(Đón đọc phần 4: Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4)

Nguồn: TSKH. Phan Xuân Dũng

Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,

 Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Theo Tạp chí Điện tử

------------------------------------------------------------

[1]  UNCTAD, 2010

[2]  Tera Consultants, 2014

[3]  Richard Florida, et.al. (2015), “Global Creativity Index 2015”, Martin Prosperity Institute, Đại học Tổng hợp Toronto, Canada, Jul/2015.

[4]  John Lee, Disrupting Asia, Tạp chí The National Interest, tháng 5 – 6/2015, tr.53 - 54

[5]  Strategy & PwC: Industry 4.0 – Opportunities and challenges of the industrial Internet, năm 2015.

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Từ Internet vạn vật đến hệ sinh thái an toàn thông tin

Từ Internet vạn vật đến hệ sinh thái an toàn thông tin

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Thách thức về an toàn bức xạ điện từ khi triển khai

Trạm phát 5G - Chuẩn bức xạ điện từ cũ liệu có còn phù hợp?

Trạm phát 5G - Chuẩn bức xạ điện từ cũ liệu có còn phù hợp?

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Trạm phát 5G - Quy định an toàn phơi nhiễm EMF

Chuyển đổi số quốc gia - Nền tảng cho Kinh tế số thúc đẩy tăng trưởng trởi lại trước thách thức

Chuyển đổi số quốc gia - Nền tảng cho Kinh tế số thúc đẩy tăng trưởng trởi lại trước thách thức

Mục tiêu trọng tâm để nền kinh tế số bứt phá

Mục tiêu trọng tâm để nền kinh tế số bứt phá

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

Viện Chiến lược phải nâng tầm, “tổng chỉ huy” công tác chiến lược của Bộ TT&TT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước dẫn đầu châu Á về tên miền

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Quy hoạch hạ tầng TT&TT sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hội

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi tuyển viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

 Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đón Xuân Giáp Thìn năm 2024

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

THÔNG BÁO: Thời gian và nội dung ôn tập Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông năm 2023

Tin đọc nhiều

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai lệch trên không gian mạng

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Kinh tế số - Nền tảng trọng yếu của quá trình chuyển đổi số

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Thế giới cần những quy tắc hành xử cụ thể để nền tảng mạng xã hội vận hành

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Nền tảng mạng xã hội và kết quả đã được dự báo là những lùm xùm pháp lý về vấn đề tin tức

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số

CMCN 4.0: Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam (phần 1)

CMCN 4.0: Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam (phần 1)

CMCN 4.0: Vai trò của doanh nghiệp trong cuộc CMCN lần thứ tư (phần 1)

CMCN 4.0: Vai trò của doanh nghiệp trong cuộc CMCN lần thứ tư (phần 1)

Kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược phát triển "Đô thị thông minh" ở Việt Nam

Kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược phát triển "Đô thị thông minh" ở Việt Nam

Video xem nhiều

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Toàn cảnh Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin REV-ECIT 2019

Cybertruck ra mắt lỗi vẫn nhận được gần 150.000 đơn đặt hàng

Cybertruck ra mắt lỗi vẫn nhận được gần 150.000 đơn đặt hàng

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

5G - Mạng truyền tải di động tốc độ cao của tương lai

Khám phá công nghệ G-Vectoring Contror trên Mazda 3 mới

Khám phá công nghệ G-Vectoring Contror trên Mazda 3 mới

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Cận cảnh Fujifilm X-Pro3 thiết kế hoài cổ thách thức thời gian

Cận cảnh Fujifilm X-Pro3 thiết kế hoài cổ thách thức thời gian

Những cảnh báo gây tranh cãi về mức bức xạ tần số của các smartphone

Những cảnh báo gây tranh cãi về mức bức xạ tần số của các smartphone

Hé lộ những hình ảnh thiết kế của Galaxy Fold trong sự kiện ra mắt Galaxy Note 10

Hé lộ những hình ảnh thiết kế của Galaxy Fold trong sự kiện ra mắt Galaxy Note 10

Vết thương hở mau lành nhờ chiếu tia lạnh Plasma

Vết thương hở mau lành nhờ chiếu tia lạnh Plasma

"Gã khổng lồ" công nghệ Apple đã chính thức phát hành thẻ tín dụng có tên Apple Card

"Gã khổng lồ" công nghệ Apple đã chính thức phát hành thẻ tín dụng có tên Apple Card

Cyber-Shot RX100 VII: Siêu phẩm mới gia nhập gia đình Sony

Cyber-Shot RX100 VII: Siêu phẩm mới gia nhập gia đình Sony

Kinh tế số và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
15/06/2021
Phương pháp đo lường đô thị thông minh
11/06/2021
Triển vọng 5G và 6G trong tương lai ở Nhật Bản
11/06/2021
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số
08/04/2020
Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G
07/12/2019
REV-ECIT 2019: Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng
07/12/2019
Một con người dùng cả một cuộc đời cho tình yêu thiên nhiên . Ông đã đóng góp cống hiến cho nghành thực vật học nước nhà bảo tồn phát triển những loài lan quí hiếm . Xin chúc ngài có một sinh nhật ngài ấm áp hạnh phúc bên người thân . Mong xã hội và trên toàn thế giới có nhiều người tâm huyết như ông . Xin chúc cho tình cảm hữu nghị giữa hai đất nước TL & VN luôn bền chặt và thắm thiết . VN luôn yêu quí các bạn !