Kinh tế nền tảng số Việt Nam cần gì ở chính sách
Trong cuộc cách mạng công nghệp 4.0 mạnh như vũ bão hiện nay, mô hình quản lý truyền thống của Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ bởi kinh tế nền tảng số nhưng lại không thể liên kết quản lý bắt kịp với mô hình kinh tế mới này.
- Bước đột phá trong phát triển kinh tế thời đại 4.0 ở Việt Nam
- Số hóa tài liệu – Một bước quan trọng trong thực thi Chính phủ điện tử
Chiều ngày 19/12/2019, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức Hội thảo “Tìm kiếm một tầm nhìn chính sách về kinh tế nền tảng số cho Việt Nam” trong bối cảnh nền kinh tế Việt xoay chuyển mãnh liệt bởi nền tảng số hóa công nghệ.
Với sự tham gia của các chuyên gia về kinh tế và công nghệ, hội thảo bàn những hướng đi đúng đắn cho các chính sách kinh tế hiện nay tại Việt Nam dưới góc nhìn của nhà hoạch định chính sách, khi nền kinh tế Việt đang có những bước chuyển biến rõ rệt nhằm thích nghi với sự tác động mạnh mẽ của kinh tế Nền tảng Số.
Hội thảo “Tìm kiếm một tầm nhìn chính sách về kinh tế nền tảng số cho Việt Nam”
Kinh tế Nền tảng Số (Digital Platform Economy) là hoạt động kinh tế và xã hội dựa trên các hạ tầng công nghệ mới và mặc định được hiểu là các hạ tầng kỹ thuật số.
Dù muốn thừa nhận hay không, kinh tế nền tảng số đã xâm nhập và đang thay đổi nhanh chóng diện mạo xã hội Việt Nam khiến đất nước đối diện với những vấn đề từ pháp lý, đạo đức, an toàn an ninh mạng, quyền riêng tư cho tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng. Do đó, giới hoạch định chính sách Việt Nam cần có sự thay đổi trong quan điểm đối với loại hình kinh tế mới này.
Theo T.S Nguyễn Thành Nam (Hiệu Trưởng ĐH trực tuyến FUNiX, Phó chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT): “Sự xâm nhập của kinh tế nền tảng số vừa là thách thức vừa là cơ hội với Việt Nam. Theo tôi, đây chính là cơ hội mà ta có thể đi trước, dẫn đầu với những ý tưởng công nghệ mới trong lúc đất nước nào trên thế giới cũng đang lúng túng như chúng ta. Vì vậy, chính phủ cần mạnh dạn áp dụng chính sách triển khai thực tiễn các ý tưởng khoa học công nghệ mới”.
T.S Nguyễn Thành Nam (Hiệu Trưởng ĐH trực tuyến FUNiX, Phó chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT) thảo luận ý kiến
Ông cũng nêu thêm: “Nền kinh tế Việt cần có tâm thế chủ động đón nhận hệ quả từ sự xâm lăng của nền tảng số. Không nên có suy nghĩ lo được mất khi hoạch định các chính sách về kinh tế. Bởi, đây không phải là lúc đất nước đủ nguồn lực và thời gian cho việc đắn đo thành hay bại”.
Nền kinh tế nước ta đang quản lý theo mô hình kinh doanh truyền thống ống - tức theo chiều dọc và nhấn mạnh sự quản lý của chính phủ trong tất cả các lĩnh vực và nay nó không còn phù hợp nữa.
Sự phát triển khoa học công nghệ đã làm nền kinh tế phát triển theo chiều ngang, nhúng vào trong tất cả các lĩnh vực. Thiết kế chính sách hình ống khồn nối đc nền kinh tế hình ngang dẫn đến bất cập trong chính sách.
Do đó, mô hình quản lý của nhà nước cần thay đổi để thích ứng để phát triển chứ không phải là kiểm soát. Kết quả có thể diễn ra theo cách này hoặc cách khác nhưng ta phải chấp nhận chứ không phủ nhận nó, các mô hình kinh doanh và kinh tế nhà nước cũng phải thay đổi.
PGS.TS Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) cũng đồng quan điểm: “Chính phủ Việt Nam cần phải mạnh dạn hơn trong việc hoạch định và triển khai chính sách mở cửa cho các nền tảng công nghệ mới. Có làm mới biết sai, có sai thì phải sửa. Và các nhà quản lí chính sách đã dám làm thử với vấn đề thuế đầu tiên”
PGS.TS Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách)
Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật Quản lý Thuế sửa đổi: cho phép doanh nghiệp không hiện diện tại Việt Nam được cấp mã số thuế và đóng thuế bình thường. Việt Nam chính là nước đầu tiên tại Đông Nam Á có luật này. Và Chính phủ đang soạn thảo thông tư hướng dẫn tạo mã số thuế cho doanh nghiệp xuyên biên giới không hiện diện ở Việt Nam.
Số hóa công nghệ còn được triển khai trong lĩnh vực Giáo dục và điển hình là cho phép mở Trưởng ĐH trực tuyến FUNiX - nơi mà học sinh sẽ học tập trên nền tảng platform 4.0 mà không cần tới trường lớp.
“Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa mạnh dạn có những đơn đặt hàng nghiên cứu chính sách nhằm có những kế hoạch lâu dài và hiệu của cho nền kinh tế nền tảng số của Việt Nam. Có lẽ bởi nước ta chưa có hệ thống đặt hàng nghiên cứu phù hợp nên các nhà hoạch định chính sách chưa dám đặt hàng” Viện trưởng VEPR cho biết.
Cơ chế quản lý của nhà nước ta luôn được chia 2 giai đoạn: đầu tiên là cần tiếp cận nhẹ nhàng bằng cách im lặng ngồi nhìn nền kinh doanh mới gây xung đột với nền kinh doanh mới, sau đó tạo ra mô hình thí điểm. Theo nhận định của ông Vũ Tú Thanh (Phó giám đốc điều hành khu vực Hội đồng kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN).
“Các nhà hoạch định chính sách nước ta cần có sự suy xét và tính toán tỉ mỉ về nhiều mặt kinh tế, xã hội và luật pháp. Không thể ngay lập tức đưa ra một quyết định mà chưa có đủ cơ sở vững chắc. Do vậy các chính sách cởi mở hơn cho nền kinh tế nền tảng số vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa thể triển khai nhanh chóng được”, ông Vũ Tú Thanh bày tỏ.
Trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế nền tảng số đã phát triển như vũ bão với những tên tuổi ngày càng nhiều thêm như Facebook, Google, AirBnB, Grab, Wechat, Youtube, LinkedIn, Bitcoin, Xbox, Amazon, Alibaba… Kinh tế nền tảng số không những giúp tăng năng suất lao động mà còn thay đổi bản chất nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Do vậy, việc quyết định được cách đi đúng hướng cho chính sách, mô hình quản lý, mô hình kinh tế mới hiện nay rất quan trọng với nền kinh tế Việt Nam và cả thế giới.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận